Nhiều gia đình ở xã Liên Hòa (Lạc Thủy) có thu nhập khá từ mô hình trang trại vườn đồi. Ảnh: Vườn keo của gia đình anh Bùi Thể Thao ở thôn Vỏ đã bước sang năm thứ 4, chuẩn bị cho thu hoạch.

Nhiều gia đình ở xã Liên Hòa (Lạc Thủy) có thu nhập khá từ mô hình trang trại vườn đồi. Ảnh: Vườn keo của gia đình anh Bùi Thể Thao ở thôn Vỏ đã bước sang năm thứ 4, chuẩn bị cho thu hoạch.

(HBĐT) - Đã khá lâu chúng tôi mới có dịp trở lại xã vùng sâu Liên Hòa (Lạc Thủy). Con đường liên xã 438 đi qua địa bàn được rải nhựa êm thuận; trường học, trạm y tế và trụ sở UBND xã được xây mới khang trang. Giờ tan học buổi chiều, cổng trường, các ngõ thôn rộn ràng hẳn lên bởi tiếng trẻ thơ tỏa về những ngôi nhà xây vững chãi thấp thoáng giữa vườn cây ăn quả xanh tươi. Một Liên Hòa nghèo khó, xa xôi ngày nào nay đã gần gũi và thay đổi.

 

“Đã qua rồi cái thời con trâu đi, trước cái cày theo sau, chăm chỉ gieo cấy trồng lúa, ngô mà đói, nghèo cứ bám riết. Năm nào may mắn mưa thuận, gió hoà mới mơ tới năng suất lúa 35 tạ/ha. Câu chuyện đó giờ chỉ còn trong ký ức của các ông, các bác kể cho con, cháu nghe. Nói về Liên Hoà hôm nay phải kể đến sự chuyển biến trong nhận thức của cán bộ, nhân dân trong phát triển kinh tế. Nhiều cách làm, hướng đi đúng đã khai thác hiệu quả tiềm năng nơi mảnh đất vùng sâu với khoảng 70% đồng bào dân tộc Mường sinh sống” - Chủ tịch Hội Nông dân xã Bùi Thể Thao vừa đưa chúng tôi đi vòng quanh các thôn vừa giới thiệu. 

 

Để minh chứng cho những nhận định đó, anh Thao dẫn chúng tôi tới thăm mô hình kinh tế trang trại của gia đình ở xóm Vỏ. Đó là một khu đồi rộng 6 ha trồng keo đã bước vào năm thứ 4 chuẩn bị cho thu hoạch. Bên cạnh đó là khu vực ao rộng khoảng 4.000 m2 nuôi cá và trên 200 con ngan, vịt; khu chuồng nuôi 4 con lợn nái, có thời điểm đàn lợn của gia đình lên đến 50 con. Tận dụng diện tích đồi keo, anh nuôi 40 con dê và đàn gà thả đồi. Ngoài ra, gia đình anh còn làm dịch vụ xay xát, bán hàng tạp hoá. Chỉ tính riêng từ trang trại, gia đình anh cũng thu về trên 100 triệu đồng/năm (đã trừ chi phí đầu tư). Theo anh Thao, trang trại của gia đình anh chưa phải là điển hình mà còn nhiều trang trại khác trong xã có thu nhập cao hơn. Toàn xã hiện có 14 trang trại, nhìn chung hoạt động hiệu quả, trong đó, phần nửa số đó đem lại thu nhập từ 200 - 500 triệu đồng.

 

Ông Bùi Minh Nam, Chủ tịch UBND xã cho biết: Xác định nông - lâm nghiệp là ngành sản xuất chính, xã đã tận dụng sự hỗ trợ của các chương trình, dự án giảm nghèo, phối hợp với Trạm KN-KL, Trung tâm dạy nghề mở các lớp chuyển giao KH-KT, dạy nghề nông cho nông dân. Quản lý, khai thác có hiệu quả các công trình kênh mương, hồ, đập, máy nông nghiệp phục vụ sản xuất. Trong nông nghiệp xác định phải đi bằng cả “hai chân” trồng trọt và chăn nuôi. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, lựa chọn những loại cây, con có giá trị, áp dụng kỹ thuật thâm canh, tăng năng suất, chất lượng cây trồng và giá trị của vật nuôi. Từ đầu năm đến nay, xã đã phối hợp mở được 8 lớp chuyển giao KH-KT. Từ chỗ chỉ cấy giống lúa thuần, nay nhân dân đã chuyển sang cấy giống lúa lai (nhị ưu, tạp giao), năng suất đạt 52,5 tạ/ha; giống ngô mới (NK07), năng suất đạt 50 tạ/ha. Tổng sản lượng lương thực đạt 5.525 tấn, không chỉ đảm bảo an ninh lương thực mà còn hỗ trợ đắc lực cho lĩnh vực chăn nuôi phát triển. Giống cam V2 có chất lượng cao cũng được một số hộ dân đưa vào trồng cho thu nhập vượt trội. Điển hình như gia đình ông Nguyễn Văn Bình ở thôn Đồng Huống, Đinh Xuân Thành ở thôn Liên Hồng trồng cam cho thu nhập từ 200 - 500 triệu đồng. Khai thác tiềm năng rừng, xã đã đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng với trên 90% số hộ tham gia trồng và bảo vệ rừng. Keo vẫn là loại cây chính được nhân dân lựa chọn. Trong chăn nuôi là sự mạnh dạn áp dụng kỹ thuật nuôi ong lấy mật, nuôi dê, gà thả đồi bên cạnh những loại vật nuôi truyền thống là trâu, bò, lợn. Tổng đàn dê của xã hiện có gần 500 con, 510 đàn ong, gần 600 con trâu, bò, 982 con lợn. Từ nuôi ong, gà thả đồi và trồng cam, gia đình ông Đặng Văn Sinh ở thôn Đồng Huống đã trở thành triệu phú, hộ sản xuất giỏi tiêu biểu của huyện. Ngoài ra, nhân dân cũng đã tận dụng diện tích 42 ha mặt nước nuôi thuỷ sản, tạo thành thế vững chắc trong phát triển nông nghiệp. Bên cạnh đó, sản xuất TTCN và dịch vụ có bước phát triển khá với những ngành nghề chủ yếu như sản xuất, chế biến lâm sản, mộc dân dụng... Khai thác có hiệu quả tiềm năng, Liên Hoà đã xoá được hộ đói, giảm hộ nghèo khá bền vững. Riêng 6 tháng đầu năm, thu nhập bình quân đầu người toàn xã đạt 9,1 triệu đồng, tăng 8,3% so với cùng kỳ; tỷ lệ hộ nghèo (tiêu chí mới) giảm còn 28,9%. Mua ti vi, xe máy không còn là chuyện khó đối với người dân.

 

Kinh tế từng bước ổn định, phát triển, các vấn đề y tế, văn hóa, giáo dục được quan tâm. Việc CSSK nhân dân được thực hiện chu đáo; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi chỉ còn 12,5%, thể nhẹ cân 14,2%, tốt nhất trong các xã vùng sâu, xa. Đặc biệt, xã không có trường hợp học sinh bỏ học giữa chừng. Phong trào văn hoá, văn nghệ, thể thao phát triển rộng khắp. Tất cả 4 thôn đều có đội văn nghệ tuyên truyền và thường xuyên tổ chức giao lưu vào các dịp lễ, kỷ niệm. Dẫu còn khó khăn đặc thù của xã vùng sâu nhưng thời gian tới, nếu cải thiện được tình hình cung cấp điện, nâng cao hơn nữa nhận thức, sự chủ động của một bộ phận nhân dân, tin rằng Liên Hoà sẽ có bước phát triển mạnh mẽ hơn.

 

Chia tay xã vùng sâu khi mặt trời đã dần xuống núi, cái se lạnh ngập tràn các ngõ thôn nhưng một cảm giác ấm áp đang lan toả bởi Liên Hoà nghèo khó ngày nào nay đang từng ngày đổi mới.    

 

 

                                                                                         Cẩm Lệ   

 

Các tin khác


Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục