Nhà báo Phạm Quốc Toàn, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam trao quà lưu niệm cho Bộ trưởng Phủự Thủ tướng Thái Lan.

Nhà báo Phạm Quốc Toàn, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam trao quà lưu niệm cho Bộ trưởng Phủự Thủ tướng Thái Lan.

(HBĐT) - Tháng 9/2012, tôi có dịp được tham gia đoàn công tác của Hội Nhà báo Việt Nam sang thăm và làm việc tại Thái Lan - xứ sở Chùa Vàng. Đoàn gồm 10 thành viên là lãnh đạo Hội Nhà báo các địa phương và Văn phòng T.ư Hội Nhà báo do nhà báo Phạm Quốc Toàn, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam làm trưởng đoàn. Chương trình thăm và làm việc hướng tới kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao báo chí giữa Hội Nhà báo Việt Nam và Liên đoàn Báo chí Thái Lan (1993-2013).

 

Cán bộ của Liên đoàn Báo chí Thái Lan đón đoàn ở sân bay quốc tế Suvarnabhumi lúc 11h. Đây là sân bay quốc tế mới được xây dựng từ thời Thủ tướng Thaksin Shinawatra với quy mô hiện đại nhất Đông Nam á thay cho sân bay cũ Donmuang. Từ sân bay về thủ đô Bangkok, đường cao tốc 30 km xe chỉ chạy hết 20 phút. Nhưng đến trung tâm Bangkok thì được hưởng “đặc sản” tắc đường. Theo chương trình thì ăn trưa xong, nhận phòng ở khách sạn rồi nghỉ ngơi, đến 16h, Ban cố vấn Liên đoàn Báo chí Thái Lan sẽ tiếp đoàn tại trụ sở. Thế nhưng một cơn mưa giông ập xuống  làm thay đổi tất cả. Mưa to, gió lớn làm ngập đường, đổ cây tắc đường. Đường ở Thái Lan vốn đã tắc nên càng tắc nghiêm trọng. Phía bạn liên tục gọi điện chỉ đường đi tránh chỗ tắc đường. Nhưng càng tránh càng tắc. Đến 17h30’ vẫn không đến được nơi cần đến. Cuối cùng, phía bạn đành linh hoạt thay đổi phương án là đón luôn tại nhà hàng và mời cơm tối luôn. ông Chavarong Limpattamapanee, Chủ tịch Liên đoàn Báo chí Thái Lan cũng vừa sang thăm Việt Nam về nên rất vui khi gặp lại nhà báo Phạm Quốc Toàn. ông Bandhit Rajavatanadhanin, cựu Chủ tịch Liên đoàn Báo chí Thái Lan đã sang Việt Nam rất nhiều lần và lên thăm Hòa Bình mấy lần, từng giao lưu rượu cần và múa sạp ở bản Lác (Mai Châu) nên khi thấy giới thiệu tôi ở Hòa Bình là bắt tay rất chặt và chuyển lời hỏi thăm nhà báo Bùi ỉnh, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh.         

Sáng hôm sau chương trình là vào Phủ Thủ tướng chào xã giao Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra. Thế nhưng Thủ tướng lại bận đi thị sát vùng miền Bắc Thái Lan bị lũ lụt. Phía bạn bố trí cho đoàn đi thăm chùa Phật Vàng. Đây là ngôi chùa nổi tiếng ở Bangkok nhờ vẻ đẹp độc đáo và lịch sử của nó. Tâm điểm của ngôi chùa là bức tượng Phật ngồi cao 3 mét đúc bằng vàng khối nặng 5,5 tấn. Người địa phương cho rằng, bức tượng lớn nhất thế giới này biểu thị cho sự thịnh vượng và thuần khiết cũng như sức mạnh và quyền năng. Tượng Phật Vàng đã giúp ngôi chùa này trở thành một trong những điểm đến hàng đầu nằm trong lịch trình tham quan Bangkok của du khách.

 

Đầu giờ chiều, cả đoàn lại tất tả lên xe để vào Phủ Thủ tướng Thái Lan. Bà Thủ tướng vẫn chưa về kịp nên ủy quyền cho ông Bộ trưởng Phủ Thủ tướng Niwattumrong Boonsongpaisan tiếp đoàn. Thay mặt Thủ tướng, ông Bộ trưởng đã thân mật trao đổi với đoàn về mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước nói chung, báo chí truyền thông hai nước nói riêng và mối quan hệ trong các nước khối ASEAN.

 

Trong lịch trình một tuần thăm và làm việc được bố trí kín đặc, tranh thủ thời gian tối đa để thăm các tập đoàn truyền thông và báo chí của Thái Lan. Với tôi, ấn tượng nhất là hai buổi thăm và làm việc với Tập đoàn Truyền thông JP Media Advertising và Nhật báo Siangtai Time.

 

Hôm đoàn tới thăm Tập đoàn Truyền thông JP Media Advertising, ông chủ Tập đoàn người có một nửa dòng máu Việt Nam bị ốm không tiếp đoàn được. Con trai ông là Giám đốc tiếp thị của tập đoàn Panida Pakbara thay mặt bố tiếp đoàn Hội Nhà báo Việt Nam. ông giám đốc tiếp thị này sinh năm 1976, ngay từ lúc bắt tay gặp mặt đã tự giới thiệu: “Tôi có bà nội là người Việt Nam”. Mời đoàn vào hội trường, ông dùng máy chiếu để giới thiệu về quy mô hoạt động của Tập đoàn. Trong đó, ông nhấn mạnh khâu khảo sát thị trường, nhu cầu, thị hiếu độc giả để xây dựng kế hoạch phát hành nhật báo. Mục tiêu tất cả vì độc giả cũng tức là vì lợi nhuận và sự sống còn của tờ báo cũng như các loại hình báo chí khác của Tập đoàn. Trao đổi trong khi dẫn đoàn xuống thăm xưởng in báo, ông Giám đốc tiếp thị này kể một ví dụ về việc phát hành báo mà tôi nhớ mãi. Đó là để độc giả mua báo của mình và giữ uy tín của tờ báo thì thông tin phải trung thực, chính xác. Chẳng hạn khi thông tin về giá vàng vốn biến động thất thường thì phải dự đoán chính xác về sự tăng hay giảm giá vàng vào ngày ra báo, giá dự đoán ấy chỉ được sai số 0,1%. Nếu sai, người ta sẽ không mua báo của mình nữa. Và như vậy, bờ vực phá sản ở ngay dưới chân rồi. Muốn làm được như vậy thì phải đặt bài với các chuyên gia phân tích kinh tế giỏi. ở các lĩnh vực khác cũng vậy, muốn có thông tin chính xác đều phải có nội ứng. Để duy trì lượng phát hành hơn 1 triệu bản mỗi ngày, lãnh đạo báo phải nắm rất chắc gu đọc báo của các tầng lớp độc giả khác nhau để điều chỉnh nội dung và hình thức một cách linh hoạt.

 

Tiếp đó là buổi thăm Nhật báo Siangtai Time ở tỉnh Phuket miền nam Thái Lan. ông chủ báo Chaovapong Mekarakul 67 tuổi có bố là người Hoa, mẹ người Thái Lan. ông vốn xuất thân là anh bán báo rong rồi thành thợ sửa đồng hồ. Thế rồi, vì muốn đấu tranh với sự nhiễu nhương và tệ tham nhũng của quan chức chính quyền và cảnh sát địa phương, cộng với sự đam mê nghiệp báo mà ông tự đứng ra thành lập báo riêng. Đó là tờ báo đầu tiên của tỉnh Phuket những năm 60 của thế kỷ trước. Khi ông mở tòa báo, mọi người thân trong gia đình đều phản đối. Lúc đầu chỉ là tờ tin in đen trắng trên khổ giấy A4. Dần dần phát triển thành Nhật báo Siangtai Time như hiện nay. Để sở hữu một tờ nhật báo với số phát hành 30.000 tờ mỗi ngày và hai kênh phát thanh FM, ông đã phải trải qua bao bước thăng trầm. ông không học qua trường lớp báo chí chí nào, vừa làm, vừa tự học, tự rút kinh nghiệm. ông kể, đã qua 4 lần phá sản bị ngân hàng tịch thu nhà. Có những lúc quá khó khăn, ông đã phải bán cả đồng hồ đeo tay để trả lương cho phóng viên và công nhân (cái đồng hồ mạ vàng của Thụy Sỹ bán được 4.000 USD). Giờ đây thì báo của ông phát hành khắp các tỉnh miền nam... Thái Lan, cạnh tranh ngang ngửa với các báo lớn như Bangkok Post, Thairath... Chỉ với 20 người cả phóng viên và công nhân in, Nhật báo Siangtai Time phát hành trung bình 30.000 bản mỗi ngày và còn hai bản tin tiếng Anh và tiếng Hoa tặng không cho khách du lịch, mỗi loại khoảng 1.000 bản/kỳ. Phần tin thế giới thì mua bản quyền từ các hãng lớn như Reuters, AP...

 

Khi làm việc với các tập đoàn truyền thông của Thái Lan, họ đều nói, quan hệ ngoại giao báo chí giữa hai nước đã thiết lập được 20 năm nhưng chưa có sự trao đổi phóng viên đến làm việc tại các báo của mỗi nước để trao đổi thông tin, đặc biệt là quảng bá các sản phẩm kinh tế và du lịch giữa hai nước. Hầu như báo nào của Thái Lan cũng cần có người Việt giỏi tiếng Thái và giỏi nghề báo, am hiểu văn hóa dân tộc cả hai nước làm việc cho báo mà không tìm được người. Có lẽ đây cũng là nội dung cần tiếp tục bàn thảo, trao đổi nhân dịp 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao báo chí giữa Việt Nam và Thái Lan (1993-2013).

        

         Chùa Phật Vàng (Thái Lan) luôn là nơi hấp dẫn du khách quốc tế.

 

Trong thời gian ở thăm Thái Lan, đoàn nhà báo Hội Nhà báo Việt Nam cũng được Liên đoàn báo chí Thái Lan bố trí đi thăm một số doanh nghiệp có đầu tư làm ăn tại Việt Nam như: Tập đoàn Thực phẩm Charoen Phokphand, tập đoàn xi măng SCG... Qua gặp gỡ, trao đổi  có thể thấy mối quan hệ giữa báo chí và doanh nghiệp ở Thái Lan khá khăng khít. Cách tác nghiệp của phóng viên ở họ cũng có những điểm khác với ta. Khi đoàn đến thành phố Pattaya thuộc tỉnh Chonburi, thị trưởng thành phố mời cơm tối. Các phóng viên báo địa phương và phóng viên thường trú báo Thairath đến tác nghiệp quay phim, chụp ảnh. Xong rồi họ gọi bia, đồ nhậu và ngồi ở một bàn riêng phía xa.

 

Một tuần ở xứ Chùa Vàng rồi cũng qua nhanh. Mỗi người trong đoàn đều có những ấn tượng tốt đẹp về chuyến đi. Đặc biệt là người phiên dịch của đoàn, ông Trần Hữu Minh, năm nay đã 75 tuổi mà còn khá nhanh nhẹn và am tường cả ngôn ngữ lẫn văn hóa xứ Chùa Vàng. ông Minh là người có mặt đầu tiên ở Phân xã TTX Việt Nam thường trú tại Thái Lan 20 năm trước và có nhiều bạn, nhiều kỷ niệm với các nhà báo Thái Lan. Những kỷ niệm về bãi biển thơ mộng ở Pattaya, công viên văn hóa Fantasea ở Phuket sẽ được thêm vào hành trang làm báo của các nhà báo Việt Nam khi rời xứ Chùa Vàng.

 

 

                                                                            Hà Đức Nam

 

 

Các tin khác

Dưới lá cờ thân yêu của Tổ quốc.
Lãnh đạo Ban Dân tộc chia vui cùng bà con xóm Đăm, xã Đồng Nghê (Đà Bắc) trong ngày khánh thành đường mới. Ảnh LC.
Toàn cảnh Nhà máy thủy điện Sơn La
Đồn điền Chi Nê những năm 1940 chụp từ trên máy bay (ảnh tư liệu).

Nhớ mãi ngày xây bia chủ quyền trên đảo Đá Tây - Trường Sa

(HBĐT) - Đã 18 năm trôi qua, những ngày đầy gian nan, vất vả nhưng cũng thật vinh dự, tự hào khi được cùng đồng nghiệp tham gia xây dựng bia chủ quyền trên đảo Đá Tây - quần đảo Trường Sa vẫn in đậm ký ức của Đặng Văn Hậu, chàng trai sinh ra và lớn lên trên vùng đất Xuân La, Thanh Sơn, Kiến Thụy (Hải Phòng) và hiện là Giám đốc Công ty cổ phần Hapaco Đông Bắc (Vạn Mai - Mai Châu).

Trở lại Hang Kia

(HBĐT) - Đúng vào những ngày đồng bào Mông hồ hởi đón Tết cổ truyền, chúng tôi có dịp trở lại Hang Kia (Mai Châu). Trên đường đi, ngay chặng đường đầu tiên vượt qua dốc Cun, dốc Má, dốc Quy Hậu sương mù đã dày đặc. Lên đến đèo Thung Khe thì sương mù gần như “đặc quánh” khiến xe chúng tôi phải “Dò dẫm” mất gần 1 tiếng đồng hồ mới qua được đoạn đường hơn 30 km.

Chuyện về những người được “thử lửa” trong bom đạn chiến tranh

(HBĐT) - Một người vừa tròn 40 năm tuổi Đảng, còn một người cũng ngấp nghé với 38 năm có lẻ. Ở họ đều có một điểm chung đó là cùng được kết nạp, đứng vào hàng ngũ của Đảng khi trên đầu bom vẫn rơi, đạn vẫn réo trong sự khốc liệt của chiến tranh...

Bò Liêm - bản vắng đàn ông

(HBĐT) - Những gia đình có đàn ông trong nhà chỉ đếm trên đầu ngón tay. Có năm, bản có đến 7 người đang tuổi ăn, tuổi làm phải về với “mường trời” vì nghiện ma túy, mắc HIV/AIDS. Số còn lại phải đi thụ án cũng có liên quan đến ma tuý. Bản gần như chỉ còn lại phụ nữ, trẻ em. Mọi công to, việc lớn đều dồn lên vai các bà, các chị. Đó là tình trạng đáng lo ngại ở bản Bò Liêm, xã Tân Sơn (Mai Châu) khi cơn bão ma túy ập đến. Tết này, nhiều gia đình không được xum họp...

Ký ức không quên trên đất nước Lào

(HBĐT) - Sau nhiều năm trở về nước, nhiều người lính tình nguyện Việt Nam năm xưa không thể quên được những tình cảm mà những người lính, người dân Lào đã dành cho mình. Nhiều người nay đã già chỉ muốn nghe một bài hát, ăn một nắm xôi, một ít “chẹo” để nhớ lại những năm tháng ở nước bạn.

Bài 2: Chiến thắng của bản lĩnh, trí tuệ và tầm vóc Việt Nam

(HBĐT) - “Trong 12 ngày đêm chống lại cuộc tập kích lớn nhất trong lịch sử chiến tranh bằng không quân của nước Mỹ, cho dù tương quan về sức mạnh quân sự nghiêng hẳn về phía Mỹ nhưng ta vẫn giành thắng lợi, bắn rơi 34 máy bay B52 và hàng chục máy bay các loại buộc Mỹ phải ký kết hiệp định Pari rút quân về nước và công nhận Việt Nam là một quốc gia. Chiến thắng đó đã khẳng định bản lĩnh, trí tuệ và tầm vóc của dân tộc Việt Nam, mở đầu cuộc nói chuyện với cánh lính trẻ Đoàn H50, vị tướng Anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Văn Phiệt đã nhấn mạnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục