Hơn nửa tháng nay, câu chuyện mưa lũ, sạt lở, chết người, nhà trôi luôn là chủ đề được bà con phố X. quan tâm. Câu chuyện bên bàn trà hay bên bàn bóng, sân dưỡng sinh, sàn "đăng - sing”… gì cũng quay lại chuyện thời sự: điểm A., điểm B. đã lấy được thi thể các nạn nhân hay chưa. Chú phóng viên trẻ kia bị lũ cuốn đã tìm được xác. Thương quá. Chính phủ đang làm các thủ tục truy tặng bằng khen.
Chị My, một người cũng khá chao chát
ở khu, mọi khi nói chả bao giờ hạ tông đến một lần. Ít khi bận tâm đến chuyện
của khu phố, nay bỗng mềm nhẹ và rất nhiệt tình trong việc giúp bác trưởng ban
công tác mặt trận đi vận động, quyên góp ủng hộ
bà con vùng lũ. Chịu khó "lướt” mạng nên chị có nhiều thông tin về đợt
lũ lụt này lắm. Đến mỗi hộ, cùng với công việc của "thư ký” ghi chép cho trưởng
đoàn, chị đều đem đến cho mọi người các diễn biến chung của tỉnh, của huyện này,
thành phố kia.
Ngoài việc nộp theo đầu hộ, chị còn
làm "công tác tư tưởng” để 2 con "mổ” lợn ủng hộ các bạn vùng cao theo "kênh”
của trường. Ngôi nhà khang trang, rộng rãi đã là "trụ sở” tập kết các món quà
được ủng hộ (mì tôm, gạo, quần áo…).
Lúc bình thường không sao nhưng khi
xảy ra việc buồn, hoạn nạn, tình đồng loại luôn được kết nối. Chị thao thao
khẳng định như thế. Khu mình tốt lắm. Ai cũng muốn chia sẻ, góp một phần nào
đấy để người gặp nạn được vỗ về, an ủi. Cho nên ai đó nói: "Người đương đại khô
cằn, thực dụng là sai, chưa đúng lắm”. Cơ bản, người dân mình vẫn còn lòng trắc
ẩn, thương người như thể thương thân.
Chị nhận định thế vì qua "trải
nghiệm” hàng chục hộ từng đến, từng gặp khi đến nhận sự ủng hộ. Đấy như ông X.,
trước đây, chẳng từng cãi nhau như mổ bò chuyện nộp tiền đổ rác theo suất nhân
khẩu (mà chẳng đáng là bao). Nay, tinh thần vì vùng lũ bùng lên, tiên phong
đóng góp thẳng mấy trăm ngàn.
Còn bà Y., mỗi khi họp đến chuyện nộp
quỹ nọ, quỹ kia bao giờ chẳng bổng trầm: Một năm phải nộp đủ thứ quỹ. Nay chưa
kịp để đoàn lên tiếng trước đã mở tủ đóng góp. Đã thế, lúc ký vào danh sách nộp
tiền còn thút thít thương cảm những gia đình có người thân thiệt mạng rồi hiến
kế cho tổ, cho khu làm sao có được nhiều nguồn ủng hộ để bảo đảm việc vượt định
mức cho phường…
Đúng là bà con ta khi đã đồng lòng là
thành công. Còn chuyện bà M., một hộ thuộc diện còn khó khăn, con cái bệnh tật
triền miên cũng không ngoài cuộc khiến chị My, bác trưởng ban mặt trận xúc động
lắm. Mọi khi, gia đình bà M. được miễn mọi khoản đóng góp nên chuyện đoàn quyên
góp "lướt” qua nhà là chuyện đương nhiên.
Cũng chính vì thế, khi bị "làm lơ”,
bà M. thút thít chạy ra, trách móc. Giận lẫy một hồi, đùn đẩy mãi, cuối cùng,
đoàn quyên góp phải ghi vào sổ vàng, số tiền bà quyên góp 20.000 đồng. Cầm đồng tiền quăn,
nhàu của bà M., chị My xúc động lắm. "Thay mặt đoàn quyên góp, xin cám ơn bà”.
Cũng lần đầu tiên, tất cả các hộ trong khu có tên trong danh sách ủng hộ vì
việc nghĩa.
Bùi Huy
(HBĐT) - Đến nhà vợ chồng người bạn chơi trong một chiều mùa thu trời khá oi bức, nắng bên ngoài dường như còn níu kéo khoảng trời mùa hạ, rát bỏng như độ giữa mùa. Mải mê, luyên thuyên chuyện trò quên khoắng là đã đến giờ trưa. Vợ bạn từ trong bếp vọng ra "Anh cứ ở lại ăn cơm với nhà em, chẳng mấy khi”. Cũng muốn từ chối nhưng không nỡ, sợ vợ chồng bạn nghĩ khách sáo. Thôi thì ở lại dùng bữa cơm vậy! ý nghĩ vừa mới thoáng chạy qua đầu thì bạn lại chêm vào "ở lại ăn cơm với nhà tao, hôm nay có món canh cua đồng tuyệt hảo đấy!”.
(HBĐT) - Quán nước chè đầu khu phố X. dạo này đang râm ran chuyện cháu A. con nhà chú X. đi học nghề sửa xe ô tô ở Bắc Ninh. Chuyện lạ… vì trước đây, khu này, các cháu đều lần lượt vào hết đại học, cùng lắm là cao đẳng chứ mấy ai lại chủ động đi học nghề. Gì cũng phải trượt đại học mấy bận mới đi học kiểu đó. ông Miễn, hiện đang có 2 con sắp tốt nghiệp đại học là người lên tiếng trước. Phả khói thuốc lào ra đằng mũi một cách điệu nghệ, ông phán:
(HBĐT) - Một mùa Trung thu nữa lại về. Bước ra phố trong đêm, tôi choáng ngợp vì ánh sáng lung linh của những chiếc đèn lồng. Hai bên vỉa hè, người người bày biện gian hàng bánh Trung thu nhan nhản. Trẻ con thành thị tụm năm, tụm bảy xách đèn lồng điện tử nói cười nhốn nháo. Không khí Trung thu cũng như thuở nào nhưng sao nó nhạt nhẽo, hững hờ quá đỗi!
(HBĐT) - Sáng thức giấc gặp dòng sông và mặt trời trước mặt, dãy núi và vầng trăng sau lưng. Chiều ngoảnh mặt lại gặp mặt trời, dãy núi, dòng sông và ánh trăng. Mấy mươi năm như vậy tưởng như đã quá quen thân, tưởng như không còn gì mới mẻ để ngắm nghía và trầm trồ. ấy vậy mà không dễ để khỏi thốt ra lời yêu thương bởi lẽ yêu thương được nuôi dưỡng từ những điều quen thân tưởng như đã trở thành bình dị ấy.