(HBĐT) - Quán nước chè đầu khu phố X. dạo này đang râm ran chuyện cháu A. con nhà chú X. đi học nghề sửa xe ô tô ở Bắc Ninh. Chuyện lạ… vì trước đây, khu này, các cháu đều lần lượt vào hết đại học, cùng lắm là cao đẳng chứ mấy ai lại chủ động đi học nghề. Gì cũng phải trượt đại học mấy bận mới đi học kiểu đó. ông Miễn, hiện đang có 2 con sắp tốt nghiệp đại học là người lên tiếng trước. Phả khói thuốc lào ra đằng mũi một cách điệu nghệ, ông phán:

- Đường quang không đi lại đi vào bụi rậm… Thời buổi bây giờ lại đẩy con vào con đường thợ thuyền, lao động tay chân. Trong khi, cánh cửa vào đại học sáng choang thế kia… mà nó học đâu có kém.

Bà chủ quan đỡ lời:

- Mỗi cây, mỗi hoa chứ bác. Nó đi học nghề cũng là cách hay chứ bây giờ sinh viên tốt nghiệp đại học đi bán hàng đa cấp đầy… Đấy… 2 con bé đang phát bóng bay ở đại lý điện thoại kia kìa… bằng giỏi đấy…

Vẫn không khác những lần trước, ông Miễn chém tay phần phật, khẳng định như đinh đóng cột trước bà chủ quán và các ông bạn cùng phố:

- Gì thì gì cũng phải đại học.

Đấy, trộm vía 2 đứa con của ông thực ra chỉ học mức trên khá một chút nhưng sau 2 lần "thi đấu” cũng đã vào được đại học. Mà lại là trường đại học ở Hà Nội nữa chứ. Bởi theo ông: Dù phải thi bao lần ông cũng "đầu tư” chứ nhất quyết không cho con học các trường đại học ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Trường gì không cần biết, ngành có phù hợp hay không cũng chưa bàn… nhưng phải ở Hà Nội. Thế mới văn minh… mới nên người. Chỉ hơi áy náy là 2 đứa con ông Miên dù theo đuổi tấm bằng cử nhân nhưng chẳng thấy yêu hay hứng thú gì cả. Thậm chí thằng anh hết năm thứ nhất, định rẽ ngang sang học nghề đông y (gia truyền của dòng họ) nhưng ông vẫn lạnh lùng tuyên bố:

- Phải có tấm bằng đại học. Khó khăn mấy, bố cũng đầu tư… Chúng mày phải có chí tiến thủ. Chứ đi làm máy cái nghề "vớ vẩn” là không được.

Cho nên, câu chuyện con nhà chú X. đi học nghề, khiến ông "thất vọng” vì thấy… tương lai mù mịt!? Chả thế mà hôm gặp chú X. ở đầu ngõ, ông Miên nói "mát”: Kiểu này, tôi và chú phải góp vốn mở đại lý mua bán ô tô. Sau này còn "đón” cháu nó về làm…

Thời gian thế mà cũng nhanh. Vèo cái đã gần 3 năm. Mái tóc bà bán nước chè chưa kịp chuyển sang muối tiêu mà đám thanh niên, sinh viên của khu mọi chuyện gần như an bài. Cháu A. nhà chú X.… chỉ học nghề đã có công việc khá ổn tại một sa-lông ô tô cách nhà 5 km, thu nhập ban đầu cũng tầm 5-6 triệu đồng/tháng mà làm không hết việc. Nghe nói tháng sau cưới vợ.

Còn 2 con nhà ông Miễn, sau khi cầm tấm bằng cử nhân, chạy ngược, chạy xuôi vậy mà chưa đứng số. ông Miễn vẫn quyết một mục tiêu: Phải vào "anh” Nhà nước mới sang, mới xứng tầm. Chứ làm "linh tinh” bên ngoài… kém mã lắm.

Khi được hỏi: Thế hiện nay, 2 cháu đang làm gì để chờ vào "anh Nhà nước”? Bác cười đánh trống lảng: Đang tiếp tục… dự án. Chờ ông đi khuất, bà chủ quán có lời:

- ôi giờ, thằng lớn đang đi chặt luồng thuê ở huyện C. Còn thằng thứ 2 đang làm "Sip-pơ” hàng quần áo.

Thế à, sao lúc nhìn mắt ông Miễn vẫn thấy lấp lánh những tia hy vọng thật mạnh mẽ…


                                  Bùi Huy

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Vẫn còn những mùa gió

(HBĐT) - Đang yên đang lành thì được lệnh của bác trưởng họ: "Về có việc gấp. Nhà bác có biến”. Tức tốc về. Nhà yên ắng, chẳng có việc gì. Hàng tre bên chái nhà vẫn rì rào khúc hát ngàn năm: bình yên như chưa bao giờ giông gió, nắng mưa. Chỉ lạ là vợ chồng con trưởng bác không ở nhà. Anh Thiều đi vắng đã đành, đằng này, chị Len cũng không có mặt.

Nỗi đau mang tên chất độc da cam dioxin

(HBĐT) - Sinh ra trong một gia đình thuần nông, ông bà đến với nhau sau cuộc chiến tranh chống Mỹ. Ngày ấy ông là lính chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị năm 1972. Khi rời quân ngũ ông trở về với một cánh tay đã mất. Bà là cô thôn nữ liền đem lòng yêu anh lính. Tình yêu của họ cũng đơn sơ, giản dị, mộc mạc như cái tên của ông bà. Ông Binh, bà Nết.

Cây lộc vừng ra hoa

Nơi góc sân phía trước nhà tôi là cây lộc vừng đang độ ra hoa. Cách đây mười mùa hoa, tôi đã đưa nó từ một nhà bà con trong xóm về trồng, thay cho cây lộc vừng mà tôi đã bán đi cùng với ngôi nhà sàn.

Vùng đất một thời oanh liệt

 (HBĐT) - Tôi có người anh tham gia quân đội năm 1968, hy sinh trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, mấy chục năm qua, ngoài tấm bằng "Tổ quốc ghi công”, gia đình chỉ còn lưu giữ duy nhất tờ giấy báo tử mang tên Nguyễn Văn Luyện, sinh năm 1937, quê quán xóm Đá Bạc, xã Liên Sơn, Lương Sơn, Hòa Bình, đơn vị: "Tiểu đoàn bộ 8 - KB”, hy sinh "tại mặt trận phía Nam”. Chị tôi cùng các cháu đã cất công tìm kiếm khắp nơi, kể cả đường tâm linh, ngoại cảm nhưng tất cả đều vô vọng.

Quê hương đổi mới

(HBĐT) - Quê tôi là vùng đồng chiêm trũng nghèo, người dân chịu thương, chịu khó, lam lũ quanh năm nhưng cuộc sống thiếu trước, hụt sau. Mỗi lần về quê, trong tôi đều có những cảm nhận khác nhau và lần này cũng vậy. Đến đầu làng, tâm hồn tôi đã dâng trào cảm xúc, hít một hơi thật sâu vào lồng ngực, cảm giác thật hạnh phúc. Đó là cảm nhận của đứa con xa nhà lâu ngày mới trở về bên mái ấm gia đình, được sà vào vòng tay yêu thương của cha mẹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục