(HBĐT) - Đến rồi. Sao mặt tái dại thế kia. Có chuyện gì à? Ông bạn kia phân trần: "Tôi vừa gặp một "ca” khó… bực không thể tả nổi. Sao, kể xem nào…
Chuyện va chạm giao thông cũng là lẽ thường. Quan trọng là hành xử sao có lý có tình thôi. Đằng này, bác kia bằng tuổi cha chú mình, chưa biết đúng sai thế nào đã trợn mắt, toáng lên cứ như muốn "ăn tươi, nuốt sống” người khác. "Này cậu… cậu muốn thế nào… đền đi… Tôi là quen toàn vip đấy. Từ anh X., bác Y. đều là từng là "quân” của tôi đấy… Tôi mà gọi báo cáo một tiếng là cậu toi ngay”. "À mà cậu ở đâu, công tác gì không… Tôi là tôi đến thẳng cơ quan báo cáo là cậu hết đường. Ở đây, không ai lạ gì tôi nhé!”. Bực quá, chưa biết đúng sai thế nào vì mình và bác ấy phanh kịp. Chưa kể, bác ấy từ bên kia đường, còn vọt sang phía mình. May mà bà bán nước ở bên đường lên tiếng giúp: "Bác ơi… đèn xanh chưa bật đã thấy bác vọt qua. Vội quá nên bác suýt va vào anh ấy đấy chứ”... Mà không biết ông ta là ai mà "tinh vi” thế. Nghe ông ấy kể quen thân "sâu sắc” với ông nọ, bà kia mà ù hết cả tai. Không biết thực hư ra sao…
- Thế à… Đời cũng có người dương dương tự đắc thế đấy. Nghĩ mình là bố thiên hạ. Tôi có ông bạn làm bên y dược ở một bệnh viện, cũng gặp tình huống oái oăm thế đấy - một ông bạn khác góp chuyện.
Anh ấy nói, có một "đại gia” cũng hay đưa người nhà đến khám, chữa bệnh. Lúc bảo đó là cháu họ đằng vợ, lúc thì con thằng bạn thân; lần nữa thì bảo cháu của cháu dâu, rồi người hàng xóm tốt bụng. Loạn cả lên, ai cũng cần cả. Cứ làm xong thủ tục là lệnh khệnh, ưỡn ngực lao đi gặp người nọ, người kia giới thiệu… Tôi là … Tôi là… Mấy bác sỹ đứng tuổi thì biết rồi. Khổ, mấy cậu mới ra trường, thấy anh quá đà bèn góp ý: "Anh ơi… các bệnh nhân đều bình đẳng như nhau. Ai đến đây cũng được chúng tôi cứu chữa tận tình như nhau. Không phải cứ người nhà "ông nọ, bà kia” thì quan tâm, nhiệt tình, còn người bình thường thì không ngó ngàng, lạnh nhạt. Anh cứ để chúng tôi làm việc…". Các ông biết gì không? Anh "đại gia” kia vung tay chỉ chỏ, phần phật: "Các cậu không biết tôi à. Biết không? Các cậu còn muốn làm việc ở đây nữa không? Dám bật lại ý kiến của tôi à. Cứ chờ đấy…”. Mấy bạn trẻ kia cũng chẳng vừa: Thưa anh, anh hãy chỉ ra điều chúng tôi đã làm sai. Nếu sai, chúng tôi sẽ sửa và rút kinh nghiệm ạ. Chứ anh nói thế, chúng tôi làm sao tiến bộ được… Đuối lý, anh ta vùng vằng: Trẻ người mà không biết trên biết dưới gì cả. Tôi quen hết lãnh đạo các cậu đấy, tôi mà gọi điện báo cáo là hết đường đấy. May người nhà anh ấy sang can kịp, không thì không biết anh ấy lên lớp, chỉ bảo điều gì nữa. Khi anh ta khệnh khạng rời phòng bệnh, mọi người thì thầm hỏi nhau: "Anh ấy là ai nhỉ, còn trẻ thế mà đã "thể hiện hách thế?". Mọi người thở dài, lắc đầu.
Bùi Huy
(HBĐT) - Tháng tư về, lòng người lại náo nức bâng khuâng. Nhớ lại tháng tư năm 1975, cách đây vừa tròn 45 năm, cả nước vỡ òa niềm vui chiến thắng trong âm vang "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Tháng tư năm nay, cả nước và cả thế giới đang phải gồng mình chống dịch Covid-19 với tinh thần như Thủ tướng kêu gọi "Chống dịch như chống giặc”. Toàn dân đang trong cuộc chiến gian lao vất vả, căn cơ mà hết sức bình tĩnh.
(HBĐT)-Tháng tư về với những cơn mưa rào thơm mùi hương đất, và có lẽ dưới một cơn mưa rào chớm hạ này, mỗi người cũng đã cảm thấy đâu đó chút hương vị mùa hè... Tháng tư là tháng sẽ có nhiều ký ức - Có ký ức của bao người về công cuộc Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước với ngày 30/4 không quên và sẽ có ký ức của một dân tộc, của một cộng đồng và toàn thế giới về cuộc chống dịch covid 19 như chống giặc...
(HBĐT) - Từ ngày anh Huỳnh đưa vợ chồng, con cái về quê cha đất tổ ở miền Tây Nam Tổ quốc, anh cũng có vài lần về thăm quê vợ. Chuyện đó cũng là bình thường mà, vì nơi đây anh có trên 10 năm sinh sống và gặp được người bạn đời tâm đắc. Nhưng lần này lại khác, nên bác tôi triệu gần hết mấy cháu xa gần về để xin ý kiến.
(HBĐT)- Những cành hoa ban nở trắng, tím con đường phố xá. Cây đào nhà ai vẫn còn vương vấn nụ hoa hồng đào đường đê phố bờ sông. Trên mỗi góc phố, chồi non lộc biếc muôn loài cây làm mềm mại không gian bởi vẻ bé nhỏ, nhưng mãnh liệt, khao khát vươn lên trời xanh...
(HBĐT) - Mẹ đặt tên chị là Nhàn, còn tên tôi là Hương. Nhàn là nhàn hạ, an nhàn. Hương là hương thơm, tỏa hương cho đời. Mẹ muốn hai chị em tôi sau này đều được sung sướng, không phải lặp lại cuộc đời cơ cực, bất hạnh như mẹ. Mẹ bảo, dù khổ thế nào, mẹ cũng sẽ cho hai chị em tôi đi học như người ta. Trước là để biết cái chữ. Sau nữa là để sống có ích, để không bị người đời coi thường. Mùa nào việc ấy. Khi mót lúa, mót khoai; khi mò cua, bắt ốc; khi lại kéo tép, tát cá. Mẹ có thể nhịn đói, có thể ăn khoai, ăn sắn chứ nhất định không để chị em tôi thiếu bữa cơm trắng. Hai chị em tôi cứ thế lớn lên từ đôi bàn tay chai sần, đen đúa của mẹ. Nhưng rồi… khi chị Nhàn lên 9, tôi lên 7, mẹ đã đột ngột ra đi giữa một ngày mưa tầm tã ngoài đồng. Thương mẹ, chị em tôi khóc cạn nước mắt. Nắm tay tôi, giọng chị khản đặc: