(HBĐT) - Gia đình anh Nam ở gần nhà mẹ, mẹ Nam đã ngoài 70 tuổi nhưng bà vẫn nhanh nhẹn, vui vẻ tham gia công việc phố phường. Mẹ Nam trước đây là kế toán của một cơ quan, nay nghỉ hưu, quen tính toán nên mọi công việc chi tiêu trong nhà từ công to việc lớn, bà đều có kế hoạch đâu ra đấy.

 

Về nghỉ hưu mảnh đất hơn 300 m2 mua từ thời của thập niên 70. Lúc đó là ngoại thị còn rậm rạp lau sậy, nay phát triển, nhà bà đã là trung tâm của thành phố. Nhớ hồi với đồng lương hành chính sự nghiệp, hai ông bà chắt chiu nuôi con lợn, con gà, chẻ nan, đan cót rồi cũng mua được mảnh đất lúc đầu dựng 3 gian nhà tranh tre, nuôi 2 đứa con ăn học. Mua đất ngày ấy đơn giản, thuận mua, vừa bán, giấy tờ viết tay xin ông tổ trưởng dân phố ký tên xác nhận chẳng có dấu tròn, dấu đỏ. Đo đất bằng sào, bằng dây, thậm chí có lúc sải bước chân nhưng mua bán cứ suôn sẻ đâu vào đấy.

Gia đình ông bà Nam có hai người con một trai, một gái, con trai học hành xong đang làm ở một cơ quan cấp tỉnh, con dâu là Giám đốc một Công ty. Con gái lấy chồng bên sông, thỉnh thoảng lọc cọc đạp xe qua cầu phao lúc đồng quà, tấm bánh thăm bố mẹ. Ngày Chủ nhật về sẵn cây trong vườn nhà hái lá chanh, cắt lá sả nấu nồi bồ kết mẹ con gội đầu. Nhìn mái đầu mẹ đã nhiều sợi tóc bạc, con gái vuốt mái tóc mẹ mà lòng thương cảm.

Nhà bố mẹ ở bên cạnh nhà vợ chồng Nam, tuy gần nhưng mọi thứ riêng biệt. Bố Nam có lần vui vẻ nói với các cụ hưu:

- Cứ tách biệt đỡ phiền con cháu mà chúng nó cũng thoải mái. “Cứ là độc lập, tự do là quý”.

Thằng cu Tuấn, con trai Nam len 5 tuổi hàng ngày đi mẫu giáo, đi học về là chạy sang ông bà kể chuyện học hát, học vẽ. Bố mẹ cháu dạy cứ sáng khoác ba lô là chào to:

- Cháu chào ông bà đi học!

Có lúc ông, có lúc bà từ sau nhà vọng ra:

- ừ, bà chào cháu, đi học ngoan.

Chiều về, vừa vào cổng, Tuấn đã lớn tiếng:

- Cháu chào ông bà, cháu đi học về.

ông bà lại đáp:

- ừ, chào cháu. Hôm nay học ngoan không?

Anh Nam tất bật công việc cơ quan, có hôm đi công tác xuống huyện không về, mẹ bận nhờ ông đón Tuấn. Đến nơi, Tuấn thắc mắc:

- Sao hôm nay mẹ cháu không đi đón hả ông ?

- Bà đi công tác, mẹ bận, ông đi đón thay.

Cu Tuấn bịu môi:

- Thế là chán thật!

ông nội đùa lại cháu.

- Hay ông về, cháu ở lại với bác bảo vệ, chiều về mẹ đón. Cu Tuấn vội nói:

- ứ, cháu về, cháu về với ông cũng được.

Nói rồi khoác ba lô lon ton chạy trước.

Trên mảnh đất, 2 ngôi nhà, đến ba thế hệ ông bà, con, cháu sống hòa thuận, vui vẻ. Một buổi chiều, hai mắt chị Thảo, vợ Nam đỏ hoe sang tìm mẹ. Chị bực giận chồng, nhớ bố mẹ ở quê, bao nhiêu nỗi buồn chị thao thao với mẹ. Mẹ im lặng nìn con dâu đầy lòng thương cảm. Cũng ngày hôm đó, mẹ kể cho chị nghe  những chuyện mà mẹ chưa từng kể cho các con của mình. Chị mới biết những tâm sự riêng tư, sự hy sinh và sự chấp nhận của mẹ không hẳn vì tình yêu. Vì thuở ấy, qua mối mai, gia đình hai bên đồng ý là thành hôn nhân. Nhưng vượt lên tất cả, một thời gia đình nhà chồng gặp khó khăn, hai bàn tay trắng hàng ngày chạy chợ, cào hến hay lên rừng kiếm củi đi bán trong nỗi khốn khó trăm bề. Nhưng vượt lên tất cả, mẹ đứng lên lo cho chồng xa nhà ăn học sau này có công việc chăm lo nuôi dạy con để các con mẹ trưởng thành như ngày hôm nay.

Bà Nam mong muốn con cái ăn ở cho phải đạo, lời ăn, tiếng nói, cư xử cho phải phép. Bà cứ lấy khuôn mẫu của nhà chồng ngày xưa mà răn dạy con cái. Có hôm sáng, ông nhà đi họp vắng, chị con dâu bê bát cháo tim cật sang, chị đặt xuống bàn rồi nói:

- Con mang cho mẹ bát cháo.

Bà nhìn con dâu. Bà nghĩ dâu là con nên bà bộc bạch với chị Thảo:

 - Không phải bắt bẻ con nhưng nếu con nói:

- Con biếu mẹ bát cháo, con mời mẹ ăn khi còn nóng thì có hơn không?

Đằng này, con nói thế, người già là dễ mặc cảm rồi dẫn đến hiểu sai mà xa cách nhau.

Chị thảo đứng như trời trồng rồi vội nhoẻn cười:

- Con vội, sơ ý, mẹ thông cảm. Con sẽ rút kinh nghiệm.

Nối rồi, bà thấy lòng mình nhẹ hẳn bời vì tính và không để bụng con trai, con dâu, con gái, con rể bà không bằng lòng là bà nhắc, bà uốn nắn mong muốn của bà là luôn giữ được trong ấm, ngoài êm.

Thế rồi bà bê bát cháo ngồi ăn ngon lành.

Dịp ông bố Nam về tận quê lo xây cất mồ mả cho các cụ, lâu ngày chưa ra. ở nhà anh Nam có việc làm mâm cơm, chị Thảo lo nấu nướng, anh Nam sang mời mẹ. Khi hai mẹ con vào đến nhà, chị Thảo nhìn thấy mẹ chồng không nói năng gì. Bà lại thấy khó chịu, ngồi vào mâm, cứ nghèn nghẹn nhưng bà kiềm chế để bữa cơm vui. Cu Tuấn, thằng cháu nội của bà cứ bi bô:

- Bà ơi, bà ăn đi, ăn nhiều vào.

Bà ầm ừ cho qua. Anh Nam biết tính mẹ, anh gắp thức ăn cho mẹ, biết vợ như nhắc khéo, chị Thảo biết ý chồng, chị khéo miệng nói:

- Con làm túi bụi nên thức ăn không rõ mặn nhạt thế nào, có vừa khẩu vị của mẹ không? Mẹ thông cảm.

Bà mẹ Nam lại nghĩ chắc chị này nói bóng gió, ý tứ gì đây. Bà nhỏ nhẹ:

- ừ, thức ăn ngon mà người mời không vui vẻ thì chẳng ngon.

Chị Thảo lại chạnh lòng, chị lại thấy sơ suất, chị gắp thức ăn vào bát cho mẹ.

- Mời mẹ, mẹ ăn ngon miệng bà con vui lắm rồi.

Một hôm, mẹ con Nam tâm sự. Anh Nam mong muốn:

- Mẹ ơi, mong mẹ con dâu như con đẻ của mình mà con cái tránh sao được sai xót. Con dâu của mẹ chắc chẳng có ý tứ gì đâu, chỉ cư xử có lúc vụng về mà thôi. Có gì không phải mẹ có góp ý đến nơi, đến chốn, nhà con sẽ sửa chữa khuyết điểm của mình mà mẹ cũng phải rộng lượng, thoáng tý chứ.

Mấy hôm sau, bố Nam từ quê ra, nào là quà quê, lạc, nhãn, đậu xanh và chai mật ong. ông đem chia quà cho con trai, con gái. Trưa về, cả nhà ngôi ăn vui vẻ, bố kể về quê gặp các bác, các chú, các cô xóm tay vào xây 5 ngôi mộ không to nhưng cũng đàng hoàng, đẹp đẽ. Trong bữa ăn đông đủ, ông nói với vợ và các con:

- ở quê mình, tình làng, nghĩa xóm thân mật, đoàn kết, vui lắm. Lâu ngày gặp nhau, ai cũng hỏi thăm, còn anh em, bà con lúc có công việc đều chung sức, người khác đỡ cho người con khó khăn mà không chút tị nạnh, kèn cựa. Cái tình của người quê là thế. Có gì nói nấy. Trọng cái nghĩa, quý cái tình nên mọi việc suôn sẻ.

Nghe ông nói, bà mẹ Nam ngồi lắng nghe rồi bà xen vào:

- Bà con quê là sống thức, có sao nói vậy.

Rồi bà nhấp ngụm nước, nghe câu chuyện mà nói như phân trần:

- Người già có khi dễ lẩn thẩn, người ta bảo người già, một già, một trẻ như nhau mà.

Hóa ra tuy tuổi cao mà mẹ chẳng hề lẫn, cái mẹ cần không phải là tiền của mà là sự quan tâm, hiếu thảo của con cháu mà điều đó phải được bộ lộ ra cách cư xử, trong lời ăn, tiếng nói, là những lời nói dễ thương và những tấm lòng nhân hậu. Đo là điều mẹ mong.

 

 

                                                                       Văn Song (T.T.V)

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Người bạn giỏi văn

(HBĐT) - Tôi và Hoàng nhà ở cạnh nhau, thuở nhỏ là đôi bạn thân. Chúng tôi có tuổi thơ êm đềm không gợn chút suy tư. Lớn lên, tôi và Hoàng học chung một lớp. Những năm học cấp hai, Hoàng thường có những câu hỏi khiến thầy, cô giáo giật mình. Chẳng hạn, bạn ấy hỏi: “Vì sao con người ta không thương yêu, giúp đỡ nhau để cuộc sống tốt đẹp hơn?” Vì sao cái tát vào mặt khiến người ta nhớ lâu hơn những ngọn roi quất vào người?”... Những thầy, cô giáo đã dạy Hoàng không ai quên được cậu học trò ngoan, hiền, tư duy trước tuổi.

Trên quê mới

(HBĐT) - Hà chạy như lao xuống bến sông. Cô vừa chạy, vừa phải kìm mình lại để không bị ngã. Dưới bến sông, một phụ nữ vừa bước lên chuyến thuyền khách cuối ngày. Thuyền rời bến khuất bản sau mảng rừng vừa hoe nắng mà bóng tối đã ập xuống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục