(HBĐT) - Người Mường ở xã Mai Hạ xưa, nay vẫn tự hào về ẩm thực của họ, điều đó được ghi nhận qua việc truyền tụng trong xã hội những câu thành ngữ khá nổi tiếng: “Củ mài, rau sắng, măng đắng, mật ong” hay “Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui”…
Những món ăn của người Mường chủ yếu là khai thác tự nhiên và chăn nuôi. Với các sản vật mà thiên nhiên mang lại như rau rừng, măng rừng, đánh bắt cá ở sông suối, săn bắt động vật,…. Cách chế biến món ăn của người Mường khá đa dạng nhưng chủ yếu sử dụng cách chế biến các món đồ và xào.
Độc đáo trong phong vị
Người Mường thích ăn các món ăn có khậu vị chua. Có lẽ do điều kiện khí hậu nóng ẩm qui định, những thức ăn dễ chuyển hóa hơn, dễ ăn và cũng ngon miệng hơn, chẳng hạn các món cá muối củ kiệu và quả cà dại; rau cải muối dưa, đu đủ muối dưa ép; rau sắn muối dưa nấu cá,….Đặc biệt là người Mường thích loại măng ngâm chua. Từ măng chua họ có thể kết hợp các nguyên liệu khác để chế biến thành nhiều món ăn.
Người Mường cũng thường ăn những món ăn có vị cay nóng đặc biệt là ớt. Trong nhà của đồng bào lúc nào cũng có một hũ ớt.
Người Mường ít ăn những món ăn có vị ngọt. Họ thường chỉ ăn ngọt ở dạng hoa quả tươi. Mật và đường chỉ dùng cho vài loại bánh hay để chấm bánh.
Trong ăn uống, người Mường đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm hay và sâu sắc trở thành biểu tượng văn hóa của dân tộc mình: “ Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới/ Cơm nếp, cơm chăm, trên nương, trên nà/ Cá nhỏ, cá to, trong ao, dưới suối/ Săn trong rừng được thú, được chim/ Đi hái, đi tìm, được rau, được quả”.
Văn hóa ẩm thực người Mường
Người Mường ở xã Mai Hạ, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình có truyền thống làm các loại bánh bằng gạo, gạo nếp, bột gạo nếp,..Bánh được làm theo những quy định của lễ tết, hội hè. Đối với họ, lễ tết nào cũng có bánh phù hợp nhất định. Các loại bánh không thể thiếu trong các lễ tết của họ: bánh chưng, bánh chay, bánh trôi, bánh uôi, bánh ống (pẻng tổng khìu) dùng trong cưới hỏi, bánh ốc (pẻng wach) để thăm người ốm,..
Cơ cấu bữa ăn của người Mường ở xã Mai Hạ, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình có sự khác biệt giữa ngày thường với lễ, tết. Đồ cúng tế trong các lễ tết của họ, trước hết phải thờ cúng tổ tiên, thần thánh, các loại ma nhà, hồn vía cây trồng, vật nuôi,.. nên nguyên liệu chế biến thường quý hiếm, và được chế biến cầu kỳ hơn,… Cỗ trong ngày tết Nguyên Đán cổ truyền của người Mường ở xã Mai Hạ, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình không quá cầu kỳ về hình thức, không trang trí đẹp như cỗ của người Thái, không cắt tỉa hình hoa như người Việt,…
Ứng xử trong ăn uống của người Mường ở xã Mai Hạ, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình mang tính tôn ti trật tự. Điều đó thể hiện sâu sắc trong nề nếp gia đình và tính cộng động, cộng cảm tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau, giữa những người anh em họ hàng, làng xóm,… trong cỗ bàn, đám sá. Nó cũng hàm chứa trong sự nhường nhịn, đồ ăn uống của người khỏe với người ốm đau, của ông bà, bố mẹ, anh chị với con cháu, em út, của người thân trong nhà với thái phụ, sản phụ,… sự tương trở đó diễn ra một cách tự nguyện, tự giác trở thành một nếp sống của họ./.
Theo Baomoi.com.vn
(HBĐT) - Đối phó với tình hình trên, Tỉnh ủy đã kịp thời huy động bộ đội, công an truy đuổi bọn biệt kích, lùng bắt bọn phản loạn. Bị thế trận chiến tranh nhân dân bao vây chia cắt, chặn đường chi viện tiếp tế, quân giặc ở phân khu thị xã, phân khu sông Đà ngày thêm khốn quẫn, tinh thần sỹ quan, binh lính ngày thêm sa sút.
(HBĐT) - Dưới triều Lê, vùng đất Kim Bôi thuộc phủ Gia Hưng, trấn Hưng Hóa. Đến năm Tự Đức thứ 5 (năm 1851), Kim Bôi là một tổng của huyện Mỹ Lương, phủ Quốc Oai. Ngày 22/6/1886, khi tỉnh Mường Hòa Bình được thành lập, Kim Bôi là một tổng của phủ Lương Sơn thuộc tỉnh Mường. Ngày 15/4/1959, huyện Lương Sơn được chia thành 2 huyện: Lương Sơn và Kim Bôi. Lúc mới thành lập, huyện Kim Bôi gồm 22 xã. Sau những sáp nhập, chia tách, hiện nay, huyện có 28 xã, thị trấn. Toàn huyện có trên 116.000 người với 5 dân tộc anh em cùng chung sống là Mường, Kinh, Dao, Tày, Thái, trong đó, dân tộc Mường chiếm 82,4%.
(HBĐT) - Mai Châu được hình thành từ thế kỷ XIII với tên gọi đầu tiên là Mường Mai. Đến thời Lê, châu Mai Châu được thành lập gồm 3 động thuộc lộ Đà Giang, trấn Gia Hưng, xứ Hưng Hóa. Thời kỳ Pháp thuộc, tỉnh Mường Hòa Bình được thành lập (năm 1886), châu Mai Châu thuộc phủ Chợ Bờ.
(HBĐT) - Những bàn tay nam thanh, nữ tú nắm chặt say điệu xòe, điệu khắp đối đáp tình tứ được cất lên kéo dài đến tận đêm về sáng… hòa trong tiết xuân của đất trời, người Thái ở Mai Châu đón Lễ cơm mới. Trước đây, người Thái không ăn Tết Nguyên đán như người Việt, Lễ cơm mới được xem là nghi lễ lớn nhất trong năm. Tuy đã có nhiều giao thoa, tiếp biến với văn hóa của các dân tộc khác, song cho đến nay, Lễ cơm mới của người Thái ở huyện Mai Châu vẫn còn giữ được những nét độc đáo, riêng biệt.
(HBĐT) - Trong mường tượng của những người chưa từng đi chợ phiên dịp Tết, phiên chợ Tết hẳn sẽ có những âm sắc rất riêng, giống như lát cắt văn hóa độc đáo không thể hòa lẫn giữa muôn màu cuộc sống. Mang theo sự háo hức, thỏa mãn trí tò mò, chúng tôi tìm đến chợ Tết để ngao du, vui chơi, hòa mình vào không gian đậm sắc thái vùng miền khi Tết đến, xuân về.
(HBĐT) - Trước cách mạng tháng Tám, một số xã thuộc huyện Yên Thủy hiện nay thuộc phủ Nho Quan (tỉnh Ninh Bình) hoặc huyện Lạc Thủy (tỉnh Hà Nam). Sau này, trong kháng chiến chống Pháp, ủy ban hành chính Liên khu III quyết định cắt 5 xã phía Tây huyện Nho Quan về huyện Lạc Thủy, đồng thời chuyển huyện Lạc Thủy (vốn trước thuộc châu Lạc Sơn) về trực thuộc tỉnh Hòa Bình (năm 1953). Đến ngày 17/8/1964, Hội đồng Chính phủ quyết định chia huyện Lạc Thủy thành 2 huyện Lạc Thủy và Yên Thủy. Huyện Yên Thủy ngày nay có 13 xã, thị trấn. Dân tộc Mường chiếm 68,9%, dân tộc Kinh chiếm 30,9%, còn lại là các dân tộc khác…