Mo Mường là di sản văn hóa phi vật thể độc đáo, món ăn tinh thần trong đời người Mường ở tỉnh Hòa Bình nói chung và của người Mường huyện Cao Phong nói riêng. đã được bồi đắp, gìn giữ từ lâu đời.

 

Trong Mo Mường phản ánh rõ nét những dấu ấn giai đoạn sớm nhất của xã hội loài người, những chứng tích, những tư liệu giúp chúng ta khai thác, phục hồi lại được diện mạo sinh hoạt, diện mạo xã hội và tư duy xã hội xa xưa. Thông qua sử thi huyền thoại Mo Mường, cho chúng ta thấy được phương thức cảm nhận thế giới rất đặc trưng; hình thái biểu hiện một cách tập trung và khái quát thế giới quan của người xưa. Các yếu tố tri thức và xúc cảm, lý trí và tín ngưỡng, hiện thực và tưởng tượng... hòa quyện vào nhau, diễn tả thế giới quan của tộc người Mường thời xa xưa.

Mo Mường được truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác, đồng thời được sáng tạo không ngừng cùng với tiến trình phát triển của dân tộc. Trên thực tế, Mo Mường được coi là di sản văn hóa phi vật thể “đang sống” và là biểu đạt sống do tổ tiên ông cha truyền lại cho con cháu.

Vùng đất Cao Phong hiện nay vốn được gọi là Mường Thàng – một trong bốn vùng Mường lớn (Bi, Vang, Thàng, Động) của tỉnh Hòa Bình, với nhiều sử thi, truyền thuyếthàm chứa nhiều giá trị nhân văn, văn hóa, lịch sử huyền thoại của người Mường huyện Cao Phong, trong đó phải nói đến truyền thuyết về “Vườn hoa núi cối” tại xã Tân Phong, Dũng Phong thuộc huyện Cao Phong.

Truyền thuyết này từ xưa đến nay nhân dân vùng Cao Phong vẫn lưu truyền về câu chuyện công chúa nhà Lê được gả cho Lang vùng Mường Thàng: Chuyện kể rằng Giai đoạn cuối của nhà Hậu Lê khi đỉnh cao của Trịnh - Nguyễn phân tranh tình hình kinh tế, chính trị của nước ta nhiều biến động. Các dân tộc thiểu số ở 1 số vùng miền núi đã hình thành tư tưởng cát cứ trong đó có Hòa Bình. Tại vùng Mường Thàng có 1 vị thổ Lang khá lớn mạnh buộc vua Lê phải gả con gái để giữ mối giàng buộc với chính quyền Trung ương.

Từ giã chốn kinh kỳ đông đúc hoa lệ, nàng công chúa bé nhỏ đến làm dâu vùng Cao Phong xa lắc, hẻo lánh chỉ với 12 thị nữ. Xa chốn kinh kỳ, xa phụ mẫu thân thuộc. Cuộc sống của nàng với nỗi buồn nhớ vua cha và chốn kinh thành cứ lặng lẽ trôi ngày này qua ngày khác. Nỗi buồn của nàng thấu đến tai nhà vua. Nhà vua sai người dựng một ngôi chùa giống chốn kinh kỳ để ngày ngày nàng gửi tâm vào cõi Phật. Và ngôi chùa Quoèn Ang đã ra đời từ đó.

Về phần mình, thấy vợ buồn, vị tù trưởng đã cho trồng một vườn hoa dưới chân núi Cối cho nàng thưởng ngoạn. Gần 300 năm đã trôi qua, vườn hoa không còn nữa, nhưng núi Cối vẫn còn tại xã Tân Phong với đầy hoa thơm, quả lạ. Vườn hoa núi Cối đã trở thành một địa danh nổi tiếng của vùng Cao Phong và đã đi vào sử sách.

Chuyện trong dân gian kể lại rằng: Trong một bữa tiệc vui do hiểu lầm mà tù trưởng chém oan vợ mình. Tỉnh lại quá thương tiếc vợ, tù trưởng đã cho làm lễ an táng rất linh đình.

Cũng có chuyện kể, Chồng nàng là một vị thổ lang quyền uy cả một vùng Mường rộng lớn tuy nhiên ông cũng đã có nhiều vợ chính vì vậy quan hệ vợ chồng nàng không được mặn mà. Một lần ông giả ốm, kêu công chúa vào Khám. Thấy chồng ngủ công chúa đã không dùng tay khám như bình thường mà dùng chân đặt lên đầu. Nhà lang rất giận đã không kìm được rút kiếm chém chết nàng. Sau này, ân hận vì hành vi nóng vội của mình vị lang Mường này đã cho chôn cất nàng hết sức linh đình, kéo dài nhiều ngày tháng.

Về cái chết của nàng công chúa thực hư câu chuyện chưa được kiểm chứng, vì đây là lưu truyền trong dân gian và mộ của công chúa được an táng trong khu Hiện nay thuộc xã Dũng Phong (trước kia hai xã Tân Phong và Dũng Phong cùng chung một xã) vẫn còn dấu vết của khu mộ cổ ở Đồng Cúi, hay còn gọi là Đồng Mô. Khu mộ Mường Dũng Phong còn lại cho tới ngày nay dù đã mất đi vẻ bí hiểm, mất đi hình dáng ban đầu, nguyên sơ của nó. Tuy nhiên ở đây còn không ít ngôi mộ với kích thước đồ sộ, khá nguyên vẹn với những truyền thuyết đầy bí ẩn.

Công chúa Lê kết thúc cuộc sống nơi dương gian khi tuổi đời còn non trẻ. Tư liệu về nàng mờ nhạt và quá ư ít ỏi. Tuy nhiên, dù không còn nhớ tên tuổi, dung nhan, nhưng vì nỗi thương xót, ngậm ngùi mà truyền thuyết về công chúa nhà Lê về làm dâu xứ Cao Phong vẫn được truyền tụng mãi trong nhân dân vùng Cao Phong. Khép lại một phận người, dân gian mở ra những chiêm nghiệm về cuộc sống, tình yêu và hạnh phúc.

Chính câu chuyện “Vườn hoa núi Cối” Chuyện là câu chuyện tình cảm động tình yêu trong thời kỳ chế độ phong kiến đã bước vào giai đoạn suy vong. Câu chuyện đậm màu sắc bi thương của lễ giáo phong kiến dẫn đến kết quả tất cả cùng đau khổ và tình yêu không lối thoát đó đã được ghi vào áng Mo Mường của vùng Mường Thàng - Cao Phong và đã được lưu truyền, truyền dạy cho đến ngày hôm nay.

Nhằm phát huy giá trị nhân văn, lịch sử, văn hóa đó, trong những năm qua, Huyện ủy, HĐND và Ủy ban nhân dân huyện Cao Phong đã phối kết hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình xây dựng các đề án lưu giữ và phát triển được những nét văn hóa đặc sắc của Mo Mường tại địa phương.

Đến nay, huyện Cao Phong đã có 29 thầy Mo hoạt động trong nghề và thường xuyên thực hiện nghi lễ Mo tại 12 xã của huyện. Phạm vi, quy mô của tín ngưỡng mo thể hiện ở các nghi lễ trong đời sống của người Mường Cao Phong; Trong đó phải kể đến nghi lễ được sử dụng Mo Mường nhiều nhất Vào dịp quan trọng của gia đình như cất nhà mới, làm ma chôn cất người thân, người Mường Cao Phong đều mời ông mo đến làm lễ và đọc mo cho cả nhà cùng nghe. Những bài mo có ý nghĩa giáo dục rất lớn đối với cộng đồng dân tộc Mường, với nội dung khuyên răn con người tránh làm điều ác, chuyển tải tinh thần đoàn kết của gia đình, dòng họ, cộng đồng và dân tộc.

Để nhằm tiếp tục phát huy giá trị Mo Mường vùng Mường Cao Phong nói riêng và Hòa Bình nói chung; nhằm hướng tới mục tiêu thực hiện tốt công tác Bảo tồn và phát huy di sản Mo Mường Hòa Bình theo lộ trình và các bước đạt hiệu quả trong những năm tiếp. Đề nghị với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh một số kiến nghị như sau:

1. Tổ chức Tôn vinh các Nghệ nhân Mo có uy tín của các vùng Mường để nhằm huy giá trị đặc trưng riêng của Mo tại mỗi vùng Mường; Tổ chức các hình thức khen thưởng, động viên, tham quan, bồi dưỡng kiến thức chính trị, tình hình thời sự, phổ biến pháp luật cho đội ngũ nghệ nhân Mo và những người có uy tín trong cộng đồng dân tộc nhằm đạo tạo hạt nhân, tuyên truyền giáo dục pháp luật và các giá trị truyền thống tới nhân dân.

2. Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao ý thức trong mọi cấp mọi ngành và nhân dân đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước trong linh vực văn hóa và quản lý trong công tác bảo tồn, phát huy các gia trị văn hóa truyền thống.

3. Có chính sách đãi ngộ các nghệ nhân có đóng góp trong việc bảo tồn và lưu giữ các giá trị Mo Mường Hòa Bình nói chung. Xây dựng chính sách quản lý và tạo điều kiện cho việc phát huy giá trị Mo Mường ở các địa phương trong tỉnh một cách tốt nhất, hợp lý nhất vừa đảm bảo được tính văn hóa, văn minh và bảo tồn được giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc Mường./.

 

                             Theo Website Mo muong.hoabinh.gov.Vn

 

 

Các tin khác


Chiến thắng Hòa Bình tạo thế phát triển mới cho phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp (Tiếp theo số báo trước và hết)

(HBĐT) - Ngày 23/2/1952, địch bắt đầu rút chạy khỏi TX Hòa Bình. Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích ven đường 6 đã kịp thời truy kích, chặn đánh, chia cắt toàn quân địch, dội pháo xuống đội hình hành quân tháo chạy của chúng. Tại Thịnh Lang, 2 đại đội địch bị tiêu diệt. Tại bến Ngọc, nhiều ca nô bị bắn chìm, xe giặc bốc cháy, hàng chục tên giặc tan xác. Trên các đoạn đường quốc lộ số 6 từ Phương Lâm đến Đầm Lấm, từ cầu Dụ đến Xuân Mai trên 1 tiểu đoàn giặc phải phơi xác.

Chiến dịch Hòa Bình - mốc son trong lịch sử chống thực dân Pháp

(HBĐT) - Đối phó với tình hình trên, Tỉnh ủy đã kịp thời huy động bộ đội, công an truy đuổi bọn biệt kích, lùng bắt bọn phản loạn. Bị thế trận chiến tranh nhân dân bao vây chia cắt, chặn đường chi viện tiếp tế, quân giặc ở phân khu thị xã, phân khu sông Đà ngày thêm khốn quẫn, tinh thần sỹ quan, binh lính ngày thêm sa sút.

Mường Động Kim Bôi, hướng phát triển toàn diện, bền vững

(HBĐT) - Dưới triều Lê, vùng đất Kim Bôi thuộc phủ Gia Hưng, trấn Hưng Hóa. Đến năm Tự Đức thứ 5 (năm 1851), Kim Bôi là một tổng của huyện Mỹ Lương, phủ Quốc Oai. Ngày 22/6/1886, khi tỉnh Mường Hòa Bình được thành lập, Kim Bôi là một tổng của phủ Lương Sơn thuộc tỉnh Mường. Ngày 15/4/1959, huyện Lương Sơn được chia thành 2 huyện: Lương Sơn và Kim Bôi. Lúc mới thành lập, huyện Kim Bôi gồm 22 xã. Sau những sáp nhập, chia tách, hiện nay, huyện có 28 xã, thị trấn. Toàn huyện có trên 116.000 người với 5 dân tộc anh em cùng chung sống là Mường, Kinh, Dao, Tày, Thái, trong đó, dân tộc Mường chiếm 82,4%.

Bài 29: Huyện Mai Châu hành trình 130 năm xây dựng và phát triển

(HBĐT) - Mai Châu được hình thành từ thế kỷ XIII với tên gọi đầu tiên là Mường Mai. Đến thời Lê, châu Mai Châu được thành lập gồm 3 động thuộc lộ Đà Giang, trấn Gia Hưng, xứ Hưng Hóa. Thời kỳ Pháp thuộc, tỉnh Mường Hòa Bình được thành lập (năm 1886), châu Mai Châu thuộc phủ Chợ Bờ.

Tết cơm mới của đồng bào Thái

(HBĐT) - Những bàn tay nam thanh, nữ tú nắm chặt say điệu xòe, điệu khắp đối đáp tình tứ được cất lên kéo dài đến tận đêm về sáng… hòa trong tiết xuân của đất trời, người Thái ở Mai Châu đón Lễ cơm mới. Trước đây, người Thái không ăn Tết Nguyên đán như người Việt, Lễ cơm mới được xem là nghi lễ lớn nhất trong năm. Tuy đã có nhiều giao thoa, tiếp biến với văn hóa của các dân tộc khác, song cho đến nay, Lễ cơm mới của người Thái ở huyện Mai Châu vẫn còn giữ được những nét độc đáo, riêng biệt.

Ngao du chợ Tết

(HBĐT) - Trong mường tượng của những người chưa từng đi chợ phiên dịp Tết, phiên chợ Tết hẳn sẽ có những âm sắc rất riêng, giống như lát cắt văn hóa độc đáo không thể hòa lẫn giữa muôn màu cuộc sống. Mang theo sự háo hức, thỏa mãn trí tò mò, chúng tôi tìm đến chợ Tết để ngao du, vui chơi, hòa mình vào không gian đậm sắc thái vùng miền khi Tết đến, xuân về.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục