(HBĐT) - Ngày Quốc giỗ Hùng Vương là dịp để cháu con hôm nay nghĩ suy về truyền thống cha ông, tự hào về sức mạnh cội nguồn, về sự trường tồn của dân tộc.

 

Từ ngàn đời nay, Giỗ Tổ Hùng Vương luôn là ngày lễ trọng của dân tộc Việt Nam - những người mang trong mình dòng máu Rồng Tiên. Những ngày này, là người Việt Nam, ai cũng mong được hành hương về miền đất Tổ, được lên đỉnh núi thiêng Nghĩa Lĩnh để thành kính dâng nén hương thơm, tỏ lòng tri ân công đức tổ tiên. 

 

“Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”. Từ bao đời nay, câu ca ấy vẫn in sâu trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam. Dù ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này, cứ đến ngày Giỗ Tổ là hàng triệu người con mang trong mình dòng máu Lạc Hồng cùng hành hương hoặc hướng về đất Tổ, thắp nén tâm hương, nhớ về nguồn cội, tri ân tổ tiên với tấm lòng thành kính của mình.

 

 

Rước kiệu tại Lễ hội Đền Hùng.

 

Bốn nghìn năm qua, dân tộc Việt Nam mãi mãi ghi tạc công lao các Vua Hùng, từ việc nhỏ nhất như dạy dân cày ruộng, đi săn; đến những công trạng lẫy lừng trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, đắp đê trị thủy, đánh đuổi ngoại xâm, giữ yên bờ cõi.

 

Từ Phong Châu, Mẹ âu Cơ cùng đàn con băng qua bao núi đồi, vượt qua sơn lam chướng khí, mở mang đất đai, chí thú gieo trồng, ruộng đồng ngày một thênh thang, đường sá ngày một rộng dài. Trên rừng dưới biển, đâu đâu cũng thấm đẫm mồ hôi, công sức của lớp lớp con Hồng cháu Lạc.

 

Bốn nghìn năm sức mạnh Việt Nam còn là những dấu ấn không thể phai mờ của những giá trị văn hóa truyền thống được hun đúc qua nhiều thế hệ. Một trong những nét đẹp đó là tinh thần cố kết cộng đồng. Hai chữ “đồng bào” gắn liền với câu chuyện Mẹ âu Cơ sinh ra trăm trứng nở trăm con; tình cảm “đồng bào” vì thế mà thành một giá trị thiêng liêng.

 

54 dân tộc anh em trên mảnh đất hình chữ S, dù ở miền ngược hay miền xuôi, đều là con một mẹ, là cây một cội, là hoa một cành. Dù ở trong nước hay ngoài nước, người Việt Nam vẫn luôn nhớ mình có chung một ngày Giỗ Tổ. Tìm về non thiêng Nghĩa Lĩnh là tìm về giá trị của tinh thần đại đoàn kết toàn dân - yếu tố tạo nên sức mạnh nội sinh của dân tộc trong suốt cuộc trường chinh dựng nước và giữ nước hôm qua, hôm nay và mãi mãi về sau.

 

Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước mấy ngàn năm là lịch sử chiến thắng của tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng, triệu người như một. Từ những triều đại Lý, Trần, Lê… lẫy lừng chiến công phá Tống, bình Chiêm, kháng Nguyên, trừ Minh… đến thời đại Hồ Chí Minh – thời đại của cả dân tộc “rũ bùn đứng dậy” đấu tranh lật đổ chế độ thực dân phong kiến áp bức, giải phóng dân tộc và xây dựng Chủ nghĩa xã hội.

 

Ở đâu, lúc nào, dù lịch sử đi vào những khúc quanh cam go nhất cũng được hóa giải thành công bằng trí tuệ, sức mạnh của tinh thần đại đoàn kết toàn dân.

 

Trong Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 8 lần nhắc đến hai từ “Đoàn kết”. Đó không chỉ là sự đồng cảm của những bậc thiên tài mà còn là sự minh triết về cội nguồn, là tâm nguyện về sức mạnh và sự trường tồn của dân tộc. Sức mạnh Việt Nam vì thế, còn là sức mạnh của truyền thống trung nghĩa, nhân hòa, vị tha từ ngàn đời cha ông truyền lại.

 

Với niềm tự hào dân tộc và lòng thành kính hướng về nguồn cội, chúng ta càng thấy trách nhiệm hơn với lời dạy của tiền nhân, nêu cao tinh thần hòa hợp, phát huy nguồn lực, chung tay xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, để đạo lý nguồn cội, truyền thống đoàn kết luôn là nguồn lực vô tận cho dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam mãi mãi trường tồn!.

 

 

                                     (Theo Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam)

 

 

Các tin khác


 Huyện Kỳ Sơn, vùng đất thức ở cửa ngõ tỉnh lỵ

(HBĐT) - Kỳ Sơn cũng là vùng đất cổ được hình thành khá sớm của tỉnh. Nhiều năm qua, đồng bào các dân tộc Mường, Kinh, Dao huyện Kỳ Sơn đã chung sức xây dựng huyện ngày một phát triển toàn diện. Trước tháng 12/2001, vùng đất Kỳ Sơn rộng lớn, trù phú bao gồm các xã thuộc huyện Cao Phong hiện nay; nơi được biết đến là “thủ phủ” của cây mía tím, cây có múi cùng nét bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo. Hiện nay, huyện Kỳ Sơn có 10 xã, thị trấn gồm: thị trấn Kỳ Sơn, Dân Hạ, Dân Hòa, Hợp Thành, Hợp Thịnh, Phú Minh, Phúc Tiến, Mông Hóa, Độc Lập và Yên Quang.

Chiến thắng Hòa Bình tạo thế phát triển mới cho phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp (Tiếp theo số báo trước và hết)

(HBĐT) - Ngày 23/2/1952, địch bắt đầu rút chạy khỏi TX Hòa Bình. Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích ven đường 6 đã kịp thời truy kích, chặn đánh, chia cắt toàn quân địch, dội pháo xuống đội hình hành quân tháo chạy của chúng. Tại Thịnh Lang, 2 đại đội địch bị tiêu diệt. Tại bến Ngọc, nhiều ca nô bị bắn chìm, xe giặc bốc cháy, hàng chục tên giặc tan xác. Trên các đoạn đường quốc lộ số 6 từ Phương Lâm đến Đầm Lấm, từ cầu Dụ đến Xuân Mai trên 1 tiểu đoàn giặc phải phơi xác.

Chiến dịch Hòa Bình - mốc son trong lịch sử chống thực dân Pháp

(HBĐT) - Đối phó với tình hình trên, Tỉnh ủy đã kịp thời huy động bộ đội, công an truy đuổi bọn biệt kích, lùng bắt bọn phản loạn. Bị thế trận chiến tranh nhân dân bao vây chia cắt, chặn đường chi viện tiếp tế, quân giặc ở phân khu thị xã, phân khu sông Đà ngày thêm khốn quẫn, tinh thần sỹ quan, binh lính ngày thêm sa sút.

Mường Động Kim Bôi, hướng phát triển toàn diện, bền vững

(HBĐT) - Dưới triều Lê, vùng đất Kim Bôi thuộc phủ Gia Hưng, trấn Hưng Hóa. Đến năm Tự Đức thứ 5 (năm 1851), Kim Bôi là một tổng của huyện Mỹ Lương, phủ Quốc Oai. Ngày 22/6/1886, khi tỉnh Mường Hòa Bình được thành lập, Kim Bôi là một tổng của phủ Lương Sơn thuộc tỉnh Mường. Ngày 15/4/1959, huyện Lương Sơn được chia thành 2 huyện: Lương Sơn và Kim Bôi. Lúc mới thành lập, huyện Kim Bôi gồm 22 xã. Sau những sáp nhập, chia tách, hiện nay, huyện có 28 xã, thị trấn. Toàn huyện có trên 116.000 người với 5 dân tộc anh em cùng chung sống là Mường, Kinh, Dao, Tày, Thái, trong đó, dân tộc Mường chiếm 82,4%.

Bài 29: Huyện Mai Châu hành trình 130 năm xây dựng và phát triển

(HBĐT) - Mai Châu được hình thành từ thế kỷ XIII với tên gọi đầu tiên là Mường Mai. Đến thời Lê, châu Mai Châu được thành lập gồm 3 động thuộc lộ Đà Giang, trấn Gia Hưng, xứ Hưng Hóa. Thời kỳ Pháp thuộc, tỉnh Mường Hòa Bình được thành lập (năm 1886), châu Mai Châu thuộc phủ Chợ Bờ.

Tết cơm mới của đồng bào Thái

(HBĐT) - Những bàn tay nam thanh, nữ tú nắm chặt say điệu xòe, điệu khắp đối đáp tình tứ được cất lên kéo dài đến tận đêm về sáng… hòa trong tiết xuân của đất trời, người Thái ở Mai Châu đón Lễ cơm mới. Trước đây, người Thái không ăn Tết Nguyên đán như người Việt, Lễ cơm mới được xem là nghi lễ lớn nhất trong năm. Tuy đã có nhiều giao thoa, tiếp biến với văn hóa của các dân tộc khác, song cho đến nay, Lễ cơm mới của người Thái ở huyện Mai Châu vẫn còn giữ được những nét độc đáo, riêng biệt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục