(HBĐT) - Nghệ nhân mo là người nắm giữ các bài mo, có nổ, có các đồ tế khí: Túi khót, gươm, giáo, các loại mũ, áo quần... và là người trực tiếp thực hành diễn xướng mo Mường.

 

Trong dân gian, người Mường gọi họ rất tôn kính là các thầi mo - thầy mo, pổ mo - bố mo, ông ậw - ông ậu... Trong đó, danh xưng thầy mo là phổ biến hơn cả. Các vị này đều là nam giới, chưa đâu có, chưa thấy đâu có phụ nữ làm thầy mo.

Bao đời qua, lời mo được truyền khẩu gắn liền với con người thực hành mo và lưu giữ trong truyền khẩu dân gian. Chỉ từ khi được sưu tầm, biên dịch, in thành sách, lúc này, lời mo mới tồn tại riêng rẽ ngoài con người. Bao lâu nay, khi nói đến mo Mường, người ta chỉ nói về lời mo chứ không nói đến môi trường, con người diễn xướng. Thế nên lời mo và nghệ nhân mo giữ vai trò quan trọng nhất trong di sản mo Mường.

Hiện nay, trong tỉnh ta có nhiều cách phân định dân gian khác nhau. Riêng người Mường ở huyện Lạc Sơn, thầy mo chỉ thực hiện nghi lễ trong các đám ma, còn các nghi lễ khác có các loại thầy khác như: tlượng, mỡi. Đặc biệt, trang phục thầy mo ở Lạc Sơn có loại mũ có sừng và mũ hình chóp chỉ sử dụng trong mo tang lễ.

ở các vùng Mường khác, nhất là ở huyện Cao Phong, Tân Lạc, các thầy mo không chỉ xuất hiện làm chủ tế trong tang lễ mà còn làm chủ tế trong các nghi lễ cầu mạnh khỏe bên ngoài đám tang. Mũ của họ dùng là mũ hình chóp và mũ đuôi én.

Những khác biệt trên đây thực chất là sự biến đổi qua các vùng địa phương, bản chất vẫn là mo Mường. Khi thực hiện các nghi lễ họ vẫn sử dụng túi khót, quạt và các trường đoạn có trong lời mo.

Theo điều tra thống kê của Sở VH-TT&DL năm 2015, trong toàn tỉnh có hơn 200 nghệ nhân mo Mường và đa số họ còn đang thực hành di sản.

Thầy mo là người đứng ra làm chủ tế trong các nghi lễ đám ma cổ truyền, một số nghi lễ cầu mạnh khỏe, lễ hội dân gian của người Mường, có vai trò chủ trì các nghi lễ, diễn xướng các bài mo, giúp gia đình có tang trấn an, trừ tà để người sống an lòng, không hoang mang, lo sợ trước cái chết, vững tâm để lao động, sản xuất, xây dựng cuộc sống... Nói cách khác, các nghệ nhân mo trong lịch sử cho đến ngày nay đều là những người có vai trò như điểm tựa tinh thần trong các cộng đồng người Mường trước các biến động của cuộc sống. Đa số họ mang trong mình vai trò và trọng trách tự nhiên rất tích cực. Tuy nhiên, trong số đó cũng có những người có những hạn chế nhất định. Điều này ít nhiều làm ảnh hưởng xấu đến mục đích, tôn chỉ của nghề mo.

Nghề mo là chỉ chung những thầy mo sinh sống bằng công việc đi làm mo. Đã gọi là nghề thì phải có công cụ, nghề mo cũng không đứng ngoài quy luật đó. Có thể chia công cụ hành nghề của thầy mo thành 2 loại, loại thứ nhất là công cụ không thể cầm, sờ được, thầy mo phải nhớ trong đầu đó là các bài cúng, các bài mo. Loại thứ hai là đồ vật được cầm, khoác lên người khi hành lễ hay khi cần dùng trong hành nghề. Theo như ngày nay gọi là công cụ phi vật thể và vật thể.

Một đám ma cổ truyền ít nhất cũng phải có 2 ông mo làm chủ tế, một ông thầy cả và một ông mo đổi. Trong tang lễ các nhà lang - đạo, quý tộc Mường ít nhất phải có 3 ông thầy, trong đó có mo ká - mo cả, mo pèl - mo bèl, mo zỏi - mo dói…

Qua tìm hiểu có thể nhận thấy rằng, một người muốn trở thành thầy mo phải hội đủ các yếu tố sau:

1- Phải thuộc các bài mo, các bài cúng khấn… biết cách bày biện các mâm lễ, đồ lễ thích ứng với từng nghi lễ trong đám ma.

2 - Phải có đầy đủ các đạo cụ, đồ tế khí của nghề mo như: khót, khénh (chuông đồng nhỏ), kiếm hoặc gươm, trang phục…

3 - Phải có nổ thân thư: Có các đời cha, ông đã từng làm nghề mo. Thầy mo càng có nhiều đời người làm mo thì càng được dân gian tôn sùng và đánh giá cao về năng lực "pháp thuật”, dân gian Mường còn gọi là các dòng mo. Nếu các ông mo tự học không có nổ phải đi mượn nổ các dòng mo khác mới hành nghề được.

Trong các yếu tố kể trên, quan trọng nhất là phải thuộc các bài mo, cúng… Có nghĩa là phải học. Chuyện các ông mo muốn tự tôn mình lên đã tự thêu dệt hay đưa đẩy cho người thân của mình thêu dệt nên những câu chuyện nhuốm màu sắc huyền hoặc như là ông ta làm nghề mo không cần học, cứ hàng đêm trong giấc mộng có ông cụ (đại loại là nhân vật huyền bí hay người quá cố đã từng làm nghề mo nào đó…) đến dạy cho biết, thuộc các bài mo, cúng...

Thực ra không đúng như vậy, nghề mo cũng phải học. Những người có cha, chú làm nghề mo, tlượng… việc học có phần đơn giản và thuận lợi hơn vì họ được trực tiếp truyền nghề. Những người không có điều kiện như trên phần đa là người có tư chất thông minh, bộ óc mau nhớ, nhớ lâu. Khi đi đến các đám ma, họ chịu khó lắng nghe, học hỏi dần rồi cũng biết, cũng thuộc các bài mo… Có nhiều người bán trâu, bò, bán của cải trong nhà đi để học nghề mo.

Công cụ vật thể sử dụng, các đồ tế khí dụng trong hành nghề của thầy mo Mường rất phong phú, mỗi vùng mường có khác nhau bao gồm: trang phục, gươm, kiếm, giáo... Đặc biệt là túi khót chứa trong đó những vật lạ, những công cụ thời xa xưa. Mỗi vật là một biểu tượng sức mạnh phò trợ thầy mo trong công việc.

Trang phục thầy mo Mường, đặc biệt là chiếc mũ rất đặc biệt. ở vùng Lạc Sơn, các thầy mo khi tiến hành chủ tế các nghi lễ mo trong tang lễ họ đội chiếc mũ tạo hình hai chiếc sừng bò tót hướng về phía trước rất oai linh. Trên mũ màu đỏ và dải mũ được thêu trang trí những con linh vật như: Rùa, rồng, phượng, chim, cá... Các hình linh vật thể hiện nhân sinh quan, thế giới quan của người Mường. Theo các nhà khoa học, nhiều khả năng chiếc mũ có sừng thầy mo Mường ở huyện Lạc Sơn có mối liên hệ với hình vẽ trong hang Đồng Nội ở xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy. Đó là sự tôn sùng sức mạnh của hoang thú trong tự nhiên và khát khao chế ngự chúng phục vụ cho đời sống con người.

(Còn nữa)

 

                                                                                 Bùi Huy Vọng

                                                         (Xóm Bưng, xã Hương Nhượng, huyện Lạc Sơn)

                                                                                                                                                   

Các tin khác

Không có hình ảnh

Chuyện kể về anh hùng Bùi Văn Hợp

(HBĐT) - Con đường bê tông rợp bóng tre đưa chúng tôi đến ngôi nhà nhỏ tại xóm Chiềng 1, xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi - nơi anh hùng Bùi Văn Hợp sinh ra và lớn lên. Kín những khoảng tường trong ngôi nhà nhỏ là rất nhiều giấy khen, huân, huy chương. 45 năm sau ngày anh ngã xuống, câu chuyện về anh vẫn có sức sống mãnh liệt, là niềm tự hào của mảnh đất Mường Động anh hùng.

Truyền thống “ đi trước mở đường” tiếp bước tương lai

(HBĐT) - Địa bàn tỉnh là đầu mối giao thông tỏa đia mọi miền đất nước có tầm đặc biệt quan trọng trong thời chiến tranh. Quốc lộ 6 nối liền Thủ đô với các tỉnh đồng bằng qua miền Trung du lên Tây Bắc, sang Lào, vào các tỉnh khu 4, đến chiến trường miền Nam. Trục đường 6 nối liền quốc lộ 21A, 12A, 21B, quốc lộ 15, tất cả hình thành hệ thống GTVT liên hoàn. Trên các tuyến có 5 bến phà là: Bờ, Rút, Thia, Vụ Bản, Chi Nê. Trên các tuyến giao thông có các cầu, cống lớn, nhiều nhịp, khẩu độ hàng chục mét, có nhiều đoạn qua đèo hiểm trở bên núi, bên sông như dốc Chó Treo, đèo Hút Gió…Đó là những trọng điểm xung yếu được xác định là “yết hầu” của tuyến giao thông trên địa bàn, cũng là trọng điểm đánh phá liên tục của giặc Mỹ trong chiến tranh.

Xã Thu Phong âm vang chiến công bắn rơi máy bay Mỹ

(HBĐT)- Mảnh đất anh hùng Thu Phong (Cao Phong) đang từng ngày đổi thay. Thu Phong phủ một màu xanh bạt ngàn của những đồi cam. Trái cam vàng đã đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc nhưng trong tiềm thức của người dân nơi đây luôn âm vang chiến công oanh liệt dùng súng trường bắn rơi máy bay Mỹ ngày 20/7/1966 của 5 dân quân xã Thu Phong.

Nhìn lại đôi nét lịch sử huyện Lạc Sơn, văn hóa Mường qua một bộ sưu tập ảnh quý

(HBĐT) - Hiện nay, tại làng Chiềng Vang ở huyện Lạc Sơn, trong gia đình ông Quách Phẩm còn lưu giữ hơn 100 bức ảnh đen trắng được chụp từ những năm 1930 - 1940 của thế kỷ XX, có giá trị về nhiều mặt. Qua thông tin các bức ảnh có thể cho ta thấy được phần nào về văn hóa, đời sống của người Mường trong thời Pháp thuộc. Trải qua nhiều thăng trầm của thời cuộc, lịch sử tác động đến gia đình cộng với sự dịch chuyển nhiều lần, qua tay nhiều người, chất liệu ảnh cơ bản in trên giấy nên nhiều ảnh đã phai, ố, bong tróc, tuy nhiên có nhiều bức ảnh còn giữ được những nét cơ bản dễ nhận biết.

Đồng chí Lê Duẩn - tấm gương người chiến sỹ cộng sản kiên cường

(HBĐT) - Sau khi đất nước thống nhất, cả nước cùng tiến lên CNXH, đồng chí Lê Duẩn đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm xác định và hoàn chỉnh đường lối cách mạng XHCN ở nước ta. Đường lối ấy thể hiện những tư tưởng lớn của đồng chí về giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại; về nắm vững chuyên chính vô sản và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động; về tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt, coi công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ; về nền văn hóa mới và con người mới XHCN; về cơ chế Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý...

Ngày Giỗ Tổ, nghĩ về sức mạnh cội nguồn dân tộc

(HBĐT) - Ngày Quốc giỗ Hùng Vương là dịp để cháu con hôm nay nghĩ suy về truyền thống cha ông, tự hào về sức mạnh cội nguồn, về sự trường tồn của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục