(HBĐT) - Trong xã hội, các gia đình sống sát nhau, làm nhà gần nhau, có chung một loại hình nghề nghiệp sinh tồn, xu hướng liên kết với nhau trong và ngoài huyết thống tạo nên các KDC.


Quá trình liên kết thực thể này trong người Mường chính là hình thành KDC cổ truyền mang tên gọi: Kwêl (tổ hợp kw - đọc như q trong tiếng Việt), bủng, lủng, lang, dịch sang tiếng phổ thông là: Quê, búng, lũng, làng.
 
Với người Mường ở Hòa Bình, hình thái các KDC cổ truyền gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước, chăn nuôi, săn bắn và hái lượm ở trình độ tự cung, tự cấp tại chỗ, các hình thức giao thương chưa phát triển. Tổ chức các KDC này thuộc dạng tổ chức xã hội nông thôn miền núi.



Các khu dân cư cổ truyền Mường thường tọa trên các mái đồi thấp, lưng tựa vào phía sau có thế đất cao hơn, nhà sàn hướng về trước là cánh đồng lúa.
 
Địa bàn người Mường sinh sống trong các thung lũng hẹp, quanh chân thấp của những sườn núi, sườn đồi bao bọc các thung lũng. Họ ở nhà sàn, nghề trồng lúa nước là chủ yếu, có một số nơi vùng cao còn trồng lúa nương. Trên các thung lũng, bãi bằng mở ra phía trước được khai khẩn thành đất trồng trọt, xung quanh là các ngọn đồi thấp hoặc núi đá vôi. Cũng có một số nơi người Mường lập làng giữa các cánh đồng.
 
Do đặc điểm địa hình và phương thức sản xuất nên các KDC của người Mường là tổ chức xã hội nông thôn theo nghề nghiệp có pha chút dáng dấp của tổ chức nông thôn theo dạng họ tộc cùng huyết thống.
 
Các khu dân cư tổ chức theo dạng phường, hội nghề nghiệp thủ công trước tháng 8/1945 hầu như chưa xuất hiện.
 
Mo sử thi Đẻ đất - đẻ nước đã mô tả rất rõ lịch sử hình thành các KDC của người Mường bằng hình tượng ba anh em nhà lang đá Cài, lang đá Cần và nàng Dạ Kịt trước ở trong hang đá, sau đó ra khỏi hang khai khẩn đất đai để trồng trọt, sau đó mới làm nhà sàn để ở, từ đó hình thành các làng mường. Theo các nhà khoa học, bối cảnh xã hội được phản ánh trong mo sử thi Đẻ đất - đẻ nước được xác định tương đương với thời sơ sử, thời đại đồ đồng bắt đầu thịnh hành, tức là vào giai đoạn hình thành nhà nước Văn Lang, tương đương thời Vua Hùng dựng nước cách ngày nay trên 2.500 năm. Lịch sử loài người cho thấy, từ đời sống nguyên thuỷ tổ chức thành các bộ lạc sở hữu tài sản tập thể. Sau đó do sự phát triển của sản xuất, hình thức chiếm hữu tài sản và tư liệu lao động thành của tư hữu, khi đó hình thành các ngôi nhà với sở hữu riêng của từng gia đình và hình thành các KDC.
 
Không ai biết chính xác một cách cơ học thời điểm hình thành các KDC của người Mường, chỉ biết rằng đã xuất hiện rất lâu đời và tồn tại trong các thung lũng được khai khẩn thành ruộng cấy lúa, đồng bãi để trồng màu nên người Mường bắt buộc phải định cư ổn định lâu dài, không có tập quán du canh, du cư dù rằng có một bộ phận cư dân sống bằng nghề làm nương rẫy.
 
Sự hình thành các KDC mới là một quá trình theo chiều dọc thời gian chưa bao giờ ngừng kéo dài liên tục trong lịch sử người Mường từ trước cho tới ngày nay vẫn đang tiếp tục.
 
Đặc điểm địa hình vùng người Mường sinh sống trên địa bàn tỉnh cơ bản là vùng trung du, đồi núi thấp, các đồi núi xen lẫn tạo nên các thung lũng bồn địa, vùng đồng bằng nhỏ, hẹp chằng chịt khe lạch và sông, suối. Đây là yếu tố tự nhiên tác động rất lớn đến việc định hình các KDC cổ truyền của người Mường.
 
Các KDC của người Mường thường tọa trên những chân đồi thấp, mái gò đất thoai thoải, lưng tựa vào núi, đồi hay các thế đất cao hơn đổ thoai thoải về phía trước. Các ngôi nhà sàn hướng ra phía trước hay xung quanh là cánh đồng hay đất bãi dùng canh tác nông nghiệp, xa xa hơn thường có con sông, con suối chảy qua. Đặc điểm này thể hiện rõ nhất trong khu vực thung lũng Mường Vang thuộc huyện Lạc Sơn. Loại địa hình này thường không ổn định, không đồng nhất, các chân đồi có nơi thoai thoải độ dốc vừa phải song cũng có nhiều nơi độ dốc cao trên mái đồi xuống đến chân đồi lại khá bằng phẳng. Đây là đặc trưng chung nhất, phổ biến nhất.
 
Do sinh sống ở vùng trung du, mái đồi thấp, nhiều khe, suối nên lũ lụt vào mùa mưa là nỗi lo thường trực của người Mường vì các thung lũng như lòng chảo hứng nước mưa, nước trên các triền núi, dãy đồi ập xuống làm nước dưới thung lũng không kịp tiêu chảy, dâng cao gây nên những trận lũ lụt kinh hoàng.
 
Chính do làm nhà tránh ở gần sông, suối, làm trên cao nên người Mường định cư được ổn định, lâu dài và trong lịch sử đã tránh được nhiều tai ương, thảm hoạ do thiên nhiên mang đến. Việc lập mường, làm nhà trên các mái đồi thoai thoải, không gần các bờ sông, suối đã tránh được những trận lở núi, lở đất kinh hoàng vẫn thường xảy ra ở miền núi, các bờ sông, suối.

 (Còn nữa) 

Bùi Huy Vọng

(Xóm Bưng, xã Hương Nhượng, Lạc Sơn)

 


Các tin khác

Không có hình ảnh

Tìm hiểu về nhà lang trong xã hội cổ truyền Mường

(HBĐT) - Theo quan điểm chung của giới nghiên cứu cho thấy, chế độ lang - đạo ra đời trong xã hội Mường từ giai đoạn đồ đồng chuyển sang giai đoạn đồ sắt, tương ứng giai đoạn văn hóa Đông Sơn. Nhờ có công cụ bằng kim khí nên năng suất lao động tăng cao, của cải trong xã hội dồi dào hơn trước. Hình thức sở hữu tư nhân chiếm ưu thế tuyệt đối, xã hội phân chia giai cấp diễn ra mạnh mẽ. Giai đoạn đầu khi mới hình thành, chế độ lang - đạo còn gần gũi với nhân dân, đóng vai trò như là tù trưởng, thủ lĩnh, phù hợp với trình độ sản xuất, quản lý xã hội khi đó. Trải qua hàng trăm năm, chế độ lang - đạo tập trung cho mình quyền tuyệt đối về sở hữu tư liệu sản xuất, thậm chí cả người dân của mình, dẫn đến độc quyền trong phân phối sản phẩm, độc quyền trong việc đề ra các luật lệ. Dân Mường phải lệ thuộc và trở thành nông nô, lao động cho các nhà lang. Chế độ này dần thoái hóa, trở nên cực kỳ bảo thủ, phản động cản trở bước tiến của xã hội và dần trở nên mâu thuẫn, đối lập sinh tử với dân Mường và bị đánh đổ trong cách mạng tháng 8/1945. Loạt bài viết này xin lược giới thiệu về nhà lang và chế độ nhà lang nhằm cung cấp cho bạn đọc cái nhìn tuy sơ lược nhưng toàn về chế độ này trong xã hội Mường trước tháng 8/1945.

Chuyện kể về anh hùng Bùi Văn Hợp

(HBĐT) - Con đường bê tông rợp bóng tre đưa chúng tôi đến ngôi nhà nhỏ tại xóm Chiềng 1, xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi - nơi anh hùng Bùi Văn Hợp sinh ra và lớn lên. Kín những khoảng tường trong ngôi nhà nhỏ là rất nhiều giấy khen, huân, huy chương. 45 năm sau ngày anh ngã xuống, câu chuyện về anh vẫn có sức sống mãnh liệt, là niềm tự hào của mảnh đất Mường Động anh hùng.

Truyền thống “ đi trước mở đường” tiếp bước tương lai

(HBĐT) - Địa bàn tỉnh là đầu mối giao thông tỏa đia mọi miền đất nước có tầm đặc biệt quan trọng trong thời chiến tranh. Quốc lộ 6 nối liền Thủ đô với các tỉnh đồng bằng qua miền Trung du lên Tây Bắc, sang Lào, vào các tỉnh khu 4, đến chiến trường miền Nam. Trục đường 6 nối liền quốc lộ 21A, 12A, 21B, quốc lộ 15, tất cả hình thành hệ thống GTVT liên hoàn. Trên các tuyến có 5 bến phà là: Bờ, Rút, Thia, Vụ Bản, Chi Nê. Trên các tuyến giao thông có các cầu, cống lớn, nhiều nhịp, khẩu độ hàng chục mét, có nhiều đoạn qua đèo hiểm trở bên núi, bên sông như dốc Chó Treo, đèo Hút Gió…Đó là những trọng điểm xung yếu được xác định là “yết hầu” của tuyến giao thông trên địa bàn, cũng là trọng điểm đánh phá liên tục của giặc Mỹ trong chiến tranh.

Xã Thu Phong âm vang chiến công bắn rơi máy bay Mỹ

(HBĐT)- Mảnh đất anh hùng Thu Phong (Cao Phong) đang từng ngày đổi thay. Thu Phong phủ một màu xanh bạt ngàn của những đồi cam. Trái cam vàng đã đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc nhưng trong tiềm thức của người dân nơi đây luôn âm vang chiến công oanh liệt dùng súng trường bắn rơi máy bay Mỹ ngày 20/7/1966 của 5 dân quân xã Thu Phong.

Nhìn lại đôi nét lịch sử huyện Lạc Sơn, văn hóa Mường qua một bộ sưu tập ảnh quý

(HBĐT) - Hiện nay, tại làng Chiềng Vang ở huyện Lạc Sơn, trong gia đình ông Quách Phẩm còn lưu giữ hơn 100 bức ảnh đen trắng được chụp từ những năm 1930 - 1940 của thế kỷ XX, có giá trị về nhiều mặt. Qua thông tin các bức ảnh có thể cho ta thấy được phần nào về văn hóa, đời sống của người Mường trong thời Pháp thuộc. Trải qua nhiều thăng trầm của thời cuộc, lịch sử tác động đến gia đình cộng với sự dịch chuyển nhiều lần, qua tay nhiều người, chất liệu ảnh cơ bản in trên giấy nên nhiều ảnh đã phai, ố, bong tróc, tuy nhiên có nhiều bức ảnh còn giữ được những nét cơ bản dễ nhận biết.

Đồng chí Lê Duẩn - tấm gương người chiến sỹ cộng sản kiên cường

(HBĐT) - Sau khi đất nước thống nhất, cả nước cùng tiến lên CNXH, đồng chí Lê Duẩn đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm xác định và hoàn chỉnh đường lối cách mạng XHCN ở nước ta. Đường lối ấy thể hiện những tư tưởng lớn của đồng chí về giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại; về nắm vững chuyên chính vô sản và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động; về tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt, coi công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ; về nền văn hóa mới và con người mới XHCN; về cơ chế Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục