(HBĐT) - Năm 2022, Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn do tác động của tình hình thế giới và khu vực; thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19. Phát huy tinh thần đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ, tổ chức thực hiện 8 chỉ tiêu vượt, 11 chỉ tiêu đạt Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Báo Hòa Bình bình chọn 10 sự kiện và kết quả nổi bật của tỉnh đạt được năm 2022.


1. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc tại tỉnh. Tổng Bí thư đã biểu dương những cố gắng và kết quả đạt được của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, nổi bật là đã chủ động triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc, có định hướng phát triển đúng, phù hợp với điều kiện của địa phương, đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19, phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, chăm lo cải thiện đời sống của Nhân dân…

2. Công tác xây dựng Đảng tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh, nổi bật là hoàn thiện quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý nhiệm kỳ 2020 - 2025, 2021 - 2026; xây dựng quy hoạch nhiệm kỳ 2025 - 2030, 2026 - 2031. Sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực Tỉnh ủy; Quy định về phân cấp, quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử; thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực của tỉnh; Quyết định phân công cán bộ, lãnh đạo cơ quan cấp tỉnh theo dõi các xã, phường, thị trấn. Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, chất lượng kết nạp đảng viên (trong năm kết nạp 1.638 quần chúng ưu tú vào Đảng, đạt 102,38% so với chỉ tiêu đề ra). Thực hiện toàn diện các nhiệm vụ công tác nội chính, kiểm tra, giám sát theo quy định; phối hợp chặt chẽ giữa công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với công tác thanh tra, kiểm toán, giám sát, điều tra, truy tố, xét xử của Nhà nước.

3. Thực hiện quyết liệt, thống nhất, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm 4 đột phá chiến lược và các nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, Hòa Bình có mức tăng trưởng cao hơn trung bình của cả nước: Năm 2022, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực, có 18/19 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tăng trưởng kinh tế ước đạt 9,03%; quy mô kinh tế đạt gần 57,7 nghìn tỷ đồng, tăng 6,4 nghìn tỷ đồng so với năm 2021. Thu ngân sách Nhà nước vượt 64% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao. Kim ngạch xuất khẩu tăng 18% so với cùng kỳ năm trước.


4. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được tăng cường: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 18,7 nghìn tỷ đồng, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước. Ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng khu, cụm công nghiệp, đô thị, du lịch… Đặc biệt một số dự án giao thông trọng điểm nhằm kết nối hệ thống giao thông trong tỉnh và khu vực như đường nối từ đường liên kết vùng Hòa Bình – Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình – Mộc Châu), đường Trần Hưng Đạo đến phường Dân Chủ (thành phố Hòa Bình) kết nối với quốc lộ 6, đường kết nối thị trấn Lương Sơn – Xuân Mai, Hà Nội... Diện mạo đô thị của tỉnh có nhiều đổi mới, tạo ấn tượng tốt đối với du khách trong và ngoài nước.

5. Phát triển nông nghiệp bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới đạt được kết quả quan trọng: Đã có sản phẩm chuối, nhãn, bưởi, mía xuất khẩu sang thị trường các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ và châu Âu. Trong năm có thêm 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 73 xã (bằng 56,6% tổng số xã); có 21 xã nông nông thôn mới nâng cao, 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 60 khu dân cư kiểu mẫu và 171 vườn mẫu. Có thêm 23 sản phẩm OCOP được công nhận, nâng tổng số sản phẩm OCOP toàn tỉnh lên 123 sản phẩm đạt 3-4 sao. Tổ chức thành công Hội chợ nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng trung du, miền núi phía Bắc năm 2022 nhằm kết nối giao thương, quảng bá hàng nông sản của tỉnh tới người tiêu dùng gắn với tiêu thụ sản phẩm.


6. Môi trường kinh doanh từng bước được cải thiện, hoạt động xúc tiến đầu tư được đẩy mạnh, nhất là thu hút các nhà đầu tư chiến lược: Trong năm có 75 dự án đầu tư trong nước được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 35.000 tỷ đồng; so với cùng kỳ năm trước, số dự án đầu tư được cấp phép đầu tư tăng 31 dự án, vốn đăng ký đầu tư bằng 102,2%. Đặc biệt đã chấp thuận cho Tập đoàn Sun Group là nhà đầu tư thực hiện 3 dự án Khu đô thị sinh thái và Quần thể khu vui chơi giải trí cao cấp tại huyện Kim Bôi và Lạc Sơn với tổng vốn đầu tư trên 14.500 tỷ đồng.

7. Tổ chức thành công nhiều sự kiện văn hóa, thể thao tạo điều kiện cho du lịch phục hồi mạnh mẽ: Tổ chức chương trình "Hòa Bình – Thanh âm xứ Mường” và Carnival năm 2022, chuỗi hoạt động Kỷ niệm 90 năm xác lập và nghiên cứu nền "Văn hóa Hòa Bình”; tổ chức thành công Đại hội thể dục thể thao các cấp tỉnh Hòa Bình lần thứ VII, năm 2022 và đăng cai tổ chức môn đua Xe đạp trong chương trình Đại hội thể thao Đông Nam Á (Sea Games) lần thứ 31. Các hoạt động kích cầu du lịch được đẩy mạnh; Tổng khách du lịch 3.000.000 lượt khách, so với cùng kỳ năm trước đạt 203%, đạt 116,3% kế hoạch năm; trong đó: Khách quốc tế 100.000 lượt, so với cùng kỳ năm trước đạt 206,3%, đạt 105% kế hoạch năm; khách nội địa 2.900.000 lượt, so với cùng kỳ năm trước đạt 202,9%, đạt 116,9% kế hoạch năm. Tổng thu từ khách du lịch khoảng 3.100 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đạt 204,9%, đạt 129,3% kế hoạch năm.


8. Giáo dục - đào tạo, y tế tiếp tục phát triển vững chắc: Chất lượng giáo dục mũi nhọn được khẳng định, có chuyển biến tích cực; tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT đạt 99,37%, xếp thứ 33/63 tỉnh, thành phố (tăng 29 bậc so với năm học 2020-2021), điểm thi trung bình cộng của thí sinh đạt 6,289 điểm, số lượng điểm 10 của tỉnh đạt cao với tổng số 88 điểm 10, tỉnh xếp thứ 18/63 tỉnh, thành phố có số lượng điểm 10 cao nhất toàn quốc. Công tác y tế, phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch Covid-19 tiếp tục được giám sát, kiểm soát chặt chẽ.

9. Chính sách an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm và có nhiều chuyển biến tích cực: Công tác hỗ trợ, thăm hỏi tặng quà cho các đối tượng người có công, bảo trợ xã hội, hộ nghèo, đồng bào sinh sống tại các xã vùng khó khăn... được các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội từ tỉnh đến cơ sở thực hiện tốt. Đã tập trung triển khai các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững lồng ghép với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Ước đến cuối năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 12,29%, giảm 3,2% so với năm 2021.

10. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững: Tổ chức thành công diễn tập khu vực phòng thủ và phòng, chống khủng bố; diễn tập chỉ huy cơ quan 1 bên 2 cấp trên bản đồ và ngoài thực địa, có một phần thực binh. Công tác phòng ngừa đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm được tăng cường; thực hiện tốt đợt cao điểm nhằm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.



Các tin khác


Tổng dư nợ tín dụng đạt 33.523 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, tính đến cuối năm 2022, tổng nguồn vốn hoạt động của các chi nhánh ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn đạt 38.804 tỷ đồng, tăng 5.265 tỷ đồng, tương đương 15,7% so với cuối năm 2021; trong đó, vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 29.318 tỷ đồng, tăng 3.270 tỷ đồng, tương đương 12,6% so với cuối năm 2021. Tiền gửi tiết kiệm từ dân cư chiếm tỷ trọng 73% trong nguồn vốn huy động.

Sẵn sàng phương án bảo đảm chuyển phát hàng hóa dịp Tết Quý Mão 2023

Nhằm bảo đảm cung cấp ổn định các dịch vụ bưu chính, phục vụ và đáp ứng tối đa nhu cầu của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 sắp tới, Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) đã chuẩn bị đầy đủ các phương án duy trì ổn định luồng lưu thông hàng hóa, bảo đảm mọi bưu gửi đều được chuyển đến tay người nhận trước Tết.

Năm 2023, cần có hướng xử lý áp lực về lạm pháp và giải ngân vốn đầu tư công

Nhìn nhận về những thách thức mà nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt trong năm 2023, ông Trần Văn Lâm, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang cho rằng, thời gian tới có 2 vấn đề nổi lên là áp lực về lạm pháp và giải ngân vốn đầu tư công.

Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

(HBĐT) - Dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, nhu cầu mua sắm hàng hóa của người dân tăng mạnh. Đây cũng là thời điểm nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh lợi dụng để buôn lậu, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng. Nhằm góp phần ổn định thị trường, bảo vệ người tiêu dùng, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) cùng các lực lượng chức năng đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

36.500 hộ đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi

(HBĐT) - Thực hiện phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, năm 2022, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã phát động đến 100% xã, phường, thị trấn và vận động hội viên đăng ký tham gia phong trào. Theo đó, toàn tỉnh có 65.600 hộ đăng ký danh hiệu "Sản xuất, kinh doanh giỏi” các cấp, có 36.500 hộ đạt danh hiệu, bằng 110,6% chỉ tiêu giao.

Thu ngân sách Nhà nước vượt trên 70% dự toán

(HBĐT) - Năm 2022, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Lạc Thủy đạt 287.525 triệu đồng, đạt 170,94% dự toán UBND tỉnh giao, đạt 100% Nghị quyết HĐND huyện giao, tăng 66,19% so với cùng kỳ; trong đó, thu tiền sử dụng đất 171.825 triệu đồng, đạt 171,83% dự toán UBND tỉnh giao, đạt 80,19% dự toán HĐND huyện giao; thu từ các khoản thuế, phí 115.700 triệu đồng, đạt 169,65% dự toán UBND tỉnh giao, đạt 157,97% dự toán HĐND huyện giao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục