Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 phong trào lớn của Hội Nông dân (HND). Đây là hoạt động thiết thực, tác động tích cực đến hội viên, nông dân (HVND), tham gia đóng góp vào sự phát triển KT-XH của địa phương, vì thế luôn được các cấp HND trong tỉnh triển khai sâu rộng.


Bà Nguyễn Thị Bảy (thứ 2 từ trái sang), Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Lương Phú, xã Phong Phú (Tân Lạc) kiểm tra chất lượng sản phẩm do chị em trong hợp tác xã sản xuất.

Tại xóm Điếm Tổng, xã Liên Sơn (Lương Sơn) có 1 tấm gương nông dân tiêu biểu vươn lên, đó là ông Trần Văn Minh. Mạnh dạn trong phát triển kinh tế, ông đã xây dựng được mô hình gia trại kết hợp kinh doanh dịch vụ máy xúc, vận tải, mang lại doanh thu mỗi năm 4,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, ông tận dụng và mua thêm ruộng đất đầu tư trồng các loại cây có giá trị và sức tiêu thụ tốt trên thị trường, tạo việc làm thường xuyên và việc làm thời vụ cho hàng chục lao động ở địa phương. Sau khi được các cấp HND huyện, tỉnh đề cử, ông vinh dự được Trung ương HND Việt Nam trao tặng danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2018.

Vượt lên bệnh hiểm nghèo, trở thành chỗ dựa cho hàng trăm nông dân - đó là bà Nguyễn Thị Bảy, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp Lương Phú, xã Phong Phú (Tân Lạc). Thành lập HTX với 13 thành viên đầu tiên tham gia, chủ yếu là lao động nữ, công việc chính là đan lát sản phẩm, còn bà Bảy cùng con trai tất bật ngược xuôi trả hàng cho các đối tác. Năm 2020, HTX liên kết với công ty chuyên làm đồ cỏ gianh mỹ nghệ, có trách nhiệm đào tạo nghề, thu mua toàn bộ sản phẩm thành viên HTX làm ra để cung ứng cho đối tác. Thu nhập của chị em nhờ vậy ngày một nâng lên và ổn định hơn, bởi chủ động được nguồn nguyên liệu và đầu ra. Bà Bảy chia sẻ, khi HTX mới đi vào hoạt động, một biến cố lớn ập tới, chồng bà bệnh nặng qua đời. Trớ trêu thay, chỉ 2 tháng sau bà phát hiện mắc ung thư. Những đợt xạ trị khiến cơ thể suy kiệt, nhưng với nghị lực phi thường, bà tự nhủ bản thân phải    chiến thắng bệnh tật. Bà vẫn lo liên hệ với các mối hàng nhằm duy trì công việc và đảm bảo thu nhập cho chị em. Sau 4 năm kiên cường chống chọi, niềm say mê công việc đã giúp bà Bảy như "hồi sinh”. 

Sức khỏe bà Bảy dần hồi phục, có thêm nhiều phụ nữ ở các địa phương trong tỉnh được bà dạy nghề và có việc làm. Từ đầu năm đến nay, HTX tiếp tục hoạt động hiệu quả, mang lại doanh thu trên 2 tỷ đồng. Không chỉ tạo việc làm cho hàng trăm nông dân trên địa bàn tỉnh, bà còn hỗ trợ vốn cho nhiều hộ nông dân có hoàn cảnh khó khăn, tham gia hoạt động xã hội, từ thiện trên địa bàn. Năm 2023, bà được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong SXKD giỏi giai đoạn 2021 - 2023. Năm nay, HND tỉnh đã gửi hồ sơ đề nghị Trung ương HND Việt Nam xét, công nhận danh hiệu hộ nông dân SXKD giỏi cấp Trung ương đối với bà.

Thời gian qua, những hạt nhân tiêu biểu, điển hình trong phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi đã tạo động lực để HVND trong toàn tỉnh tích cực hưởng ứng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa. Để tạo điều kiện cho HVND phát triển kinh tế, các cấp hội đẩy mạnh hoạt động tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ nông dân về giống cây trồng, vật nuôi, vốn để đầu tư sản xuất. Hội cũng chủ động phối hợp các ngành chức năng mở lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân; tổ chức tham quan học tập và xây dựng nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao. 

Nhờ đó, nhiều HVND đã đổi mới tư duy, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, khai thác tiềm năng, thế mạnh về đất đai để đầu tư sản xuất hiệu quả. Từ tháng 7 đến nay, các cấp hội đã phối hợp tổ chức 15 lớp tư vấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho khoảng 1.000 lượt HVND; tín chấp cung ứng trên 253 tấn phân bón trả chậm, trị giá khoảng 1,5 tỷ đồng. Nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân đang được HND tỉnh quản lý trên 63,6 tỷ đồng, từ nguồn vốn này hàng trăm dự án được giải ngân, giúp nhiều nông dân vươn lên trở thành những hộ khá, giàu của địa phương. 

Phát huy vai trò tổ chức hội, HND các cấp chủ động ký chương trình phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp để tăng cường nguồn lực hỗ trợ nông dân phát triển SXKD, đẩy mạnh hoạt động tư vấn dịch vụ, xây dựng các mô hình kinh tế tập thể. Hàng năm, số hộ đăng ký và đạt danh hiệu hộ nông dân SXKD giỏi đều tăng.

Đồng chí Đinh Thị Thảo, Chủ tịch HND tỉnh cho biết: Với những việc làm thiết thực và hiệu quả, phong trào "Nông dân thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã thể hiện rõ vai trò, sự đồng hành của tổ chức hội, khơi dậy ý chí quyết tâm, năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế gia đình của mỗi hội viên, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nhiều hộ HVND trong tỉnh đã đưa các cây, con mới vào phát triển kinh tế, tạo nên các mô hình sản xuất tập trung như: mô hình chăn nuôi dê (Lạc Thủy, Mai Châu), chế tác đá cảnh (Lạc Thủy), trồng cam (Cao Phong, Kim Bôi), trồng bưởi Diễn, bưởi da xanh (Yên Thủy, Tân Lạc), trồng dổi lấy hạt (Lạc Sơn), nuôi cá lồng (TP Hòa Bình), trồng mía tím (Yên Thủy, Tân Lạc, Cao Phong), dệt thổ cẩm (Tân Lạc, Mai Châu)... Năm 2023, 100% cơ sở hội đăng ký thực hiện phong trào thi đua SXKD giỏi, kết quả có 40.132 hộ đạt danh hiệu hộ SXKD giỏi các cấp. 


Thu Hằng


Các tin khác


Sạt lở nhiều vị trí trên đường tỉnh 433, lực lượng chức năng khẩn trương vào cuộc

Ngày 8/9, bão số 3 và hoàn lưu sau bão tiếp tục gây ảnh hưởng đến nhiều địa phương trong tỉnh. Tình đến 12h00’, mưa to kéo dài đã gây sạt lở nhiều vị trí trên tuyến đường tỉnh 433 - tuyến đường bộ huyết mạch dài khoảng 90 km, nối thành phố Hòa Bình đi xuyên suốt huyện Đà Bắc và nối sang tỉnh Sơn La. Các lực lượng chức năng đã vào cuộc, khẩn trương xử lý các tình huống sạt lở nhằm đảm bảo an toàn giao thông và sớm thông tuyến đường bộ quan trọng này.

Sau bão số 3, nhiều tuyến giao thông bị chia cắt

Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải, tính đến 7h30’ ngày 8/9, trên địa bàn toàn tỉnh có nhiều điểm, tuyến giao thông bị chia cắt.

Huyện Lạc Thuỷ thiệt hại trên 100 ha lúa và hoa màu do mưa bão

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thuỷ, từ chiều 6/9 đến 18h ngày 7/9, do ảnh hưởng của mưa bão, một số diện tích lúa và hoa màu trên địa bàn bị đổ (thiệt hại từ 30 - 50%), đang trong thời kỳ thu hoạch, trong đó, lúa bị đổ gẫy khoảng 118 ha. Không có thiệt hại về nhà cửa, công trình giao thông và công trình thuỷ lợi.

Bão số 3 gây thiệt hại gần 2 tỷ đồng cho huyện Lạc Sơn

Theo Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự huyện Lạc Sơn, ảnh hưởng của bão số 3 với những đợt gió giật mạnh và mưa lớn kéo dài đã gây thiệt hại gần 2 tỷ đồng, chủ yếu về tài sản, hoa màu của nhân dân và một số công trình điện lưới trên địa bàn các xã, thị trấn.

PC Hoà Bình tập trung lực lượng, chủ động ứng phó với bão số 03

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, Công ty Điện lực Hoà Bình (PC Hoà Bình) đã triển khai đồng bộ các giải pháp, sẵn sàng các phương án ứng phó, đảm bảo cấp điện an toàn, cũng như kịp thời xử lý các sự cố có thể xảy ra trên lưới điện trước trong và sau khi bão đổ bộ vào đất liền.

Huyện Cao Phong: Bám sát địa bàn, kịp thời hỗ trợ người dân ứng phó với bão số 3

Cũng như các địa phương trong tỉnh, huyện Cao Phong tập trung ứng phó khẩn cấp với bão số 3. Tại cấp huyện, các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện theo địa bàn được phân công phụ trách đã chủ động nắm bắt tình hình và trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 3. Liên tục từ chiều 6/9, các đoàn công tác của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) huyện thường xuyên đi kiểm tra tình hình thực tế, xuống từng nhà dân, đến từng địa điểm xung yếu để bám nắm địa bàn và có chỉ đạo kịp thời, cụ thể.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục