Ngày 12/2, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hoà Bình tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng tỉnh năm 2025. Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.



Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Năm 2024, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh và các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn đã bám sát các chỉ đạo trọng tâm, tổ chức thực hiện tốt các cơ chế, chính sách, giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Nhiều hoạt động về tiền tệ, ngân hàng đạt kết quả tích cực. Vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt trên 38.000 tỷ đồng, tăng 9,8% so với cuối năm 2023. Tổng dư nợ cho vay các TCTD đến ngày 31/12/2024 đạt 42.893 tỷ đồng, tăng 2.832 tỷ đồng, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp chiếm 45% tổng dư nợ trên địa bàn. Nợ xấu được tập trung xử lý (chiếm tỷ lệ 0,76% tổng dư nợ). Chất lượng tín dụng được đảm bảo. Cùng với đó, ngành Ngân hàng tỉnh tích cực thực hiện các chương trình, chính sách tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn; đẩy mạnh chuyển đổi số; thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt và tiếp cận dịch vụ ngân hàng. 

Triển khai nhiệm vụ năm 2025 trong bối cảnh có nhiều thách thức, ngành Ngân hàng tỉnh xác định triển khai đồng bộ các giải pháp, bám sát định hướng tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống khoảng 16%, có điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế. Tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân trong phát triển sản xuất - kinh doanh. Đảm bảo cung ứng nguồn vốn tín dụng đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Về chỉ tiêu trọng tâm, ngành xác định: Nguồn vốn huy động tại địa phương tăng từ 10 - 12%. Dư nợ tín dụng tăng từ 12% trở lên, giữ ổn định mặt bằng lãi suất cho vay. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ dưới 3%.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận kết quả hoạt động của ngành Ngân hàng đã đóng góp tích cực vào phát triển KT-XH của tỉnh năm 2024. 
Trao đổi về nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành Ngân hàng tỉnh, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Các TCTD thực hiện tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, đảm bảo cung ứng vốn phục vụ phát triển KT-XH trên địa bàn. Chú trọng tăng cường quản lý nhà nước và công tác thanh tra về tiền tệ, ngân hàng. Tăng cường huy động vốn, nhất là nguồn vốn tại địa phương. Đẩy mạnh chuyển đổi số và thanh toán không dùng tiền mặt, cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ tốt cho khách hàng. Quản lý tốt nợ xấu, đảm bảo chất lượng tín dụng và an toàn hệ thống tín dụng. Nâng cao chất lượng đội ngũ và hiệu quả hoạt động của hệ thống... Đặc biệt, đề nghị ngành Ngân hàng đảm bảo tăng trưởng tín dụng hợp lý, sẵn sàng cung ứng vốn cho nền kinh tế, hướng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. 


Khánh An

Các tin khác


Ghi nhận sau một năm triển khai thực hiện Luật Đất đai năm 2024

Từ khi Luật Đất đai năm 2024 chính thức có hiệu lực, tỉnh Hòa Bình đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong việc triển khai và áp dụng luật vào thực tiễn. Với sự chỉ đạo sát sao từ các cấp lãnh đạo và sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, công tác thi hành Luật Đất đai tại Hòa Bình dần đi vào nền nếp, mang lại nhiều chuyển biến tích cực.

Vùng cao Độc Lập chủ động phòng chống rét đậm, rét hại

Liên tiếp từ cuối tháng 1 đến nay xuất hiện các đợt rét đậm, rét hại kéo dài, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe Nhân dân và tình hình sản xuất. Cấp ủy, chính quyền xã Độc Lập (TP Hòa Bình) đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại về kinh tế, tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân trên địa bàn.

Tiếp thêm sức mạnh cho nền kinh tế vươn mình

Cùng cả nước, tỉnh Hòa Bình bước vào năm 2025 với nhiều quyết tâm và động lực để phát triển bứt phá trong "kỷ nguyên vươn mình của dân tộc". Những quyết sách quan trọng đã được ban hành ngay từ đầu năm nhằm củng cố nội lực, tiếp thêm sức mạnh cho nền kinh tế.

Nâng cao hiệu quả công tác phòng vệ thương mại

Song song với cơ hội mở rộng xuất khẩu, các vụ việc phòng vệ thương mại gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ đối với hàng xuất khẩu cũng ngày càng nhiều hơn và tính chất phức tạp gia tăng. Thực hiện Quyết định số 316/QĐ-TTg, ngày 01/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án "Xây dựng và vận hành hiệu quả Hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại” (gọi tắt là Đề án 316), tỉnh Hòa Bình đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong 5 năm triển khai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục