Trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phùng Xuân Nhạ vừa ký ban hành Chỉ thị về một số biện pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19 trong các cơ sở giáo dục và đào tạo.
Theo đó, căn cứ tình hình dịch bệnh tại địa phương, Sở GD&ĐT phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quyết định việc cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên trong các cơ sở giáo dục thường xuyên nghỉ học. Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm xem xét, quyết định cho sinh viên, học viên nghỉ học và thực hiện việc dạy và học theo hình thức trực tuyến.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch tại điểm thi trường THCS Nam Từ Liêm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN.
Thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/1/2021 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19, nhằm bảo đảm an toàn, kiểm soát hiệu quả, không để dịch bùng phát trong các cơ sở giáo dục và đào tạo, Bộ trưởng GD&ĐT yêu cầu: Các Sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm thực hiện nghiêm túc các biện pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tại cơ sở GD&ĐT.
Rà soát, tăng cường thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn; thực hiện nghiêm các giải pháp đảm bảo an toàn cho trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên, học viên, giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý giáo dục.
Tăng cường trang thiết bị y tế, vệ sinh môi trường tại trường học như: Máy đo thân nhiệt, nước sát khuẩn, xà phòng...; duy trì thực hiện vệ sinh, tẩy trùng trường, lớp theo quy định.
Thực hiện nghiêm túc ứng dụng "An toàn COVID” theo yêu cầu tại Công văn số 4594/BGDĐT-GDTC ngày 30/10/2020 của Bộ GD&ĐT.
Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người học và cha mẹ học sinh về các biện pháp phòng chống dịch, đặc biệt là trong thời điểm trước, trong và sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu.
Phối hợp với Sở Y tế và các cơ sở y tế địa phương theo dõi chặt chẽ sức khỏe của trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên, học viên, giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý giáo dục trong nhà trường, phát hiện sớm các trường hợp có biểu hiện mắc bệnh, thông báo ngay cho cơ quan y tế để được khám, điều trị kịp thời, kiên quyết không để dịch lây lan trong trường học; tăng cường kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, xử lý nghiêm các vi phạm.
Theo Baotintuc.vn
Toàn thành phố Hà Nội hiện có hơn 508 nghìn học sinh bậc THCS. Kết quả học tập trong học kỳ I vừa qua là đã có 35,5% học sinh đạt xếp loại văn hóa giỏi.
Việc dạy và học môn môn Tin học hiện đang được tiếp tục đẩy mạnh tại các trường tiểu học và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tỷ lệ học sinh tiểu học được học Tin học tăng lên qua từng năm học.
(HBĐT) - Ngày 18/1, Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS) - Công an tỉnh phối hợp với Công an huyện Cao Phong tổ chức buổi tuyên truyền pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục và bạo lực học đường cho học sinh tại huyện Cao Phong.
(HBĐT) - Rút kinh nghiệm từ việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 đối với lớp 1 ở năm học 2020 - 2021, công tác chuẩn bị cho việc triển khai chương trình GDPT 2018 đối với lớp 2 từ năm học 2021 - 2022 được chủ động thực hiện từ sớm.
Phụ huynh có con lần đầu tiên đi học lớp 1, từ mầm non lên tiểu học là một bước ngoặt với trẻ. Nỗi lo này là dễ hiểu. Vì đâu mà phụ huynh ‘hốt hoảng’ khi con chuẩn bị vào lớp 1?
Có vẻ nặng nề khi dùng từ "phát cuồng" nhưng thực tế không ít phụ huynh rơi vào trạng thái như vậy vì điểm số của con. Từ đó, áp lực lên con trẻ còn khủng khiếp hơn nữa...