Chiều 2-8, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên hợp quốc (FAO) tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý sử dụng kháng sinh và phòng chống kháng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2017-2020.


Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý sử dụng kháng sinh và phòng chống kháng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2017 - 2020.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám cho biết, tại Việt Nam, tình trạng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi chưa được giám sát chặt chẽ, đặc biệt là trong chăn nuôi lợn và gia cầm. Việc sử dụng kháng sinh không đúng cách sẽ gây hậu quả kháng kháng sinh, tồn dư kháng sinh trong thực phẩm mà người tiêu dùng sử dụng, tiềm ần nhiều rủi ro...

"Để triển khai có hiệu quả Kế hoạch hành động quốc gia, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn coi trọng tầm quan trọng của các hành động phối hợp không chỉ giữa các đơn vị trực thuộc Bộ mà còn sự phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên - Môi trường và UBND các tỉnh. Chúng tôi kêu gọi sự hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ các tổ chức quốc tế, các viện nghiên cứu và khu vực tư nhân tham gia nỗ lực giảm thiểu sử dụng kháng sinh và ngăn ngừa các mối đe dọa kháng kháng sinh" - Thứ trưởng Vũ Văn Tám nói.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám phát biểu tại hội nghị.

Với nguồn tài chính từ USAID, kế hoạch này được xây dựng với sự hỗ trợ kỹ thuật của FAO nhằm định hướng cho các hoạt động ngành nông nghiệp, các cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đồng thời bổ sung cho Kế hoạch hành động quốc gia về phòng chống kháng thuốc của Bộ Y tế giai đoạn 2013 - 2020. Kế hoạch hành động quốc gia này sẽ góp phần giảm thiểu các nguy cơ kháng thuốc cho cộng đồng liên quan tới việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam.

Kế hoạch hành động quốc gia có 5 mục tiêu cụ thể bao gồm: Rà soát, sửa đổi và thi hành các quy định và chính sách liên quan đến kháng kháng sinh và sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; Nâng cao nhận thức về sử dụng kháng sinh và nguy cơ về sự hình thành kháng kháng sinh cho cán bộ kỹ thuật, người làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực nông nghệp và thực phẩm, cho nông dân và người tiêu dùng; Thực hiện các thực hành tốt trong khám chữa bệnh, thực hành tốt trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, thực hành tốt trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; Giám sát sử dụng kháng sinh, kháng sinh tồn dư và kháng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; Tạo điều kiện cho các hoạt động hợp tác liên ngành về quản lý kháng kháng sinh.

Ông Craig Hart, Phó giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam nói: "Việc khởi động Kế hoạch hành động là một bước đi rất quan trọng, nhưng sự thành công của nó phụ thuộc vào việc tuân thủ và thực thi pháp luật khi cần thiết. Các hành động cần phải dựa trên bằng chứng tốt nhất và phù hợp với thông lệ quốc tế”.

"Kháng kháng sinh đe dọa đến sức khỏe và sinh kế của người dân Việt Nam, đe dọa tính bền vững của hệ thống sản xuất nông nghiệp và thực phẩm cũng như môi trường. Người chăn nuôi, bác sĩ thú y và người bán thuốc thú y cần chia sẻ trách nhiệm bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh có trách nhiệm hơn, tìm ra các giải pháp thay thế để duy trì sức khỏe và năng suất chăn nuôi như cải thiện an toàn sinh học và các thực hành trong chăn nuôi" - ông JongHa Bae, Trưởng đại diện FAO nêu rõ.

                                                                                            Theo báo Lao Động

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục