Tiểu ban phòng, chống HIV/AIDS vừa tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2024.


Quang cảnh hội nghị.

Các đại biểu đã nghe Báo cáo hoạt động phòng chống HIV/AIDS 6 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024; Báo cáo hoạt động điều trị methadone 6 tháng đầu và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024. Theo đánh giá, hiện nay, HIV/AIDS đã xuất hiện ở 10/10 huyện, thành phố và 147/151 xã, phường. Dịch HIV/AIDS tương đối ổn định; khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư dưới 0,3%; số trường hợp nhiễm HIV mới phát hiện, số tử vong do AIDS có xu hướng giảm dần qua các năm. Luỹ tích đến nay, toàn tỉnh có 2.488 người nhiễm HIV/AIDS, trong đó, 1.308 người còn sống, 1.180 người đã tử vong. Người nhiễm HIV vẫn tập trung cao ở nhóm người nghiện chích ma túy (52,7%), nhóm lây qua quan hệ tình dục khác giới có tỷ lệ tương đối cao (37,7%) và bắt đầu có sự xuất hiện những trường hợp lây nhiễm HIV/AIDS qua quan hệ đồng tính nam. Hiện tại, toàn tỉnh quản lý điều trị ARV cho 1.125 người nhiễm HIV/AIDS tại 5 cơ sở điều trị.
Tỉnh Hoà Bình triển khai chương trình methadone từ năm 2012. Hiện toàn tỉnh có 12 cơ sở điều trị tại tuyến huyện, thành phố, trong đó 10 cơ sở do ngành Y tế quản lý; 2 cơ sở do ngành LĐ-TB&XH quản lý và 11 cơ sở cấp phát thuốc tại tuyến xã. Tính đến ngày 10/6/2024, số bệnh nhân tham gia điều trị trên địa bàn toàn tỉnh là 808 người...

Tại cuộc họp, các đại biểu đã thảo luận, nêu rõ những khó khăn, tồn tại và đề xuất, kiến nghị để tháo gỡ trong công tác phòng, chống HIV/AIDS và hoạt động điều trị methadone. Đồng thời đề ra nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024. Trong đó, tiếp tục triển khai toàn diện các hoạt động truyền thông, can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV; giám sát, xét nghiệm theo dõi đánh giá HIV, điều trị HIV/AIDS và kiện toàn, nâng cao năng lực cho hệ thống nhân lực tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS. Tổ chức thành công Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024. Mua sắm, đấu thầu tesd kít, vật tư đúng quy định, nhanh chóng triển khai xét nghiệm đối tượng nguy cơ cao theo kế hoạch. Mở rộng dịch vụ điều trị HIV/AIDS; triển khai cơ sở cấp phát thuốc điều trị ARV trong Trại tạm giam Công an tỉnh...

Hương Lan


Các tin khác


Bổ sung vitamin A và vi chất dinh dưỡng cho quá trình tăng trưởng, phát triển của trẻ

Khẳng định vitamin A và vi chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tăng trưởng, phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ, Bộ Y tế tổ chức Chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 1 cho trẻ em bắt đầu từ Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6/2024, đồng thời cũng là Ngày Vi chất dinh dưỡng. Dự kiến, 6 triệu trẻ trên toàn quốc được thụ hưởng chương trình này. Cùng với cả nước, tỉnh Hoà Bình đang thực hiện chiến dịch với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả.

Bệnh ho gà vẫn tiếp tục gia tăng ở Hà Nội

Hà Nội vẫn ghi nhận hàng chục ca mắc ho gà mỗi tuần. Bộ Y tế đã hướng dẫn để người dân nhận biết biểu hiện đặc trưng của bệnh và cách xử trí, điều trị cho nạn nhân.

Trên 2.100 học sinh huyện Mai Châu thi tìm hiểu kiến thức phòng bệnh về mắt 

Trung tâm Y tế, phòng Giáo dục và đào tạo huyện Mai Châu vừa phối hợp tổ chức cuộc thi "Tìm hiểu về kiến thức chăm sóc và phòng chống các bệnh về mắt lứa tuổi học đường” tại các trường học trên địa bàn huyện. Tham gia hội thi có 2.200 thí sinh từ 22 trường tiểu học và THCS trên địa bàn huyện (mỗi trường 100 thí sinh).

Giải quyết dứt điểm vướng mắc mặt bằng dự án Trung tâm y tế huyện Cao Phong

Dự án đầu tư xây dựng công trình Trung tâm y tế (TTYT) huyện Cao Phong có tổng mức đầu tư được duyệt 200 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư công từ ngân sách tỉnh, thực hiện từ năm 2022 - 2025, có ý nghĩa quan trọng nâng cao năng lực khám chữa bệnh (KCB), tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận với dịch vụ y tế có chất lượng tốt hơn. Chủ đầu tư đã phối hợp với chính quyền, các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.

Tỷ lệ bao phủ BHYT tiệm cận mục tiêu toàn dân

Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) năm sau luôn cao hơn năm trước, đặc biệt tỷ lệ người tham gia BHYT tăng trưởng bền vững trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn, thách thức nhiều hơn là thuận lợi.

Nâng cao ý thức phòng, chống ngộ độc thực phẩm

Theo thống kê của Bộ Y tế, 5 tháng đầu năm 2024, cả nước ghi nhận 11 vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP) liên quan đến vi sinh vật làm 1.241 người mắc, không ghi nhận trường hợp tử vong. Trong đó có nhiều vụ NĐTP đông người mắc, như ở tỉnh Khánh Hòa do ăn cơm gà nhiễm vi sinh vật làm 369 người mắc và đi viện. Tại Vĩnh Phúc, vụ ngộ độc tại bếp ăn tập thể của một công ty khiến 438 người mắc và đi viện… Đặc biệt, gần đây nhất, vụ ngộ độc xảy ra tại TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai với trên 450 người mắc phải nhập viện và điều trị tiếp tục gây lo ngại trong nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục