Hơn 7.500 món trong số 7.608 sợi dây chuyền, lắc tay, nhẫn xi mạ Trung Quốc bị quản lý thị trường TP HCM thu giữ trong vụ scandal hồi tháng một vừa được xác nhận là chứa chất độc chì và cadimi.

Đây là kết quả xét nghiệm chính thức đầu tiên kể từ sau thông tin xôn xao rằng nữ trang Trung Quốc rẻ tiền có chứa độc tố.

Số nữ trang nêu trên được Đội quản lý thị trường quận 5 phát hiện đang bày bán tại bốn cửa hàng ở hai chợ Hòa Bình và An Đông (quận 5) hôm 19/1. Mỗi chủng loại được lấy một mẫu để đi xét nghiệm.

Loại nữ trang xi mạ có chứa cadimi và chì được Đội 5B phát hiện. Ảnh: Thiên Chương.

Đại diện Đội quản lý thị trường 5B cho hay, trong 14 mẫu đại diện của các sản phẩm được xét nghiệm bởi Trung tâm Kỹ thuật đo lường chất lượng 3, chỉ có một mẫu loại lắc đeo tay mạ bạc (gồm 105 chiếc) không thấy độc chất.

Tất cả các sản phẩm còn lại gồm dây chuyền, lắc đeo tay, bông tai xi mạ vàng đều dính chì và cadimi. Đặc biệt, hàng nghìn chiếc lắc tay xi vàng có hàm lượng cadimi đến 17,7 mg/kg, hàm lượng chì là 665 mg/kg; dây chuyền mạ vàng có hàm lượng cadimi 25,9 mg/kg, hàm lượng chì là 359 mg/kg.

Cũng theo Đội 5B trong thời điểm kiểm tra, nơi bán không trình được hóa đơn chứng từ. Hiện số nữ trang có độc đang được lưu giữ chờ tiêu hủy.

Theo các chuyên gia ngành hóa, cadimi (viết tắt Cd) là một kim loại nặng, trong sản xuất dùng chế biến sơn, phẩm màu công nghiệp, mạ điện, là chất chống ăn mòn. Ngoài ra, người ta còn có thể dùng cadimi làm vật liệu mạ đánh bóng, do đó cadimi có thể nhiễm vào sản phẩm.

Cadimi là một chất gây độc cho đối với con người. Nếu tiếp xúc với lượng lớn, nó có thể gây ngộ độc cấp. Biểu hiện thường thấy là đau thắt ngực, khó thở, chậm nhịp tim, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy. Tiếp xúc lâu dài có thể làm rối loạn chức năng gan, đau xương, thiếu máu, tăng huyết áp, nếu có thai thì bị dị dạng thai. Với trẻ em, việc nhiễm lâu ngày có thể làm chậm phát triển xương, còi xương. Ngoài ra, đây còn là chất có thể gây ung thư.

Theo "Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm" của Bộ Y tế, lượng cadimi cho phép đối với các vật dụng chứa thực phẩm là không quá 0,2 mg/kg, với các vật dụng đun sôi là không quá 0,7 mg/kg; một số loại thực phẩm cũng cho phép có cadimi nhưng hàm lượng không được quá 1 mg/kg.

Đối với các loại trang sức, cadimi dù không dễ bị nhiễm độc vào cơ thể như ăn uống, tuy nhiên theo các kỹ sư hóa học, việc tiếp xúc lâu ngày với những sản phẩm có hàm lượng cadimi cao chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. "Nguy hiểm hơn cả là phụ huynh mua các loại trang sức xi mạ cho trẻ bởi các em thường có thói quen ngậm vào miệng", một kỹ sư nói.

Khảo sát của VnExpress.net tại TP HCM cho thấy, mặt hàng nữ trang xi mạ được bày bán tràn lan từ các chợ đầu mối như Bến Thành (quận 1), An Đông (quận 5), Bình Tây (quận 6), Bà Chiểu (quận Bình Thạnh)... cho đến các chợ nhỏ, thậm chí các chợ tạm quanh các khu công nghiệp có nhiều nữ công nhân.

Hàng trang sức xi mạ được bày bán thuộc nhiều chủng loại với mẫu mã đa dạng từ nhẫn vàng, dây chuyền mạ vàng, lắc đeo tai, bông tai, dây thắt lưng... Giá mỗi chiếc từ vài chục nghìn đồng đến ngoài 100 nghìn đồng.

Trang sức xi bạc vừa được phát hiện tại chợ An Đông trưa 24/3. Ảnh: Thiên Chương.

Ông Ngô Văn Tùng, Đội trưởng đội quản lý thị trường quận 5, cho biết, hầu hết các kiện hàng trang sức mà cơ quan này phát hiện và tịch thu được đều do Trung Quốc sản xuất và không có hóa đơn chứng từ.

Cụ thể trưa 24/3, Đội 5B tiếp tục phát hiện hai sạp ở chợ An Đông (quận 5) đang bày bán các mặt hàng trang sức xi mạ không hóa đơn chứng từ. Số trang sức bị tịch thu khoảng 1.000 chiếc, bao gồm lắc, dây chuyền, dây đeo cổ. Đội tiếp tục lấy mẫu của các loại sản phẩm trên mang đi xét nghiệm.

Vài tuần trước, tại một số chợ trên địa bàn, Quản lý thị trường TP HCM cũng đã thu giữ khoảng 20 nghìn món trang sức xi mạ không có hóa đơn chứng từ.

Chưa thể chứng minh được mức độ thôi nhiễm chất độc của đồ trang sức xi mạ vào cơ thể, tuy nhiên trước kết quả xét nghiệm cho thấy nhiều sản phẩm có chứa kim loại độc hại ở hàm lượng cao, các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân phải thật cẩn trọng, thậm chí nếu không cần thiết thì không nên sử dụng những sản phẩm xi mạ rẻ tiền, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

 

                                                                   Theo VnExpress

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục