Người chăn nuôi cần thực hiện tiêm phòng đúng quy định.

Người chăn nuôi cần thực hiện tiêm phòng đúng quy định.

(HBĐT) - Hiện nay, dịch tai xanh đã bùng phát trở lại và được đánh giá là có những diến biến phức tạp nhất từ trước đến nay. Trên cả nước, 7 tỉnh đã công bố có dịch. Nguy cơ về dịch tai xanh bùng phát trên diện rộng không còn là tiềm ẩn. Phóng viên HBĐT đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Công Gừng, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh xung quanh vấn đề này.

 

P.V: Xin ông cho biết diễn biến của dịch lợn tai xanh hiện nay như thế nào?

 

Dịch lợn tai xanh năm nay có những diễn biến hết sức phức tạp. Hiện, dịch tai xanh đã lan ra 7 tỉnh và thành phố trên cả nước, gồm: Hải Dương, Thái Bình, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh và mới đây nhất Quảng Nam cũng đã công bố có dịch lợn tai xanh, làm cho trên 20 ngàn con lợn nhiễm bệnh. Trong đó, Hưng Yên có 10.564 con heo ốm chết, Hải Dương có 5272 con... Nguy cơ dịch tiếp tục lây lan, bùng phát ra nhiều tỉnh, thành phố là rất lớn.

 

Năm 2008, dịch lợn tai xanh bùng phát tại Thanh Hoá. Có điểm dịch chỉ cách huyện Lạc Sơn (Hoà Bình) 2km song tỉnh ta vẫn không hề có dịch. Đó là minh chứng cho thấy công tác phòng dịch của tỉnh trong những năm qua luôn được các cấp ngành quan tâm, chú trọng đúng mức. Hiện nay, tỉnh ta có khoảng 444.000 con lợn và chưa có bất kỳ trường hợp lợn tai xanh nào.

 

PV: Xin ông cho biết những nguyên nhân và triệu chứng bệnh tai xanh trên đàn lợn?

 

Đó là hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn còn gọi là bệnh tai xanh là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây ra, có khả năng lây lan nhanh, làm chết nhiều lợn. Lợn mắc bệnh dễ mắc các loại bệnh khác như: dịch tả lợn, tụ huyết trùng, phó thương hàn...

 

Lợn mắc bệnh tai xanh có những biểu hiện lâm sàng dễ thấy nhất là sốt cao, biếng ăn. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn phát triển, lợn mắc bệnh lại có những biểu hiện riêng. Ở giai đoạn mang thai, lợn có thể sảy thai vào giai đoạn cuối, thể cấp tỉnh tai chuyển màu xanh, đẻ non, động dục không bình thường, ho và viêm phổi nặng. Ở giai đoạn đẻ và nuôi con, lợn mắc bệnh lười uống nước, mất sữa, viêm vú, đẻ non, phần da mỏng biến màu, lờ đờ hoặc hôn mê, thai chết lưu hoặc chết yểu, lợn con mới sinh rất yếu, tai xanh nhợt. Lợn con mắc bệnh thường gầy yếu, khó thở, mắt có dỉ màu nâu, phần da mỏng như da bụng, gần mang tai có màu hồng, đôi khi da có vết phồng rộp, tiêu chảy nhiều, ủ rũ, run rẩy. Ở lợn choai và lợn thịt có những biểu hiện như ủ rũ, ho, những phần da mỏng như phần da gần tai, phần da bụng lúc đầu màu hồng nhạt dần chuyển thành màu hồng thẫm- tím nhạt. Lợn đực giống mang bệnh thường bỏ ăn, đờ đẫn hoặc hôn mê, giảm hưng phấn hoặc mất tính dục, lượng tinh dịch ít. Đó là những biểu hiện thường thấy ở các giai đoạn khác nhau của quá trình sinh trưởng khi lợn mắc bệnh tai xanh

 

P.V: Thưa ông, hiện nay công tác phòng dịch tại tỉnh ta đã được triển khai như thế nào?

 

Tại tỉnh ta, việc phòng, chống dịch trên đàn gia súc, gia cầm luôn được chú trọng và quan tâm đầu tư. Ngay từ cuối năm 2009, UBND tỉnh đã ra Quyết định số 2624/ QĐ- UBND về việc phê duyệt kế hoạch triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Hoà Bình năm 2010. Thực hiện Quyết định, ngay từ đầu năm, các chốt kiểm dịch tại tất cả các cửa ngõ ra vào các huyện, thành phố vẫn duy trì hoạt động, góp phần tích cực vào công tác ngăn chặn dịch. Đẩy mạnh kiểm dịch, kiểm soát giết mổ. Đây là khâu quan trọng giúp phát hiện và ngăn chặn dịch lây lan trên diện rộng nếu có dịch xảy ra. Đồng thời triển khai tiêm phòng bệnh lợn tai xanh và các vac xin phòng bệnh khác trên đàn lợn. Cho đến nay, hầu hết các địa phương đã thực hiện tương đối tốt. Một số huyện như: Lương Sơn, Lạc Thuỷ, Kim Bôi... đã hoàn thành việc tiêm phòng vụ xuân. Bên cạnh đó, thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các huyện chủ động chuẩn bị mọi biện pháp đối phó nếu dịch xảy ra. Hiện nay, công tác tiêu trùng khử độc vẫn đang được duy trì đặc biệt là tại những nơi có nguy cơ cao như nơi mua bán gia súc, gia cầm hoặc ổ dịch cũ... Đây là những biện pháp hết sức tích cực góp phần ngăn chặn và phòng chống dịch lợn tai xanh có thể xảy ra.     

 

P.V: Ông có khuyến cáo gì đối với người chăn nuôi lợn về dịch bệnh này?

 

Điều đầu tiên có thể khẳng định là bệnh lợn tai xanh không có thuốc chữa. Việc tiêm vac xin cho lợn theo định kỳ là biện pháp duy nhất và hiệu quả nhất giúp phòng dịch cho đàn lợn. Vì vậy, người chăn nuôi cần thực hiện nghiêm các quy định về tiêm phòng trên đàn gia súc, gia cầm.

 

Thứ hai, người chăn nuôi cần đẩy mạnh thực hiện các biện pháp tiêu trùng khử độc chuồng trại nhằm hạn chế các loại dịch bệnh có thể xảy ra.

 

Thứ ba, khi phát hiện lợn ốm, chết, người dân phải báo ngay cho các cơ quan chức năng trên địa bàn nhằm phát hiện kịp thời và có biện pháp ngăn chặn dịch không để lây lan ra diện rộng. Khi vận chuyển lợn mang trùng, theo gió, bụi, bọt nước, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển... sẽ giúp vi rút gây bệnh lợn tai xanh lây lan. Do đó, người dân không được giết mổ lợn ốm đem bán, cho... gây ảnh hưởng đến cộng đồng và khó khăn cho công tác kiểm soát nếu dịch xảy ra.

 

P.V: Xin cảm ơn ông!

                                                                              Hải Yến

                                                            (Thực hiện)

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Viêm khớp gối.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Cẩn trọng với thuốc băng dán xuyên da

Hiện nay có dùng dạng thuốc là miếng băng dán (có khi được gọi là miếng cao dán) dùng để dán lên da nhằm để trị hoặc phòng bệnh. Người dùng cần thận trọng tránh sự hiểu lầm, có thể bị tác dụng phụ nguy hiểm.

Kẹo mút phát quang - những ẩn hoạ mà các bậc phụ huynh nên biết

(HBĐT) - Trước đây, trong những gánh hàng rong nơi cổng trường Mầm non, Tiểu học, hoặc trên các sạp hàng tạp hoá thường bày bán các loại giày dép, quần áo phát quang, đồ chơi phát quang... Thời gian gần đây lại có thêm một sản phẩm mới, đó là kẹo mút phát quang nhằm thu hút thượng đế ở lứa tuổi mầm non.

Dưới 12 tuổi không nên dùng di động

GS Lawrie Challis, nguyên đại diện Quỹ chương trình Nghiên cứu Sức khỏe và Công nghệ di động Anh (MTHR) và hiện là cố vấn hàng đầu của chính phủ Anh cảnh báo: “Trẻ em không nên dùng điện thoại di động cho tới khi ít nhất là 12 tuổi”.

4 loại vitamin giúp ngăn rụng tóc ở phụ nữ

Nếu thường xuyên kết thân với những loại vitamin và các sinh tố dưới đây, các quý bà quý cô sẽ không còn phải lo lắng về hiện tượng rụng tóc khi tuổi tác ngày một nhiều lên...

Thuốc làm giảm cholesterol máu ở người đái tháo đường

Khoảng 40% bệnh nhân mắc đái tháo đường (ĐTĐ) có kèm theo tăng cholesterol máu. Sự gia tăng này có căn nguyên gốc là do các khiếm khuyết di truyền gen, do đó tăng cholesterol được coi là căn bệnh mạn tính cần được điều trị liên tục. 2/3 người mắc ĐTĐ tử vong vì các bệnh do tim mạch như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não... do vậy, làm giảm được cholesterol máu được coi là mục tiêu quan trọng trong chiến lược điều trị bệnh ĐTĐ.

Chảy máu cam: Căn bệnh thường gặp ở trẻ

Mỗi ngày, có hàng trăm ca chảy máu cam ở trẻ được bố mẹ đưa đến bệnh viện, nhưng chỉ 6 đến 10% trong số đó cần ở lại bệnh viện điều trị. Trẻ em thường bị chảy máu cam nhiều hơn người lớn do mạch máu mỏng và sát với niêm mạc mũi. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, không ngoại trừ nguyên nhân bệnh lý. Chảy máu cam (hay chảy máu mũi) là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ Nóng trong người Mũi là nơi đưa lượng khí vào bên trong cơ thể. Do vậy, tất cả các nguyên nhân làm thay đổi hoặc tổn thương khoang mũi đều dẫn tới việc chảy máu cam ở trẻ. Chấn thương ở mũi: do tai nạn hay do va đập mạnh, đánh nhau. Khi bị tác dụng lực vào mũi, sẽ làm vỡ các mạch máu trong hốc mũi gây chảy máu và nếu nặng có thể gây mất máu với số lượng lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nguyên nhân sinh lý thứ 2 rất thường gặp trong mùa hè, trẻ bị nóng trong người làm cho các mạch máu, cấu trúc trong lỗ mũi bị vỡ, gây ngứa ngáy. Trẻ em thường có tật hay ngoáy mũi vô tình làm vỡ mạch máu và chảy máu cam. Có phải là bệnh lý? Khi không có tác động gì mà bé chảy máu cam thì phụ huynh cần kiểm tra xem trẻ có bệnh lý gì về máu không, bằng cách cho bé kiểm tra các xét nghiệm huyết học. Theo BS Duy Long (khoa Huyết học BV Nhi Đồng 1), có rất nhiều trường hợp (nhất là bé trai) hay bị chảy máu cam, khi đã bị thì rất lâu và khó cầm máu, khi đó có thể trẻ mắc bệnh hemophilie hoặc xuất huyết giảm tiểu cầu. Đây là hai bệnh lý về huyết học tương đối thường gặp ở trẻ nhỏ. Cần phải được xét nghiệm để chẩn đoán chính xác và điều trị theo phác đồ phù hợp. Nguyên nhân bệnh lý thứ hai là tình trạng viêm mũi ở trẻ, hiện tượng này làm cho lớp chất nhầy bảo vệ bề mặt niêm mạc mũi bị thương tổn, vì thế các mạch máu nằm ngay dưới đó và niêm mạc mũi cũng bị trầy xước hoặc rách. Viêm mũi gây kích thích tạo ra các dịch rỉ viêm, gây đau, ngứa ngáy, khó chịu, làm trẻ càng cho tay vào mũi ngoáy, gây chảy máu. Thêm một nguyên nhân rất nguy hiểm mà phụ huynh thường bỏ qua hoặc xem thường, đó là u xơ vòm mũi họng - một bệnh lý có thể gây tử vong và nhiều tai biến nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh u xơ vòm mũi họng chỉ xảy ra ở trẻ em, thường gặp ở trẻ 6-15 tuổi, phần lớn là bé trai. Triệu chứng ban đầu là chảy máu cam, tái phát nhiều lần, số lượng máu chảy ngày càng nhiều. Sau một thời gian, nếu không được điều trị, khối u sẽ phát triển lớn và trẻ có thêm nhiều triệu chứng khác như tắc mũi, ù tai. Trường hợp nặng, có thể dẫn đến tử vong. Điều mà các bác sĩ lo ngại nhất ở bệnh này là nguy cơ chảy máu ồ ạt khi đụng vào khối u. Nếu can thiệp không khéo, máu từ khối u sẽ chảy dữ dội, khó cầm lại được. Không ít bệnh nhân đã tử vong trên bàn mổ hoặc trong giai đoạn thay gạc mũi sau phẫu thuật. Khối u càng lớn thì nguy cơ tử vong trong phẫu thuật của bệnh nhân sẽ càng cao. Nếu được phát hiện sớm khi khối u còn nhỏ, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp phẫu thuật nội soi để cắt bỏ u một cách dễ dàng. Nhưng khi khối u đã lớn, bác sĩ phải cắt xương mặt để tiến vào hốc mũi loại bỏ khối u, điều này vừa gây nguy hiểm vừa ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ cho trẻ. Vì vậy, khi thấy trẻ em (nhất là các bé trai) có triệu chứng chảy máu cam nhiều lần, lượng máu chảy ngày càng lớn, cha mẹ nên đưa trẻ đến chuyên khoa tai mũi họng để khám và điều trị ngay, tránh để khối u phát triển lớn. Xử lý khi chảy máu cam Khi bị chảy máu cam, trẻ thường có tâm lý rất sợ hãi và hoảng loạn, vì vậy việc đầu tiên là giúp trẻ quên đi nỗi sợ bằng cách kể một câu chuyện, hoặc xem tivi trong lúc chờ cầm máu. Sau đó, cho bé cúi đầu ra phía trước, dùng khăn tay hoặc bông gòn để bịt lỗ mũi ngăn không cho máu chảy ra. Giữ mũi của trẻ trong vòng 10 phút, nhớ để ý thời gian chính xác, đừng giữ lâu quá. Tránh để cho bé ngửa đầu ra đằng sau trong lúc đang chảy máu cam. Làm như vậy sẽ khiến cho máu chảy xuống phía sau hốc mũi vào bao tử và có thể gây khó chịu và ói mửa. Nếu sau 20 phút, máu trong mũi của trẻ vẫn không ngừng chảy, cần phải đưa bé đến bác sĩ ngay, tránh để bé mất nhiều máu, xây xẩm. Bố mẹ cần thường xuyên cắt móng tay cho trẻ để tránh tổn thương mũi. Mùa nóng, cho bé ăn nhiều rau, hoa quả để tăng cường vitamin C, nhắc bé uống đủ nước để tránh bị nóng và khô niêm mạc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục