Gần đây, trên cơ sở những hiểu biết sâu sắc hơn về cơ chế bệnh sinh của suy tim, về tính năng và tác dụng của một số loại thuốc mới trong điều trị suy tim, người ta đã thu được những kết quả khả quan trong điều trị hội chứng này. Và một trong những loại thuốc rất quan trọng dùng trong bệnh suy tim là thuốc lợi tiểu.

Thuốc lợi tiểu làm tăng đào thải nước tiểu, qua đó làm giảm khối lượng nước trong cơ thể, giảm khối lượng máu lưu hành, làm bớt lượng máu trở về tim và làm giảm thể tích cũng như áp lực cuối tâm trương của tâm thất, làm giảm tiền gánh, tạo điều kiện cho cơ tim đã bị suy yếu hoạt động được tốt hơn.

Biến chứng có thể gặp khi dùng thuốc lợi tiểu là hạ kali máu, hạ natri máu, làm giảm thể tích và kiềm hóa máu. Do đó khi điều trị bằng thuốc lợi tiểu cần phải theo dõi chặt chẽ điện giải đồ. Việc bù muối kali hoặc phối hợp với lợi tiểu giữ kali là vấn đề luôn luôn phải nhớ đến.

Nhóm thuốc lợi tiểu thiazide (chlorothiazide, hydrochlothiazide, metolazone, indapamide)

Đây là nhóm thường được dùng khá phổ biến trong điều trị suy tim ở những bệnh nhân mà chức năng thận còn bình thường, với cơ chế làm tăng bài tiết muối, do đó sẽ làm tăng thải nước. Hydrochlothiazide còn được dùng nhiều vì giá khá rẻ.

Biến chứng có thể gặp khi dùng thiazide là hạ kali, natri, canxi máu. Thuốc cũng có thể làm tăng urê, creatinin máu, có khi gây viêm tụy, viêm mạch. Gần đây, người ta đề cập đến tác dụng phụ làm tăng LDL-cholesterol khi dùng thiazide dài ngày (trong nhóm này có indapamide ít ảnh hưởng đến chuyển hóa lipoprotein).

Nhóm thuốc lợi tiểu tác dụng lên quai Henle (burosemid, bumetanide, acid ethacrynic...)

Vị trí tác động chủ yếu của thuốc là ở nhánh lên quai Henle. Vì có tác dụng lợi tiểu mạnh và không làm giảm chức năng thận nên lợi tiểu nhóm này được chỉ định ở bệnh nhân suy tim mà đòi hỏi phải giảm thể tích tuần hoàn nhanh hoặc ở bệnh nhân suy thận. Furosemide ngoài khả năng làm giảm tiền gánh nhanh, khi dùng tiêm tĩnh mạch nó còn có tác dụng gây giãn mạch trực tiếp. Vì vậy, furosemide đặc biệt có hiệu quả trong điều trị bệnh nhân suy tim nặng hoặc bị phù phổi cấp.

Lợi tiểu nhóm này có thể gây hạ kali, natri, canxi, magie máu. Ngoài ra, một số bệnh nhân đôi khi có thể có biểu hiện nổi ban, viêm mạch...

Nhóm thuốc lợi tiểu giữ kali (spironolactone, triamterene, amiloride)

Tác dụng lợi tiểu của nhóm này yếu nếu chỉ dùng một mình. Nhưng vì lợi ích giữ kali nên chúng thường được phối hợp với lợi tiểu thiazide hoặc lợi tiểu quai Henle. Lợi tiểu giữ kali thường tác dụng chậm và kéo dài. Nói chung với loại lợi tiểu giữ kali này, khi dùng cũng phải theo dõi kali máu, đặc biệt chú ý khi dùng cùng với thuốc ức chế men chuyển, hoặc thuốc giảm viêm không steroide. Ngoài ra, nhóm lợi tiểu giữ kali này đôi khi cũng có thể gây ra tăng urê máu, sỏi thận (với triamterene) hoặc chứng vú to ở nam giới (với spironolactone).

                                                                                  Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục