Ngay từ đầu năm 1975, những bài ca sục sôi khí thế chiến trường sau chiến thắng Phước Long đã làm rạo rực tâm hồn lính Tây Nguyên. Để bài viết này mang được không khí của những ngày ấy, tôi bồi hồi mở ra cuốn nhật ký cũ.

Đấy là những ngày đường dây thông tin quân sự chiến lược đã kéo những thước dây cuối cùng vào Sở chỉ huy mặt trận B3. Những câu thơ hồn nhiên một thời hiện lên: “Tôi với mọi người cũng đi suốt mùa đông/ Dự cảm tương lai đầy đặn từ chuẩn bị/ Khi đã qua bao tột cùng gian khổ/ Những mùa đông dài biết mấy gieo neo/ Sẽ là tiếng hò reo, sẽ là tiếng hò reo/ Lời từ giã mùa đông là lời chào xuân tới/ Là tiếng súng diệt thù gọi toàn miền nổi dậy/ Đã bắt đầu từ trận thắngcuối đông”. Tôi nhớ khi viết những câu thơ đó trong sương khói Tây Nguyên, bên tôi đang vang lên trên làn sóng điện phục vụ hành quân. Nào là Lá đỏ của Hoàng Hiệp (thơ Nguyễn Đình Thi) qua giọng hát Quốc Hương. Nào là Sông Đăk-roong mùa xuân về qua giọng hát Kiều Hưng. Nào là Tháng ba Tây Nguyên của Văn Thắng (thơ Thân Như Thơ) qua cặp song ca Trọng Hinh – Hoài Thu...

Ca múa nhạc mừng ngày 30/4

Qua nhiều những dự cảm của cánh lính Tây Nguyên đã không sai. Trận điểm huyệt Buôn Ma Thuột làm rung chuyển miền đất đỏ Ba zan. Rồi đối phương rút chạy khỏi Gia Lai, Kon Tum. Những bài ca chiến thắng Tây Nguyên đã vang lên không dứt. Đường về rộn tiếng chim ca (Huy Du), Bài ca Tây Nguyên giải phóng (Nguyễn Đức Toàn), Hát trên Tây Nguyên giải phóng (Trọng Loan), Hát về Tây Nguyên (Nguyên Nhung)... Các nhạc sĩ thời chống Mỹ đã làm nên điều kỳ diệu là kế thừa tinh thần các nhạc sĩ thời chống Pháp một cách xuất sắc, trên những cung bậc chất ngất để có giai điệu kịp thời sau những sự kiện lớn, sau những chiến thắng lớn. Nhưng hình như đến thời điểm của mùa xuân 1975, sự chất ngất này còn thấm thía trong cảm xúc hơn nhiều ly rượu mạnh. Sau Tây Nguyên, Huế vừa giải phóng đã nghe ngay những Nắng tháng ba (Trần Hoàn), Huế của tôi ơi (Thanh Phúc)... và thật dễ thương khi nghe tốp nữ Đài Tiếng nói Việt Nam tha thiết “Gió sông Hồng gọi nắng sông Hương/ Như người thương nhắn gửi người thương”, một giai điệu ngọt ngào của Văn An (Gió sông Hồng gọi nắng sông Hương với lời thơ Tạ Hữu Yên). Vài ngày sau khi giải phóng Đà Nẵng cũng nghe ngay Đà Nẵng kiên cường chiến thắng vẻ vang (Thuận Yến), Đà Nẵng ơi! chúng con đã về (Phan Huỳnh Điểu)... và mênh mang giai điệu Huy Du qua giọng hát Kiều Hưng: “Ơi biển xanh, biển xanh/ Ơi trời mây bát ngát/ Đây bến Tiên Sa ta cúi hôn bờ cát/ Phố phường ơi tiếng hát lại trong lành...” (Bài Sông Hồng vang tiếng hát với lời thơ Dương Hương Ly, tức Bùi Minh Quốc). Sau ngày bức điện mật thần tốc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi bộ chỉ huy chiến dịch, rất tự nhiên lại nghe vang Chúng ta đang sống những ngày đẹp nhất (Vĩnh Cát), Những bước chân thần tốc (Văn An).

Cuộc tấn công của 5 cánh quân vào Sài Gòn trong Chiến dịch Hồ Chí Minh không chỉ là cuộc tấn công của sức mạnh vũ khí chiến tranh mà còn là cuộc tấn công bằng sức mạnh tinh thần của người lính đã được nhân lên gấp bội nhờ những bài ca. Một hoà điệu vô cùng trên vòm trời chiến trường miền Nam là tiếng hát vang của những người lính chiến ở khắp mọi đơn vị đang tiến về Sài Gòn. Nơi thì hát vang Tiến về Sài Gòn của Huỳnh Minh Siêng (Lưu Hữu Phước) đã được viết trước Tổng tấn công Mậu Thân 68. Lại một giai điệu khác cũng được viết vào thời điểm ấy nhưng đã vang lên trên các vùng đất giải phóng sau Hiệp định Paris 1/1973, đó là Việt Nam trên đường chúng ta đi của Huy Du (lời Xuân Sách). Nơi khác hát Sài Gòn quật khởi của Hồ Bắc. Có nơi lại hát Chào mùa xuân giải phóng, chào anh giải phóng quân của Hoàng Vân. Cũng có nơi hát Bão nổi lên rồi của Trọng Bằng... Họ đã hát để bước hành quân nhanh hơn. Họ đã hát để sẵn sàng hy sinh, sẵn sàng dâng hiến cho trận cuối cùng của lịch sử, giống như một câu hát trong Quốc tế ca: “Đấu tranh này là trận cuối cùng”. Tiếng hát của họ thổi ngược lại những vùng đất đã giải phóng mà họ để lại phía sau lưng, xua tan khói lửa chiến trường còn nóng bỏng, còn nghi ngút.

                                                                                       Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục