Người dân phường Hữu Nghị bức xúc vì hoạt động sản xuất của Công ty gây ô nhiễm môi trường
(HBĐT) - Cuối năm 2009, HBĐT đã đăng bài "Doanh nghiệp ngang nhiên xả khói độc hại trong lòng thành phố" phản ánh những bức xúc của người dân sống ở tổ 15,16, phường Hữu Nghị với việc Chi nhánh Công ty TNHH Đầu tư sản xuất - xuất khẩu Hà Nội trong quá trình sản xuất đũa đã xả khói, bụi gây ô nhiễm mỗi trường. Tuy nhiên, vấn đề này đến nay vẫn chưa được các cấp, ngành chức năng giải quyết triệt để.
Theo phản ánh của người dân, các ngành chức năng của tỉnh và thành phố như: Phòng Tài nguyên-Môi trường thành phố, Sở Tài nguyên-Môi trường và Phòng Cảnh sát Môi trường (Công an tỉnh) có về kiểm tra và đã lập biên bản nhắc nhở và yêu cầu Công ty phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường, nhưng sau đợt kiểm tra mọi việc lại trở lại như thường.
Theo lời ông Nguyễn Khắc Dung, Tổ trưởng tổ dân phố và đông đảo bà con nhân dân tổ 15, 16 thì khi đoàn kiểm tra đến, Công ty đã cắt giảm một số công đoạn sản xuất. Bởi vậy, kết luận của đoàn kiểm tra cho rằng: Tiếng ồn, không khí và tác động môi trường đều không vượt quá mức cho phép. Trên thực tế bà con phản ảnh: Sau khi có đoàn kiểm tra về nhắc nhở Công ty đã ký cam kết bảo vệ môi trường trước sự chứng kiến của đại diện UBND phường và đại diện tổ dân phố. Để khắc phục tình trạng khói bụi, Công ty đã nâng cao thêm hệ thống ống khói. Tuy nhiên, biện pháp này cũng không thể giảm tải được sự ô nhiễm môi trường. Đặc biệt vào những ngày mưa, ẩm, không khí nặng khói vẫn cuộn xuống mịt mù lan tỏa khắp không gian với mùi vị hết sức khó chịu, ngửi vào có cảm giác khét, đắng, đau rát cổ họng và khó thở. Những hộ gần kề như hộ bà Bùi Thị Lái, ông Trương Văn Dương tổ 15 còn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi mùi của bương, nứa đã qua công đoạn ngâm nước. Tệ hại hơn nữa là bụi mùn rớt xuống làm cho nhà cửa, nước sinh hoạt, quần áo phơi luôn bị phủ lên một màu trắng mốc.
Cũng từ khi có đoàn kiểm tra về nhắc nhở, Công ty chuyển cao điểm sản xuất vào khoảng 17h-24h. Vào khoảng thời gian này người dân cần được sinh hoạt, nghỉ ngơi tại nhà thì lại phải chịu sức ép của khói, bụi và tiếng ồn bởi những chiếc contener chở nguyên liệu đến Công ty. Vì vậy, từ khi Công ty chuyển sang sản xuất đũa đến nay, người dân nơi đây vì chịu tác động của môi trường mà thường xuyên đau ốm, bệnh tật, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ.
Tháng 4/2010, HBĐT tiếp tục nhận được đơn “kêu cứu” và đề nghị (lần thứ 4) của 120 hộ dân sinh sống gần trụ sở, nơi sản xuất của Công ty với mong muốn: Các cấp, các ngành của tỉnh, thành phố hãy quan tâm hơn tới việc bảo vệ môi trường, quan tâm tới sức khoẻ của nhân dân, có biện pháp cụ thể để di rời cơ sở sản xuất ra xa khu dân cư.
Sau khi tiếp xúc và tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân, chúng tôi đã làm việc với chính quyền phường Hữu Nghị. Ông Bùi Ngọc Hùng, Chủ tịch UBND phường khẳng định: Phường đã phối hợp với đoàn kiểm tra của tỉnh, thành phố đi kiểm tra quy trình sản xuất và tác động môi trường. Qua kiểm tra, Công ty chưa báo cáo tác động môi trường khi chuyển ngành nghề từ sản xuất chổi chít sang xuất đũa. Nhưng tại thời điểm kiểm tra (bằng trực quan) không phát hiện thấy tác động môi trường vượt mức cho phép. Thể theo nguyện vọng của người dân, chính quyền phường cũng đã lưu tâm tới việc di rời cơ sở sản xuất đi nơi khác, nhưng hiện tại vẫn chưa xác định được địa điểm cụ thể.
Như vậy, nguyện vọng và lời “kêu cứu” của người dân vẫn chưa được thấu tỏ. Một câu hỏi đặt ra: có nên chăng việc duy trì một cơ sở sản xuất kinh doanh giữa lòng thành phố gây ô nhiễm môi trường và gây bức xúc cho nhân dân?
Thuý Hằng
Ngày 4-5, BS Nguyễn Trung Cấp, Phó Trưởng khoa cấp cứu - điều trị tích cực, Bệnh viện Các bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, có thêm hai trường hợp được xác định mắc liên cầu lợn.
(HBĐT) - 3 tháng đầu năm 2010, bệnh sốt rét trên địa bàn huyện Cao Phong có xu hướng giảm, chỉ có 6 ca nghi các mắc, các trường hợp này được điều trị tại chỗ và khỏi bệnh
Được tư vấn kỹ sử dụng thuốc, nguồn gốc thuốc rõ ràng, giá cả phù hợp và đặc biệt thuốc luôn được bảo quản tốt… là cảm giác của hầu hết người bệnh khi vào các chuỗi nhà thuốc có thương hiệu hiện nay tại TPHCM như ECO, SPG Pharmacy, V-Phano. Đó là 3 chuỗi nhà thuốc đang nỗ lực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người bệnh, bước đầu định hình một thị trường bán lẻ dược phẩm có nề nếp trong thực trạng bát nháo của thị trường này hiện nay.
Nghiên cứu mới đây nhất của các bác sỹ thuộc bệnh viện mắt Hồng Kông cho thấy, trà xanh có chứa hợp chất đặc biệt có tác dụng ngăn ngừa bệnh glaucoma (tăng nhãn áp, cườm nước) và các bệnh về mắt khác.
Gắn mác thực phẩm chức năng dinh dưỡng, nhiều loại “thần dược” làm nở cơ bắp được rao bán trên mạng với những lời quảng cáo hấp dẫn
Chăm sóc người bệnh toàn diện được coi là giải pháp cơ bản để nâng cao sự hài lòng của người bệnh, cũng như nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và uy tín của bệnh viện. Tại các bệnh viện, công tác này được thực hiện với nhiều mô hình: theo người bệnh, theo công việc, theo nhóm, theo đội... phù hợp điều kiện cụ thể của từng đơn vị.