Ảnh minh họa
(HBĐT) - Những nguy hại của thuốc lá đối với sức khoẻ của mọi người đã hết sức rõ ràng, tuy nhiên trong thực tế, quy định của Chính phủ về việc nghiêm cấm hút thuốc lá từ ngày 1/1/2010 ở những nơi công cộng vẫn chưa mấy tác động đến nhận thức và ý thức của rất nhiều người. Trong đó, tập tủng chủ yếu là CBCC, những người công tác, lao động, sản xuất, làm việc những nơi đã quy định nghiêm cấm hút thuốc lá.
Đã khá lâu, đến bất cứ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nào chúng ta đều dễ dàng bắt gặp những dòng chữ “cấm hút thuốc lá” hoặc “No smoking”, ngay cả trên những bao thuốc trong nước sản xuất hay xuất xứ từ nước ngoài cũng in đậm dòng chữ “Hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi”, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, ở nhiều khu vực công cộng các loại panô, áp phích tuyên truyền về tác hại của thuốc lá được triển khai thường xuyên, liên tục… Nhưng không khó gì bắt gặp những cán bộ công chức thản nhiên hút thuốc trong phòng làm việc, thậm chí hút thuốc trong phòng họp, hội trường nơi tụ họp rất đông người.
Lên các phương tiện giao thông công cộng, chen chúc, trật trội, nhưng không ít người vẫn phì phèo điếu thuốc. Tệ hơn có cả những tài xế, quên cả hàng chục hành khách ngồi sau lưng mình, già có, trẻ có, nam có, nữ có vẫn mặc nhiên nhả khói.
Đến các cơ sở y tế, nhất là các bệnh viện không ít y, bác sỹ, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân hút thuốc lá ở mọi nơi, từ phòng làm việc đến nhà chờ, tiền sảnh. Đương nhiên, đây là khu vực được tuyên truyền về tác hại của thuốc lá quyết liệt, dáo diết hơn bất cứ nơi nào khác.
Quy định cấm bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi cũng chưa được thực thi. Bất cứ trường học nào cũng có hàng quán, cùng với bánh, kẹo, kem, sữa, ô mai, hàng nào cũng có thuốc lá và thượng đế “Nhí” mua và hút thoải mái nhưng không ai để ý, nhắc nhở…
Nên chăng, cùng với những văn bản quy phạm pháp luật, những quy định nhằm làm giảm các nhu cầu sử dụng các sản phẩm thuốc lá được cụ thể hoá, xã hội hoá bằng nội quy, quy chế, hương ước, quy ước của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, coi đó là một tiêu chí để đánh giá, xếp loại, bình xét thi đua mỗi tập thể, cá nhân, mỗi hộ gia đình hàng năm. Đồng thời, là một trong những nội dung của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”.
Đã đến lúc cần có sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt, liên tục của cả công đồng để hạn chế và tiến tới loại trừ những nguy hại khi sử dụng các sản phẩm từ thuốc lá.
Đức Phượng
Các bác sĩ tại bệnh viện Kuala Lumpur, Malaysia đang lo lắng sự gia tăng của hội chứng trẻ sơ sinh bị lắc (SBS), một hình thức hành hạ trẻ em có thể gây mù, tổn thương não hoặc tử vong.
(HBĐT) - Cuối năm 2009, HBĐT đã đăng bài "Doanh nghiệp ngang nhiên xả khói độc hại trong lòng thành phố" phản ánh những bức xúc của người dân sống ở tổ 15,16, phường Hữu Nghị với việc Chi nhánh Công ty TNHH Đầu tư sản xuất - xuất khẩu Hà Nội trong quá trình sản xuất đũa đã xả khói, bụi gây ô nhiễm mỗi trường. Tuy nhiên, vấn đề này đến nay vẫn chưa được các cấp, ngành chức năng giải quyết triệt để.
Các thành phần được cung cấp bởi Johnson & Johnson trong 4 loại thuốc trị cảm lạnh dành cho trẻ em bị thu hồi tuần qua có chứa vi khuẩn và nguyên nhân là do thiết bị sản xuất quá bẩn, theo báo cáo của Tổ chức Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA).
Thầy thuốc chỉ coi tỉ lệ 20% không có thai sau 12 tháng chung sống mới là hiếm muộn
Theo Sở Y tế TP Đà Nẵng, hiện trên địa bàn thành phố có trên 400 cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, bình đang hoạt động. Chính vì lợi nhuận cao nên các cơ sở đua nhau ra đời và cạnh tranh bằng cách giảm giá thành sản phẩm. Có cơ sở bán chỉ với mức 7.000 đồng/bình 20 lít.
Nghiên cứu của Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội) trên 100 sản phụ mang thai từ 24 đến 28 tuần tuổi đến khám thai tại khoa Sản của bệnh viện cho thấy, tỉ lệ sản phụ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ chiếm 15%.