Các bác sĩ tại bệnh viện Kuala Lumpur, Malaysia đang lo lắng sự gia tăng của hội chứng trẻ sơ sinh bị lắc (SBS), một hình thức hành hạ trẻ em có thể gây mù, tổn thương não hoặc tử vong.
Trưởng Khoa Mắt của KLH, bác sĩ Joseph Alagaratnam, cho biết số trẻ sơ sinh nhập viện vì chảy máu võng mạc do SBS ngày càng tăng là rất đáng báo động.
Chỉ tính trong quý 1 năm 2010 đã có bảy trường hợp SBS nhập viện, so với tám trường hợp trong cả năm ngoái.
Chảy máu võng mạc là triệu chứng phổ biến nhất của SBS bởi vì khi một em bé bị lắc liên tục từ trước ra sau, các tĩnh mạch giữa sọ và não bị vỡ, dẫn đến xuất huyết trong ở mắt.
Trong khi lắc, bộ não chưa phát triển của em bé bị đập vào hộp sọ gây ra xuất huyết trong nghiêm trọng, và trong một số trường hợp gây vỡ xương sọ.
Bác sĩ Joseph cho biết từ năm 1989 đến 1993, đã có 369 trường hợp hành hạ thể chất, 30% nạn nhân đã tử vong, 11,3% xuất huyết nội sọ và 3% xuất huyết võng mạc.
Hầu hết các trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi gặp phải hội chứng SBS nhẹ thường có dấu hiệu cáu kỉnh, hôn mê, kém ăn, động kinh, khó thở và phản ứng chậm chạp.
Bác sĩ tư vấn Nhi khoa Irene Cheah nói: “Các bác sĩ chúng tôi chỉ gặp những trường hợp rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, ngoài những trường hợp đó thì có nhiều trẻ sơ sinh là nạn nhân của SBS nhưng cha mẹ không ý thức được vì nghĩ rằng đứa bé có thể bị động kinh hoặc một số vấn đề khác. Các trường hợp được báo cáo cho cảnh sát và những trường hợp nhập viện chỉ là mỏm của tảng băng trôi.”
Trong hầu hết trường hợp, đứa trẻ gặp phải hội chứng SBS là do phụ huynh hoặc người chăm sóc tức giận về việc trẻ sơ sinh khóc liên tục nên đã cố lắc mạnh để trừng phạt hay buộc đứa bé yên lặng.
Bác sĩ Cheah cho biết từ năm 2005 đến 2008, bệnh viện Kuala Lumpur đã xử lý hơn 60 trẻ sơ sinh bị chấn thương đầu và thủ phạm của họ chủ yếu nằm trong số bạn trai của người trông trẻ hoặc cha mẹ, cha mẹ kế và người chăm sóc không phải là họ hàng.
Hiện các chuyên gia y tế và các tổ chức phi chính phủ đang kêu gọi các cấp chính quyền Malaysia cần có biện pháp để xác định và trừng phạt thủ phạm./.
Theo TTXVN
Nghiên cứu của Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội) trên 100 sản phụ mang thai từ 24 đến 28 tuần tuổi đến khám thai tại khoa Sản của bệnh viện cho thấy, tỉ lệ sản phụ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ chiếm 15%.
Ngày 4-5, BS Nguyễn Trung Cấp, Phó Trưởng khoa cấp cứu - điều trị tích cực, Bệnh viện Các bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, có thêm hai trường hợp được xác định mắc liên cầu lợn.
(HBĐT) - 3 tháng đầu năm 2010, bệnh sốt rét trên địa bàn huyện Cao Phong có xu hướng giảm, chỉ có 6 ca nghi các mắc, các trường hợp này được điều trị tại chỗ và khỏi bệnh
Được tư vấn kỹ sử dụng thuốc, nguồn gốc thuốc rõ ràng, giá cả phù hợp và đặc biệt thuốc luôn được bảo quản tốt… là cảm giác của hầu hết người bệnh khi vào các chuỗi nhà thuốc có thương hiệu hiện nay tại TPHCM như ECO, SPG Pharmacy, V-Phano. Đó là 3 chuỗi nhà thuốc đang nỗ lực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người bệnh, bước đầu định hình một thị trường bán lẻ dược phẩm có nề nếp trong thực trạng bát nháo của thị trường này hiện nay.
Nghiên cứu mới đây nhất của các bác sỹ thuộc bệnh viện mắt Hồng Kông cho thấy, trà xanh có chứa hợp chất đặc biệt có tác dụng ngăn ngừa bệnh glaucoma (tăng nhãn áp, cườm nước) và các bệnh về mắt khác.
Gắn mác thực phẩm chức năng dinh dưỡng, nhiều loại “thần dược” làm nở cơ bắp được rao bán trên mạng với những lời quảng cáo hấp dẫn