Nước sâm uống rất bổ nhưng không được dùng cho phụ nữ mới sinh, người cao huyết áp, tiêu chảy do lạnh bụng..

 

Thời tiết oi bức làm cho nhiều người muốn giải nhiệt và làm mát cơ thể bằng các loại thức uống với các tên gọi như nước sâm, nước đắng, sâm rong biển, sâm cúc... Các bà nội trợ khi ra chợ cũng có thể dễ dàng mua một bó thảo dược để nấu cho cả nhà uống và gọi thức uống này là nước sâm; ở các quầy bán giải khát dọc đường rất dễ thấy nhiều xe đẩy bán các loại nước sâm và giải nhiệt như thế này. 


Lạm dụng... sâm


Hiện đang có tình trạng lạm dụng từ sâm cho nhiều loại thức uống giải khát từ thảo dựơc, vì trong tiềm thức ai cũng biết sâm là loại thuốc quý. Thực ra, sâm chỉ được dùng để chỉ vị nhân sâm là loại dược liệu đứng đầu trong 4 vị thuốc quý: sâm, nhung, quế, phụ.


Theo tài liệu cổ, nhân sâm có vị ngọt, đắng, hậu ngọt (cam, khổ, cam), tính hơi hàn. Vị đắng hiện diện trong các thảo dược là thành phần của một nhóm glycosit đắng. Theo y học cổ truyền, vị đắng có tác dụng thanh nhiệt làm mát cơ thể. Do đó, nhiều người đã ủng hộ tối đa loại nước đắng xuất hiện trên thị trường vì cứ tưởng đây là thuốc giải nhiệt hiệu quả nhất.



Nước sâm đang là thức uống giải nhiệt được ưa chuộng. Ảnh: HỒNG THÚY


Thực ra, nếu có nước nhân sâm thật mà uống thì rất bổ, nhưng cũng cần lưu ý là ngay cả khi biết chính xác là nước nhân sâm thì cũng không được dùng sâm cho phụ nữ mới sinh, người cao huyết áp, tiêu chảy do lạnh bụng, người đang cảm; khi dùng sâm thì không được ăn cùng củ cải hoặc uống trà vì sẽ làm giảm hiệu lực của thuốc.

Nếu dùng dạng cồn sâm 3%, khi dùng nhiều có khi sẽ bị trúng độc, nổi ban đỏ, mẩn ngứa, đau đầu, chóng mặt, xuất huyết. Đấy là những dấu hiệu nhiễm độc nhân sâm, cần cấp cứu ngay.


Sâm không thanh nhiệt


Cần lưu ý là tất cả các loại mang tên sâm như nhân sâm, huyền sâm, đẳng sâm, bố chính sâm, đan sâm... đều không có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Còn các vị thảo dược như cúc hoa, rong biển... đúng là có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, hạ sốt kháng viêm rất tốt, có vị ngọt, tính mát, hơi đắng song vị đắng tự nhiên rất nhẹ chứ không đắng như vị đắng của các loại hóa chất tổng hợp.


Hiện nay, rất nhiều cơ sở sử dụng hương liệu và mùi vị từ hóa chất tổng hợp, pha trộn vào các loại thức uống để bán vì giá thành rất rẻ so với các thảo dược mua đúng chất lượng. Đó là lý do vì sao chúng ta phải cảnh giác với các loại nước sâm, nước đắng không rõ nguồn gốc. Chúng tôi đã thấy rất nhiều bạn gái cứ tìm uống nước sâm, nước đắng mỗi ngày để trị mụn nhưng uống hoài mà vẫn không thấy giảm.

Người già không nên dùng

Nếu có nhu cầu thì các bà nội trợ nên tự mua thảo dược về, tự nấu để vừa bảo đảm vệ sinh vừa phù hợp nhu cầu sức khỏe của gia đình.

Sử dụng các thảo dược có vị đắng, tính mát (hoặc hàn) tác dụng thanh nhiệt, dưỡng âm sinh tân, nhuận tràng, giải độc, mát gan (như kim ngân, sài đất, cỏ mực, cúc hoa, sắn dây, huyền sâm, sinh địa, rau má, cỏ tranh, mã đề, râu bắp, râu mèo, rong biển...); có thể phối hợp 5-6 vị thành một bài, liều lượng từ 10-12 g (khô) hoặc 30-50 g (tươi) cho mỗi loại, sắc lấy 300-500 ml, uống trong ngày.

Tuy nhiên, cần chú ý khi người bệnh có sốt cao do nhiễm trùng hoặc người tì vị yếu, người già yếu thì không nên dùng các thuốc mát này

 

                                                                                      Theo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Người chăn nuôi lại đối diện với dịch bệnh tai xanh đang bùng phát
Đá cây được phơi ra trên phố đầy bụi bặm, vi khuẩn.
Không có hình ảnh

Chữa bệnh thường gặp trong mùa hè

Mùa hè đến, thời tiết nắng nóng oi bức, khả năng điều tiết cũng như sức đề kháng của cơ thể có khi chưa đáp ứng kịp thời. Do đó một số bệnh có thể phát sinh như: ngứa lở ngoài da, cảm nắng, zona, tiêu chảy, kiết lỵ, ho hen, sốt phát ban... Để khắc phục và chữa trị kịp thời những chứng bệnh kể trên, chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc điều trị bằng y học cổ truyền để bạn đọc tham khảo và áp dụng khi cần thiết.

Không nên “né” thịt heo

Ông Hoàng Văn Năm, quyền Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), cho biết virus tai xanh ở heo không có cơ chế lây nhiễm sang người như cúm gia cầm nên người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm

Giải mã bí mật của giấc ngủ

Ngủ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể xác lẫn trí óc của con người. Ngủ nhiều quá mức cũng có hại giống như ngủ ít.

Phụ nữ dễ mắc bệnh tim khi ăn nhiều thực phẩm có chỉ số glycemic cao

Thực phẩm có chỉ số glycemic cao như bánh mỳ trắng, kem... là nguyên nhân chính dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim ở phụ nữ, một nghiên cứu ở Italia mới công bố.

Uống thuốc thế nào để đạt hiệu quả cao?

Việc lựa chọn thời điểm uống thuốc hợp lý là một yếu tố quan trọng giúp thuốc đạt được nồng độ cao trong máu, nâng cao hiệu quả điều trị cũng như giảm đi các tác dụng không mong muốn.

Ngừa mắt lão hóa

Thực phẩm màu vàng hoặc vàng cam, chẳng hạn như cà rốt, bí đỏ, khoai lang... đều có nguồn beta-carotene rất tốt cho mắt

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục