(HBĐT) - Tỉnh lộ 433 đang thi công dang dở nhưng không vì thế mà làm giảm những chuyến hàng mang Tết lên với vùng cao Đà Bắc. Ngay từ đầu tháng chạp, quần áo mới, bánh, mứt, kẹo, nhu yếu phẩm… theo các tiểu thương đã tấp nập ngược lên Đà Bắc. Mưa lũ qua đi, mầm sống hồi sinh; hoa đào, hoa mận bung nở trên rẻo cao để cùng bà con nơi đây đón Tết, vui xuân.

Chúng tôi đến thăm khu tái định cư (TĐC) Lau Bai, xã Vầy Nưa vào những ngày gần Tết Nguyên đán Kỷ Hợi. Dọc con đường bê tông dẫn vào trung tâm xóm là những căn nhà mới đang trong quá trình hoàn thiện các hạng mục cuối cùng. Nhân dân hồ hởi giúp nhau dọn dẹp, vệ sinh nhà mới để đón Tết.

Khu TĐC xóm Lau Bai có 33 hộ, 127 nhân khẩu. Từ hỗ trợ của Nhà nước trị giá 15 tỷ đồng, huyện Đà Bắc đã tích cực đốc thúc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ san lấp mặt bằng, bàn giao cho các hộ TĐC. Hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu như điện, đường, trường, trạm đã được hoàn thành để phục vụ nhu cầu dân sinh. Qua đó, 100% hộ trong khu TĐC có điện, nước sinh hoạt, sử dụng. Bên cạnh đó, chính quyền các cấp đã hỗ trợ giống, vốn, kỹ thuật để giúp đỡ các hộ khôi phục sản xuất. Tận dụng vị trí địa lý tiếp giáp với lòng hồ Hòa Bình, toàn xóm đã phát triển 40 lồng cá. Duy trì diện tích lâm nghiệp 90 ha, trong đó chủ yếu là cây keo, luồng…


Khu tái định cư xóm Lau Bai, xã Vầy Nưa (Đà Bắc)được Nhà nước đầu tư hệ thống điện, đường giao thông nông thôn phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân.

Đón chúng tôi trong căn nhà mới với nụ cười tươi, anh Lý Quang Hoàng ở khu TĐC xóm Lau Bai cho biết: "Tết này được ở nhà mới chúng tôi phấn khởi lắm. Từ sự hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân và nhà hảo tâm giúp đỡ; gia đình vay mượn thêm anh em, bạn bè để xây dựng ngôi nhà mới trị giá 60 triệu đồng. Bên cạnh đó, gia đình tôi cũng nỗ lực khôi phục sản xuất, từng bước ổn định cuộc sống tại nơi ở mới. Trong đó tập trung phát triển nuôi thủy sản kết hợp gia súc, gia cầm. Thu nhập năm 2018 ước đạt 40 triệu đồng/hộ.

Niềm vui không chỉ đến với bà con xã Vầy Nưa, nhiều hộ nằm trong vùng nguy cơ sạt lở cao tại huyện Đà Bắc đã được di dân đến nơi ở mới an toàn. Điển hình như khu TĐC Tân Hương, xóm Nhạp (xã Đồng Ruộng) đã được hình thành trên diện tích 3 ha, đáp ứng nhu cầu ở cho 25 hộ, 111 nhân khẩu. Ước tính trong giai đoạn 2017- 2018, Nhà nước đã bố trí kinh phí 19 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu như điện, đường, trường, đáp ứng nhu cầu dân sinh. Chính quyền các cấp, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh hỗ trợ gần 900 triệu đồng giúp các hộ cứu đói, mua sắm đồ dùng gia đình và khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống; ước tính mỗi hộ được hỗ trợ khoảng 35 triệu đồng. Đồng chí Đinh Công Lâm, Chủ tịch UBND xã Đồng Ruộng cho biết: "Nhờ sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của chính quyền các cấp, năm 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã đạt 14,1%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng các ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 88%, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ 12%. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 9 triệu đồng. Toàn bộ các hộ trong xã đã có điện, nước sinh hoạt hàng ngày, đời sống nhân dân dần ổn định.

Theo thống kê, giai đoạn 2017- 2018, mưa lũ đã làm huyện Đà Bắc thiệt hại trên 390 tỷ đồng. Nhiều bản, làng tan hoang, thiệt hại về người và tài sản là không gì có thể đong đếm được. Nhưng vượt lên khó khăn, nhờ sự quan tâm kịp thời của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các nhà hảo tâm và đặc biệt là nỗ lực không mệt mỏi của người dân địa phương, KT- XH huyện Đà Bắc đã được vực dậy. Người dân hân hoan đón mừng xuân với hy vọng một năm mới mưa thuận, gió hòa, cuộc sống hồi sinh.

Đồng chí Nguyễn Đức Dũng, Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc cho biết: Cả hệ thống chính trị, các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, nhà hảo tâm đã hỗ trợ người dân vùng bị lũ bão khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống với tổng trị giá hơn 84 tỷ đồng. Trong đó, 5 khu TĐC tại các xã: Suối Nánh, Mường Chiềng, Tiền Phong, Vầy Nưa, Đồng Ruộng ước tính hơn 50 tỷ đồng, đã giải quyết chỗ ở cho hàng trăm hộ sau khi di dời khỏi vùng nguy hiểm. Về hỗ trợ sản xuất, các hộ "trắng tay” sau mưa lũ đã được kịp thời hỗ trợ lương thực, cây, con giống. Ngoài ra, huyện dành nguồn vốn hơn 24,4 tỷ đồng tu sửa các công trình hạ tầng thiết yếu như điện, đường, trường, trạm phục vụ nhu cầu dân sinh. Trước Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, huyện chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương rà soát, nắm tình hình, từ đó lên danh sách các hộ khó khăn để có phương án hỗ trợ, đảm bảo giúp người dân, nhất là người dân vùng thiên tai, mưa lũ được đón Tết ấm áp, đầy đủ.

 


                                                                 Đức Anh


Các tin khác


Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Lắng đọng, thiêng liêng ở Nghĩa trang Hàng Dương

Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo trong những ngày Xuân đón du khách ở mọi miền đất nước đến thăm viếng. Từ sáng sớm đến 24h, những nén hương, những bông hoa thơm ngát, tinh khôi được thắp, dâng trang trọng trên những phần mộ đem đến cho ta những cảm xúc trào dâng. Trong khuôn viên rất nhiều loài hoa khoe sắc như muốn chia sẻ, tri ân những người con đã nằm lại nơi đây.

Lừa đảo xuất khẩu lao động - cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”

Lợi dụng việc một bộ phận người dân có nhu cầu tham gia xuất khẩu lao động (XKLĐ), thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện các chiêu lừa XKLĐ khiến không ít người lâm vào cảnh éo le. Thậm chí nhiều trường hợp đứng trước "nanh vuốt” của bọn tội phạm mua bán người...

Sáng mãi màu áo xanh tình nguyện

"Năm 2024, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn thống nhất lựa chọn chủ đề công tác là "Năm Thanh niên tình nguyện”. Đây là năm đánh dấu nhiều sự kiện đặc biệt có ý nghĩa trong phong trào thanh niên tình nguyện, như: kỷ niệm 60 năm phong trào "Ba sẵn sàng”, 10 năm "Năm Thanh niên tình nguyện”, 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè. Vì vậy, tổ chức Đoàn các cấp cần phải xem đây là một năm sôi động các hoạt động thanh niên tình nguyện trên toàn quốc với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp thanh niên Việt Nam" - đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn nhấn mạnh tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ tư, khoá XII (tháng 1/2024).

Xung quanh việc xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh tại thành phố Hòa Bình: Bài 2 - Công trình không phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vi phạm trật tự xây dựng?

Liên quan đến việc xây dựng chùa Hòa Bình và các công trình phụ trợ, thời gian qua, một số cơ quan thông tin, báo chí đưa tin cho rằng: công trình này không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục đầu tư; còn để xảy ra nhiều sai phạm liên quan đến trật tự xây dựng. Trước những vấn đề được dư luận xã hội và người dân quan tâm, các cơ quan chức năng của tỉnh và UBND thành phố Hòa Bình (TPHB) đã có thông tin phản hồi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục