(HBĐT) - "Vào đây tôi mới hiểu được sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ của các chú bộ đội dành cho những người cách ly… Tôi cảm thấy thật ấm lòng… Trong thời kỳ dịch bệnh hoành hành thì các chú đã quên thân mình để lo cho dân và sự bình yên của cả nước, xứng danh bộ đội Cụ Hồ "vì nước quên thân, vì dân phục vụ”. Tôi yêu các chú bộ đội. Cảm ơn, cảm ơn và cảm ơn…” - Đó là những dòng lưu bút chân thành của bà Nguyễn Thị Oanh đến từ tỉnh Nghệ An trong một ngày đặc biệt gửi "các chú bộ đội thuộc Bộ CHQS tỉnh Hòa Bình”.
Cán bộ, chiến sỹ Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh nêu cao tinh thần trách nhiệm, đảm bảo các điều kiện sinh hoạt tốt nhất cho người dân trong các khu cách ly tập trung (Ảnh: chuẩn bị bữa ăn đảm bảo chất lượng cho người dân thực hiện cách ly tập trung tại Trung đoàn T14).
Bà Oanh là bà nội của bé Hà My - công dân nhỏ tuổi nhất trong số 106 công dân Việt Nam trở về từ Hàn Quốc được thực hiện cách ly phòng, chống dịch Covid-19 tại Trường Quân sự tỉnh (nay là Trung đoàn T14) từ ngày 4 - 18/3/2020. Bà xúc động chia sẻ: Tôi đang ở quê thì nghe tin cháu về, trong lòng rất lo lắng vì phải cách ly 2 tuần, không biết là trong khu cách ly như thế nào vì cháu còn quá nhỏ, mới tròn 4 tháng tuổi. Nhưng rồi vào đây tôi mới hiểu. Tôi rất cảm kích Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến những người con xa xứ, dành một tình cảm đặc biệt đến Nhân dân. Tôi cảm thấy ấm lòng thay cho con, cháu tôi - những người con được trở về quê hương trong sự chở che, bao bọc. Cầu mong sự yêu thương này sẽ được lan tỏa cho tất cả người dân Việt Nam chúng ta.
Trải qua 14 ngày "mãi mãi không quên của tôi”, em Vũ Thị Khuyên, du học sinh Hàn Quốc cũng như những công dân trong đoàn đều cảm nhận sâu sắc tình yêu thương của những "đồng bào mặc áo lính” làm nhiệm vụ trong khu cách ly. Vì thế mà những dòng lưu bút cứ rưng rưng trước ngày về: "Đến giờ chẳng biết nói gì hơn, chỉ biết là bao nhiêu lời cảm ơn cũng không đủ… Yêu các chú bộ đội của chúng ta nhiều lắm! Chúc các chú sức khỏe và niềm vui trên con đường bảo vệ Đảng, Nhà nước”.
Rất nhiều lời cảm ơn đã tuôn trào trong một ngày đặc biệt: kết thúc đợt cách ly y tế tập trung đối với 106 công dân Việt Nam trở về từ Hàn Quốc. Công dân trong đoàn đến từ 29 tỉnh, thành của cả nước, không ai là người Hòa Bình nhưng qua đợt trải nghiệm đều có chung một ấn tượng tốt đẹp về con người và mảnh đất Hòa Bình. Xúc động, trân quý nhất là ấn tượng dành cho các chú bộ đội. Mọi người đều cảm kích trước tấm lòng, thái độ phục vụ của các cán bộ, y, bác sỹ, chiến sỹ.
Trong cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19, cả một hệ thống chính trị, xã hội, an ninh, y tế, quân đội đã cùng vào cuộc để "chống dịch như chống giặc”. Riêng đối với nhiệm vụ phối hợp tiếp nhận, giám sát dịch bệnh từ các quốc gia có dịch về Việt Nam, lực lượng quân đội tại tỉnh đã phát huy tốt vai trò. Bộ CHQS tỉnh tích cực xây dựng phương án, tổ chức lực lượng, địa điểm để tiến hành cách ly. Cùng với đó, chủ động tham mưu UBND tỉnh, phối hợp với các sở, ngành tổ chức tập huấn cho cán bộ, chiến sỹ, chuẩn bị trang thiết bị, nhân lực, vật lực đảm bảo triển khai hiệu quả việc cách ly y tế tập trung đối với công dân Việt Nam trở về nước từ vùng dịch. Trong 14 ngày cách ly, công dân được cung cấp đầy đủ đồ dùng vệ sinh cá nhân, trang thiết bị thiết yếu đảm bảo tiện ích sinh hoạt, hàng ngày được phục vụ 3 bữa ăn với hệ thống ăn uống khép kín, lực lượng nấu ăn, bảo vệ, y tế được hiệp đồng chặt chẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Họ thường xuyên được kiểm tra, theo dõi sức khỏe, hướng dẫn các biện pháp nâng cao sức khỏe thể chất, tinh thần để tự bản thân mỗi người đều trở thành một chiến sỹ phòng, chống dịch Covid-19. Bản thân các cán bộ, chiến sỹ Bộ CHQS tỉnh và Trung đoàn T14 đều quán triệt tinh thần phục vụ tận tình, chu đáo, an toàn, hết lòng vì Nhân dân.
Khánh An
(HBĐT) - Xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) hôm nay, ngoài mía và các loại cây màu có giá trị kinh tế cao như dưa hấu, bí xanh, lạc, đậu... còn có màu xanh mát của những vườn cam, bưởi. Màu xanh này đã đem đến những đổi thay cho vùng quê từng ghi dấu chiến công đầu của lưới lửa phòng không tầm thấp, mở đầu cho phong trào "bắn máy bay Mỹ bằng súng bộ binh” của Quân khu 3 trong những năm kháng chiến chống Mỹ.
Cuối tháng 3/1975, khi quân địch thất thủ ở Tây Nguyên và các chiến trường Phan Rang, Phan Thiết rồi Chi khu Dầu Tiếng, Chơn Thành, Di Linh được giải phóng, đã hình thành nên vòng cung siết chặt, buộc quân địch phải co cụm lại và chúng quyết "tử thủ” tại cửa ngõ Xuân Lộc (tỉnh Long Khánh cũ) để bảo vệ Sài Gòn.
(HBĐT) - Tháng 8/1971, tỉnh Hòa Bình đã tiễn hơn 600 thanh niên lên đường nhập ngũ, đây là đợt giao quân đông nhất của năm 1971. Sau khi huấn luyện tại huyện Yên Thủy, các tân binh Tiểu đoàn 647 được đưa vào chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị, chủ yếu tham gia chiến dịch Tây Nguyên, sau đó là chiến dịch Hồ Chí Minh. 45 năm đã qua, những chiến sỹ Tây Nguyên năm xưa nay tập hợp trong Ban liên lạc chiến sỹ Tây Nguyên tại Hòa Bình, cùng giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong cuộc sống.
Ngày 30/4/1975 là ngày lịch sử của đất nước, Bắc Nam nối liền một dải. Vào thời khắc ấy, đã có nhiều ca khúc ra đời mừng non sông thống nhất.
Chúng tôi về thăm xã Phú Hải, anh Phan Văn Song và anh Nguyễn Đức Quyền đưa chúng tôi thăm lại bãi biển, nơi diễn ra trận chiến đấu cuối cùng, nơi bàn chân chiến thắng của chúng tôi từng in dấu. Hôm nay về đây, lòng chợt vui thấy biển không già, phá Tam Giang hiền hòa như nghìn đời vốn có, cuộc sống hồi sinh trên từng gương mặt rạng ngời, trên mỗi bước chân tự tin tiến lên phía trước của người dân Phú Hải, Phú Vang.
Những ngày này, Trung tá Nguyễn Trọng Nghĩa (72 tuổi) như sống lại một thời hào hùng gắn bó với Đại đội Đặc công 311 do ông trực tiếp chỉ huy chiến đấu đập tan "Lá chắn thép Phan Rang”, giải phóng Ninh Thuận vào ngày 16/4/1975.