>> Bài 1 - Xuyên tạc, bịa đặt nhằm chống Nhà nước của Nhân dân - con đường vào tù
Bài 2 - "Biến" kẻ phạm pháp trở thành "người hùng” - chiêu trò của các thế lực thù địch
Cấn Thị Thêu tại phiên tòa phúc thẩm do Tòa án nhân dân cấp cao tổ chức tại tỉnh ngày 24/12/2021.
"Biến” những kẻ phạm pháp trở thành "người hùng”
Cuối tháng 12/2021, tại Mỹ, tổ chức MLNQVN ra thông cáo báo chí về "Giải thưởng nhân quyền Việt Nam 2021”. Trong 5 cá nhân "đoạt giải” có 3 người cùng một gia đình là Cấn Thị Thêu và 2 con trai là Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư. Đáng nói, đây đều là những đối tượng vi phạm pháp luật nghiêm trọng tạiViệt Nam, đã bị TAND các cấp xử phạt từ 4 - 10 năm tù. Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư từ lâu là hai đối tượng mang tư tưởng tiêu cực, bất mãn chính trị. Kết quả điều tra của cơ quan chức năng cho thấy, trong thời gian từ ngày 9 - 14/1/2020, Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư đã sử dụng tài khoản facebook cá nhân phát trực tiếp 8 video có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam... Quá trình điều tra, khám xét nơi ở của các đối tượng, lực lượng chức năng thu giữ được một số đồ vật, tài liệu có nội dung liên quan đến hoạt động tuyên truyền chống Nhà nước như: "Cẩm nang nuôi tù”, "Phản kháng phi bạo lực”, "Đặt bàn tay lên Việt Nam”, "Chính trị bình dân”...
Với hành vi vi phạm trên, đầu tháng 5/2021, TAND tỉnh đã tuyên phạt Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư mỗi bị cáo 8 năm tù giam cùng về tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”, 3 năm quản chế tại địa phương sau khi chấp hành xong hình phạt tù. Ngày 24/12/2021, tại phiên tòa phúc thẩm, Hội đồng xét xử TAND cấp cao tại Hà Nội đã bác toàn bộ kháng cáo kêu oan của các bị cáo, giữ nguyên mức hình phạt như bản án sơ thẩm đã tuyên.
Còn đối với Trịnh Bá Phương, là con trai của Cấn Thị Thêu nên Phương cũng bị ảnh hưởng, mang nặng tư tưởng tiêu cực, bất mãn và liên tục có những hành vi vi phạm pháp luật. Ngày 23/6/2020, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam để điều tra đối với Trịnh Bá Phương về tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” theo Điều 117, Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo đó, các hành vi soạn thảo, đăng tải, phát tán nhiều video clip, bài viết có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân nhằm mục đích chống Nhà nước của Trịnh Bá Phương đã được làm sáng tỏ. Ngày 15/12/2021 tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, Hội đồng xét xử TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt Trịnh Bá Phương mức án 10 năm tù.
Chiêu trò của các thế lực thù địch
Từ những thông tin nêu trên có thể thấy "Giải thưởng nhân quyền” thực chất chỉ là một thứ công cụ để các đối tượng phản động sử dụng nhằm cổ xúy, nuôi dưỡng, kích động những phần tử chống đối như Cấn Thị Thêu và các con. Để tô vẽ cho các đối tượng được trao giải, một số tổ chức, hội nhóm nhân danh "dân chủ, nhân quyền” đã gán cho 3 mẹ con Cấn Thị Thêu những danh xưng như "nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền”, "công dân yêu nước”. Như mới đây, trong bài viết trên trang tin điện tử ngày 31/12/2021 của đài Á Châu tự do (RFA) đã gọi 3 mẹ con Cấn Thị Thêu là các "nhà hoạt động dân chủ”, những người "bảo vệ nhân quyền trực ngôn ở Việt Nam”... Suy tôn các đối tượng vi phạm pháp luật nghiêm trọng như những "người hùng” dám xả thân đấu tranh đòi công lý, cũng như xâu chuỗi một loại thành tích bất hảo của 3 mẹ con Cấn Thị Thêu như hình mẫu của một người "dân oan” và cho rằng họ là "nạn nhân của chế độ”. Đây được xem là trò hề, trò bẩn của những kẻ thù địch, phản động, chống phá Nhà nước. Bởi thực tế hành động của Cấn Thị Thêu và các con suốt nhiều năm qua đã cho thấy bản chất của đối tượng chống phá Nhà nước. Chỉ vì nghe theo lời dụ dỗ, phỉnh nịnh của các đối tượng, Cấn Thị Thêu từ một nông dân đã trở thành "con rối” dưới vỏ bọc của một người "dân oan”. Những hình phạt TAND các cấp đã tuyên đối với mẹ con Cấn Thị Thêu là hoàn toàn xứng đáng. Thực tiễn ở Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới, những đối tượng phạm tội chống phá Nhà nước đều phải được xử lý nghiêm.
Như vậy, có thể thấy cái gọi là "Giải thưởng nhân quyền 2021” thực chất được tổ chức MLNQVN trao cho những kẻ vi phạm pháp luật, những kẻ chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam chứ hoàn toàn không có chuyện được trao cho những "nhà hoạt động nhân quyền” như tổ chức này rêu rao. Những bằng chứng pháp lý mà các cơ quan tố tụng đưa ra để truy tố, kết án Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư, Trịnh Bá Phương là hoàn toàn phù hợp với quy định của luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế.
Mạng lưới nhân quyền Việt Nam (MLNQVN) là tổ chức do một số người Việt lập ra ở Mỹ năm 2002 với mục đích "khuyến khích, ủng hộ và đấu tranh dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam”. Tính từ năm 2002 đến nay, tổ chức này đã trao giải thưởng cho hơn 50 cá nhân và 4 tổ chức. Trong số các cá nhân được trao thưởng có thể kể đến những người như: Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày), Nguyễn Chính Kết, Trần Khải Thanh Thủy, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Cù Huy Hà Vũ, Tạ Phong Tần, Phạm Thị Đoan Trang... đa phần bị TAND các cấp tuyên các bản án khác nhau về hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam. Năm 2021, MLNQVN đã lựa chọn "vinh danh” 5 người, gồm: Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư, Trịnh Bá Phương, Đinh Thị Thu Thủy và Nguyễn Văn Túc. Trong đó, Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư, Trịnh Bá Phương, Đinh Thị Thu Thủy bị xử phạt từ 8 - 10 năm tù về tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”; Nguyễn Văn Túc bị xử phạt 4 năm tù về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”.
|
Vũ Phong
(HBĐT) - Chẳng biết có duyên tình gì với vùng đất Ngọc Sơn, Ngọc Lâu, Tự Do của huyện Lạc Sơn hay không mà năm nào cũng vậy, cứ khi đông qua, đón ánh nắng trong tiết xuân còn rét ngọt, tôi lại lên đường đến với các xã vùng cao được ví như nóc nhà của vùng đất Mường Vang...