(HBĐT) - Hiện nay, tình trạng người dân lấn chiếm hành lang an toàn bảo vệ các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh diễn ra khá phổ biến, thậm chí ngang nhiên. Việc này không chỉ vi phạm Luật Thuỷ lợi, mà còn ảnh hưởng đến an toàn, hiệu quả công trình, gây khó khăn cho đơn vị quản lý vận hành, cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và phòng, chống thiên tai.
Tại hồ Đầm Bài, xã Thịnh Minh (TP Hoà Bình), một hộ dân tự ý di rời mốc toạ độ đã dược xác định nhằm lấn chiếm đất ven hồ nhưng đã bị chính quyền xử lý.
Thời gian qua, theo xu thế tăng giá của bất động sản, nhất là những khu vực tiếp giáp hồ thuỷ lợi có không gian đẹp trên địa bàn tỉnh được khá nhiều người dân trong và ngoài tỉnh tìm kiếm. Giá đất tại các khu vực này cũng tăng chóng mặt. Từ thực tế đó, một số hộ dân đã tranh thủ đổ đất, lấn chiếm hành lang bảo vệ hồ, dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý, vận hành của đơn vị chức năng.
Tại hồ Đầm Bài, xã Thịnh Minh (TP Hoà Bình), đầu năm 2022 đã xảy ra tình trạng một gia đình có đất cạnh hồ đã ngang nhiên thuê người xây tường rào, đổ đất san lấp về phía lòng hồ với diện tích khoảng hơn 400m2, khối lượng ước tính hơn 1.000m3. Nghiêm trọng hơn, có hộ còn liều lĩnh di rời cả cột mốc bảo vệ hồ đã được đơn vị chức năng xác định cắm mốc toạ độ để xây móng tường bao nhằm lấn chiếm đất.
Sau khi phát hiện vụ việc, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Hòa Bình đã đề nghị UBND xã Thịnh Minh tiến hành xử phạt theo đúng quy định, yêu cầu hộ vi phạm dừng ngay các hoạt động xây dựng, trả lại hiện trạng ban đầu của hồ và khôi phục lại các mốc giới hành lang đã cắm theo đúng tọa độ, cao độ được UBND tỉnh phê duyệt.
Tại hồ Đồng Chanh, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) có hiện tượng người dân đổ đất lấn chiến hành lang bảo vệ, thậm chí còn kè cả vào lòng hồ và đang được xử lý.
Toàn tỉnh hiện mới có 3 hồ thuỷ lợi được cắm mốc lộ giới xác định toạ độ hành lang bảo vệ như hồ Đầm Bài (TP Hoà Bình), hồ Đồng Chanh (Lương Sơn)… thuận lợi cho chính quyền địa phương, đơn vị quản lý xử lý và yêu cầu khôi phục hiện trạng khi phát hiện vi phạm. Tuy nhiên, tại một số nơi do chưa được cắm mốc lộ giới nên người dân và ngay cả chính quyền cũng không thể xác định được đâu là ranh giới của hồ.
Điển hình như tại huyện Đà Bắc, tại hồ Cót, xã Tú Lý, tình trạng người dân đổ đất làm đường, cắm cọc rào san cả vào khu vực hồ thuỷ lợi do Công ty TNHH MTV Thủy lợi Hòa Bình quản lý nhưng chưa được cắm mốc lộ giới khiến cho công tác quản lý gặp khó khăn. Ngoài ra, trên địa bàn huyện Lạc Sơn, Kim Bôi… một số hồ cũng đang có dấu hiệu một số hộ tự ý lấn chiếm vị trí đẹp khiến cho diện tích ngày một thu hẹp.
Công ty TNHH MTV Thủy lợi Hòa Bình hiện đang quản lý khoảng 200 hồ, đập lớn trên bàn tỉnh có dung tích từ 500.000m3 trở lên. Tuy nhiên, qua tìm hiểu, thời gian qua, công ty thường xuyên phát hiện dấu hiệu vi phạm hành lang bảo vệ hồ thuộc đơn vị quản lý trên toàn địa bàn tỉnh. Ngay khi phát hiện các vụ việc, công ty đã chỉ đạo cán bộ phối hợp với chính quyền địa phương kịp thời ngăn chặn nhưng thực tế lực lượng mỏng, mốc lộ giới bảo vệ hồ chưa được cắm nên rất khó khăn cho cả chính quyền địa phương lẫn đơn vị quản lý.
Theo thống kê của Sở NN&PTNT, toàn tỉnh có 544 hồ chứa thủy lợi các loại, trong đó 474 hồ chứa thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 114/2018/NĐ-CP, ngày 4/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, gồm 49 hồ lớn, 151 hồ đập loại vừa, 274 hồ, đập loại nhỏ.
Theo đồng chí Nguyễn Huy Nhuận, Giám đốc Sở NN&PTNT, năm 2021, có 8 vụ vi phạm liên quan đến công trình hồ chứa, chủ yếu vi phạm hành lang bảo vệ hồ với 24 vụ, với các hình thức vi phạm như lấn chiếm đất, xây dựng nhà ở, ki ốt, nhà tạm, lều lán, chuồng trại chăn thả gia súc, đổ đất vào công trình. Đối tượng chủ yếu là người dân sống gần phạm vi công trình.
Các vi phạm hành lang bảo vệ công trình hồ chứa tập trung vào 2 loại: Vi phạm mới với những hành vi vi phạm mới và phần lớn đã được cơ quan chức năng xử lý, được tổ chức, cá nhân vi phạm hoàn trả lại hiện trạng ban đầu. Đơn cử như Sở NN&PTNT đã chỉ đạo xử dứt điểm vi phạm đổ đất vào công trình hồ Bi, xã Cư Yên (Lương Sơn). Vi phạm do lịch sử để lại là các hộ dân đã được cấp đất, có sổ đỏ nằm trong phạm vi công trình; loại vi phạm này thường khó xử lý dứt điểm. Việc xử lý tính lịch sử này cần có sự phối hợp của nhiều cấp, ngành và lộ trình thực hiện.
Theo đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, để đảm bảo hành lang bảo vệ các công trình đập, hồ chứa thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh, hạn chế tối đa hành vi vi phạm, thời gian tới, cần đẩy mạnh tuyên truyền đến tất cả các tổ chức, cá nhân trong khu vực lân cận các hồ chứa. Thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về bảo vệ công trình thủy lợi (Luật Thủy lợi, Nghị định số 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập). Kịp thời phát hiện và vận động các tổ chức, cá nhân tuân thủ các quy định pháp luật về đảm hành lang bảo vệ công trình. Dành kinh phí đẩy nhanh tiến độ thực hiện cắm mốc phạm vi bảo vệ công trình hồ thuỷ lợi. Yêu cầu các đơn vị quản lý hồ đập khẩn trương lập kế hoạch, bố trí kinh phí thực hiện việc cắm mốc. Huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác để xã hội hoá thực hiện công việc cắm mốc.
Đối với các dự án sửa chữa, nâng cấp hạng mục đầu mối đập, hồ chứa khi thực hiện đầu tư công trình phải cắm mốc bảo vệ hành lang. Việc này phải được xem là một hạng mục cần có trong thiết kế và dự toán yêu cầu chủ đầu tư phải thực hiện. Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, đôn đốc các cấp chính quyền và đơn vị quản lý công trình thường xuyên kiểm tra, phối hợp với người dân địa phương để kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm.
Hồng Trung
(HBĐT) - Theo số liệu thống kê, năm 2021 có 450 doanh nghiệp (DN) đăng ký thành lập mới, vốn đăng ký khoảng 15.500 tỷ đồng. Hiện, toàn tỉnh có 4.299 DN và HTX hoạt động với số vốn đăng ký 56.063 tỷ đồng.
(HBĐT) - Năm 2020, công tác phát triển đảng viên của Đảng bộ tỉnh chỉ thực hiện đạt 47,7% kế hoạch. Đây cũng là một trong những chỉ tiêu của nhiệm kỳ 2015 - 2020 tỉnh không hoàn thành. Do đó, phát triển đảng viên là một nhiệm vụ trọng tâm, đặc biệt quan trọng tỉnh xác định cần tập trung thực hiện tốt trong nhiệm kỳ 2020 - 2025. Từ sự quan tâm, vào cuộc mạnh mẽ của cấp ủy Đảng và các đoàn thể chính trị - xã hội đối với công tác phát triển đảng, ngay từ đầu nhiệm kỳ, những cái khó dần được tháo gỡ, nhiều giải pháp hiệu quả được đồng bộ triển khai. Kết quả năm 2021, công tác phát triển Đảng của tỉnh hoàn thành đạt 101% kế hoạch. Đặc biệt, công tác phát triển Đảng không chỉ đảm bảo về số lượng mà còn có sự chuyển biến tích cực trong việc nâng cao chất lượng và phát triển đảng viên trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước.
(HBĐT) - Những ngày qua, trên một số trang mạng xã hội (MXH) đăng tải video kèm thông tin chính quyền thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) sách nhiễu, xúc phạm tự do tôn giáo khi Tổng Giám mục Vũ Văn Thiên, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội cùng linh mục Giáo hạt Mỹ Đức - Hòa Bình và các linh mục chính xứ thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội đang dâng thánh lễ tại Giáo xứ Vụ Bản. Qua tìm hiểu, nắm bắt tình hình thực tế, thấy rằng đây là thông tin xuyên tạc, sai sự thật nhằm bôi nhọ, hạ uy tín, lấn lướt chính quyền nhân dân của những kẻ nhân danh Thiên chúa...
(HBĐT) - Quyết liệt chỉ đạo tháo gỡ rào cản trong thu hút đầu tư (THĐT), cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh (CTMTĐTKD) thông thoáng, minh bạch, thân thiện, trong đó đặc biệt quan tâm khắc phục hạn chế trong cải cách thủ tục hành chính (TTHC); coi trọng xây dựng bộ máy chính quyền phục vụ, vì lợi ích của người dân, doanh nghiệp (DN) và vì sự phát triển của tỉnh. Đó là phương châm hành động đã, đang được Tỉnh ủy, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo thực hiện để Hòa Bình trở thành điểm đến sôi động, tin cậy của các nhà đầu tư (NĐT).
(HBĐT) - Hòa Bình được đánh giá là vùng đất giàu tiềm năng với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, kỳ thú; tài nguyên khoáng sản phong phú; nguồn nhân lực trẻ, dồi dào... Tỉnh cũng có lợi thế "nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ", luôn sẵn sàng mở cửa đón làn sóng đầu tư để tạo sức bật cho nền kinh tế, thực hiện khát vọng phát triển nhanh, bền vững.
(HBĐT) - 3 mẹ con Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư sử dụng mạng xã hội (MXH) để soạn thảo, tán phát thông tin, tài liệu chống phá Nhà nước. Việc các đối tượng này bị xử lý hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy vậy, mới đây, trên trang thông tin điện tử của tổ chức "Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” (MLNQVN) - tổ chức được thành lập tại Mỹ, có mối quan hệ mật thiết với một số tổ chức phản động của người Việt ở nước ngoài loan báo thông tin về "Giải thưởng nhân quyền Việt Nam năm 2021”, 3 mẹ con Cấn Thị Thêu trong số 5 người được chọn để trao giải cùng được "xướng tên”.