(HBĐT)-Từ khi còn là học sinh phổ thông, được nghe những bài giảng, câu chuyện về địa đạo Củ Chi, tôi mãi ao ước được một lần đặt chân đến vùng đất huyền thoại. Rồi ước mơ đã trở thành hiện thực, để cứ đến những ngày tháng tư lịch sử, lại nhớ cảm giác hồi hộp được khám phá những đường hầm nhỏ hẹp, ẩm thấp, chằng chịt như mạng nhện; thăm quan phòng họp chỉ huy, phòng làm việc, kho cất giấu lương thực, giếng nước, phòng ở, nhà bếp, bệnh xá... nằm sâu dưới lòng đất. Thế mới biết vì sao quân và dân Củ Chi lại có thể kiên cường vượt qua bom đạn khốc liệt và sự tàn bạo của quân thù suốt hơn 20 năm, lập bao chiến công hiển hách, góp phần làm nên bản hùng ca chiến thắng 30/4, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975.


Hiện nay, địa đạo Củ Chi trở thành điểm đến thăm quan của du khách trong và ngoài nước.

Địa đạo Củ Chi nằm trên địa bàn huyện Củ Chi, cách trung tâm TP Hồ Chí Minh khoảng 70 km về hướng Tây Bắc. Đây là một kỳ quan đánh giặc độc đáo có một không hai trong lòng đất với chiều dài gần 250 km; là trận đồ biến hóa, sáng tạo của quân, dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Địa đạo có chiều sâu 3 tầng, cách mặt đất khoảng 3m, là nơi người dân Củ Chi thiết lập cuộc sống ăn ở, sinh hoạt, sản xuất và chiến đấu.

Tìm hiểu được biết, địa đạo xuất hiện từ năm 1948, lúc đầu chỉ có những đoạn ngắn, cấu trúc đơn giản dùng để cất giấu tài liệu, vũ khí, trú ém cán bộ hoạt động trong vùng địch hậu. Bước sang thời kỳ chống đế quốc Mỹ xâm lược, địa đạo Củ Chi phát triển mạnh, hình thành địa đạo "xương sống” hệ thống địa đạo liên hoàn. Trước cuộc chiến tranh du kích của Nhân dân gây cho địch những tổn thất lớn, đầu năm 1966, Mỹ thực hiện các cuộc hành quân lớn càn quét vùng căn cứ và sau đó liên tiếp mở các cuộc càn quét, đánh phá ác liệt lực lượng cách mạng. Trước sức tấn công của địch bằng cuộc chiến tranh hủy diệt, Khu ủy Sài Gòn – Gia Định và Huyện ủy Củ Chi đã lãnh đạo nhân dân, LLVT quyết tâm bám trụ chiến đấu, tiêu diệt địch, bảo vệ vùng căn cứ cách mạng mang tính chiến lược quan trọng. 

Phong trào đào địa đạo phát triển rầm rộ, mạnh mẽ khắp nơi, quân, dân  Củ Chi đã tạo nên công trình đồ sộ với hệ thống đường hầm dọc ngang trong lòng đất, nối liền các xã, ấp như "làng ngầm”. Địa đạo Củ Chi không mang tính thụ động mà mang tính hoạt động chiến đấu, kết hợp với trận địa mìn trải dày đặc trên mặt đất đã trở thành mối nguy hiểm thường trực đối với địch trong suốt cuộc chiến tranh.

Lòng kiêu hãnh của một đội quân được trang bị vũ khí, phương tiện chiến đấu hiện đại, tối tân bậc nhất lại phải chịu tổn thất nặng nề bởi quân, dân một vùng quê nghèo khó khiến Mỹ - Ngụy điên cuồng mở các cuộc bắn phá khốc liệt nhằm tiêu quân cách mạng và phá hủy hệ thống địa đạo lợi hại.

Còn nhớ, chúng tôi tới thăm "đất thép" vào một ngày nắng rát, vậy mà tôi đã ớn lạnh, nghẹn ngào khi nghe hướng dẫn viên xúc động kể về sự kiên cường của đất và người Củ Chi trước những thủ đoạn đê hèn của kẻ thù đánh phá vùng căn cứ. Chúng dùng nước phá địa đạo, dùng đội quân "chuột cống" để đánh, rồi lại đưa khoảng 3.000 chó becgiê vào đánh hơi người và dùng xe cơ giới ủi phá địa đạo. Địch còn sử dụng nhiều kiểu đánh phá khác, song vô nhân tính nhất là thủ đoạn gieo cỏ phá địa hình. Chúng đã dùng máy bay rải xuống một giống cỏ kỳ lạ, người dân nơi đây quen gọi là "cỏ Mỹ". Khi gặp mưa, cỏ phát triển rất nhanh, tới mức mọc thành rừng, gây khó khăn cho việc đi lại, cơ động chiến đấu. Đến mùa khô, cỏ úa vàng, rồi chết khô. Lúc đó, máy bay địch phóng hỏa tiễn hoặc ném bom, bắn pháo khiến rừng cỏ khô bốc cháy. Các cơ quan, đơn vị không còn địa hình để ẩn náu, lúc đi để lại dấu chân trên lớp tro than. Địch theo dấu vết vào tận cửa hầm để đánh phá.

Sử sách viết rằng, với vị trí là một địa bàn chiến lược, là căn cứ địa vững chắc của Khu ủy và Quân khu Sài Gòn - Gia Định, quân địch đã dã tâm biến Củ Chi thành "vùng trắng”. Vùng đất này đã phải hứng chịu hơn 240 nghìn tấn bom đạn, mỗi người dân phải "gánh” trên mình bình quân 1,5 tấn đạn bom. Song đáng nói, sự tàn phá khốc liệt không làm lung lay ý chí và tinh thần cách mạng kiên trung của nhân dân Củ Chi, mà trái lại càng nung nấu lòng căm thù giặc, quyết tâm chiến thắng quân thù. 

21 năm trường kỳ kháng chiến, quân, dân Củ Chi đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 20.000 quân địch; phá hủy trên 5.000 xe tăng, xe thiết giáp; bắn rơi, bắn hỏng 256 máy bay các loại; bắn chìm và cháy 22 tàu, xuồng chiến đấu; phá hủy, bức rút 270 lượt đồn bốt. Bằng chiến công hiển hách, nơi đây được Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam tặng danh hiệu "Củ Chi đất thép thành đồng”.

Thu Hiền

Các tin khác


Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Lắng đọng, thiêng liêng ở Nghĩa trang Hàng Dương

Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo trong những ngày Xuân đón du khách ở mọi miền đất nước đến thăm viếng. Từ sáng sớm đến 24h, những nén hương, những bông hoa thơm ngát, tinh khôi được thắp, dâng trang trọng trên những phần mộ đem đến cho ta những cảm xúc trào dâng. Trong khuôn viên rất nhiều loài hoa khoe sắc như muốn chia sẻ, tri ân những người con đã nằm lại nơi đây.

Lừa đảo xuất khẩu lao động - cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”

Lợi dụng việc một bộ phận người dân có nhu cầu tham gia xuất khẩu lao động (XKLĐ), thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện các chiêu lừa XKLĐ khiến không ít người lâm vào cảnh éo le. Thậm chí nhiều trường hợp đứng trước "nanh vuốt” của bọn tội phạm mua bán người...

Sáng mãi màu áo xanh tình nguyện

"Năm 2024, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn thống nhất lựa chọn chủ đề công tác là "Năm Thanh niên tình nguyện”. Đây là năm đánh dấu nhiều sự kiện đặc biệt có ý nghĩa trong phong trào thanh niên tình nguyện, như: kỷ niệm 60 năm phong trào "Ba sẵn sàng”, 10 năm "Năm Thanh niên tình nguyện”, 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè. Vì vậy, tổ chức Đoàn các cấp cần phải xem đây là một năm sôi động các hoạt động thanh niên tình nguyện trên toàn quốc với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp thanh niên Việt Nam" - đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn nhấn mạnh tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ tư, khoá XII (tháng 1/2024).

Xung quanh việc xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh tại thành phố Hòa Bình: Bài 2 - Công trình không phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vi phạm trật tự xây dựng?

Liên quan đến việc xây dựng chùa Hòa Bình và các công trình phụ trợ, thời gian qua, một số cơ quan thông tin, báo chí đưa tin cho rằng: công trình này không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục đầu tư; còn để xảy ra nhiều sai phạm liên quan đến trật tự xây dựng. Trước những vấn đề được dư luận xã hội và người dân quan tâm, các cơ quan chức năng của tỉnh và UBND thành phố Hòa Bình (TPHB) đã có thông tin phản hồi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục