(HBĐT) - Từng đến tỉnh Điện Biên, mảnh đất lịch sử, văn hóa khá nhiều lần, nhưng với cửa khẩu quốc tế Tây Trang, bản Ka Hâu, xã Na Ư, huyện Điện Biên lại là lần đầu nên chúng tôi khá ấn tượng cho cuộc gặp gỡ này. Mùa hè, cánh đồng lúa Mường Thanh vàng rực như là một điểm nhấn độc đáo trong hành trình đến thăm cửa khẩu quốc tế, nơi mà 5-6 lần trước từng được nhắc khi lên đây. "Bạn đã đến Điện Biên nên đến cửa khẩu Quốc tế Tây Trang… miền đất ấy có nhiều điều để khám phá”. Lời nhắn nhủ của các đồng nghiệp Tây Bắc khiến các thành viên trong đoàn thêm háo hức, thích thú hơn…


Đoàn du khách chụp ảnh lưu niệm tại cột mốc 113, cửa khẩu quốc tếTây Trang, huyện Điện Biên (Điện Biên). Ảnh: P.V

Dịch Covid-19 tạm lắng là hình ảnh những chiếc xe chở công-ten-nơ hàng, ngược dốc cùng đoàn trên cung đường quốc lộ 279 ra biên giới. Người bạn đồng nghiệp ở Điện Biên chia sẻ: "Trước đây, mỗi khi lên Tây Trang là cả một thách thức vì đường sá cách trở, nhất là khi gặp mưa bão, sạt lở, nhưng nay tuyến đường gần 40 km đã êm thuận… Lên với Tây Trang, không chỉ có các đoàn chở hàng qua biên giới sang Lào, những chiến sỹ biên phòng, hay cánh báo chí chúng ta, mà còn có cả khách du lịch. Nhiều du khách từ miền Nam ra, lên Điện Biên cũng sắp "tour” thăm Tây Trang”… Tây Trang từng nổi danh khắp miền Bắc qua câu "Ruồi vàng bọ chó, gió Tây Trang”. Thứ "đặc sản” này cũng khá riêng của Tây Trang để thấy thêm cái gian khó một thời ở nơi đây. Dốc Nà Lơi hun hút, những đoạn ngoặt cua tay áo rồi cũng vượt qua. Càng lên cao, càng gần cửa khẩu càng thấy thưa vắng những bản làng… Cửa khẩu quốc tế Tây Trang, có vị trí quan trọng về nhiều mặt ở Tây Bắc. Từ nơi đây, thông thương sang cửa khẩu Pang Hok (tên gọi khác là cửa khẩu Sop Hun, huyện May, tỉnh PhongSaly, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào). Cửa khẩu Tây Trang được đánh giá rất lớn về tiềm năng trong chiến lược phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh Điện Biên; điểm giao thương lớn giữa Điện Biên với các tỉnh Bắc Lào (như Phong Sa Lỳ, Luông Pra Băng, U đôm xay, Hủa Phăn, Luông Nam Thà..) và các tỉnh đông Bắc Thái Lan… Thời chưa có dịch Covid-19, cửa khẩu tấp nập xe đến, xe đi. Ước tính, vào quý cao điểm có trên 6.000 lượt xuất, nhập cảnh; còn hàng nông sản xuất khẩu qua đây cũng có đến 250 - 300 tấn/ngày.

Nay dịch tạm ổn, nhịp giao thương dần ấm trở lại… Đến với cửa khẩu quốc tế Tây Trang là gặp nhịp sống của quân và dân nơi đây, trong đó có Đồn biên phòng Tây Trang, từng được Đảng, Nhà nước và Quân đội tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân từ năm 1973. Phát huy truyền thống, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ đoạn biên giới 24km trên tuyến biên giới quốc gia Việt Nam với nước bạn Lào cùng 10 mốc quốc giới và quản lý một xã biên giới Na Ư thuộc huyện Điện Biên với 100% là đồng bào dân tộc Mông.

Thật vui cho đoàn "lữ khách” vì được các chiến sỹ đồn Biên phòng tạo điều kiện đến thăm cột mốc 113 ngay khu vực cửa khẩu… Qua nhịp sống, công tác và câu chuyện thấy được sự cố gắng, vượt qua khó khăn, thậm chí hiểm nguy của cán bộ, chiến sỹ trong cuộc chiến chống ma túy vốn rất nóng bỏng tại miền biên viễn này. Mỗi cán bộ, chiến sỹ nơi đây luôn tâm huyết với nhiệm vụ cao cả: "Tất cả vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia”. "Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt!”.

Đến với cửa khẩu quốc tế Tây Trang, chạm vào cột mốc 113, càng thấm thía về những điều thiêng liêng về Tổ quốc, biên cương, về an ninh quốc gia cùng những đóng góp to lớn, sự hy sinh quên mình của bao cán bộ, chiến sỹ nơi đây. Những câu chuyện về quá khứ từng diễn ra nơi đây, về "cuộc chiến” phòng chống ma túy ngày càng nóng bỏng trong hiện tại luôn hiện hữu trong lòng mỗi người khi đến nơi đây. Cách đây 21 năm, trên quốc lộ 279, trên cung đường lên cửa khẩu Tây Trang, Trung úy Phạm Văn Cường đã ngã xuống bởi làn đạn tàn độc của nhóm buôn ma túy từ Lào về Việt Nam. Câu chuyện về anh và chuyên án đó và câu chuyện lớp lớp cán bộ, chiến sỹ công an, bộ đội biên phòng trong cuộc chiến chống ma túy ở "rốn ma túy” Na Ư vẫn luôn là đề tài thời sự trong cuộc sống hôm nay nơi vùng biên… Đến với Tây Trang, thêm hiểu về tình quân dân, về những cam go, khốc liệt của cuộc chiến chống ma túy nơi biên giới.


Bùi Huy


Các tin khác


Chuyện về các “chiến sỹ” Trung tâm VH-TT&TT với những chuyến đi ngược núi

(HBĐT) - Họ là những biên tập viên, quay phim của Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông (VH-TT&TT) cấp huyện mang trong mình nhiệt huyết với nghề. Không quản ngại vất vả, gian nan, họ tích cực bám sát địa bàn để cập nhật diễn biến, những thông tin tươi mới, góp phần đưa tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền huyện đến với Nhân dân kịp thời thông qua các kênh: hệ thống loa truyền thanh, Trang thông tin điện tử huyện, Đài PT-TH tỉnh và Báo Hòa Bình.

Cây lộc và trái vàng ở xứ Mường Be

(HBĐT) - Dổi - cây che mưa giông, nắng, gió những mái nhà Mường. Dổi cho bóng mát - không khí trong lành - cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn. Dổi cho thân gỗ cao vút, thẳng tắp để người quê tôi làm nếp nhà sàn. Dổi cho loại hạt nức vị các món ăn; cho loại thuốc quý để người Mường khỏe mạnh. Dổi xứ Mường hôm nay ở nhiều vùng quê từ Lai Châu, Điện Biên, Thái Nguyên đến Tây Nguyên xa xôi... đang mang lại những mùa Xuân no ấm.

Huyện Lạc Thủy vượt thách thức, tăng sức cạnh tranh cho ngành chăn nuôi: Bài 2 - Những tỷ phú chăn nuôi mang tư duy mới

(HBĐT) - Không còn cảnh "một nắng hai sương, chạy ăn từng bữa”, người chăn nuôi ở huyện Lạc Thủy đã thay đổi tư duy sản xuất, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn áp dụng tiến bộ KH-KT để chăn nuôi gia súc, gia cầm, vươn lên thoát nghèo và làm giàu. Từ chăn nuôi, những nông dân chân lấm, tay bùn, nghèo khó ngày nào nay đã có nhà cao cửa rộng, trở thành tấm gương sáng trong sản xuất nông nghiệp của cả nước.

Nhịp sống thành phố bên sông Đà

(HBĐT) - Thành phố Hoà Bình đang chuyển động, phấn đấu trở thành đô thị ven sông Đà có bản sắc, hiện đại, văn minh, mang bản sắc riêng có, là nơi đáng sống của cư dân. Không chỉ những nơi khác mà ngay cả những công dân thành phố đều thấy được sự thay đổi đến ngỡ ngàng của thành phố bên sông Đà.

Huyện Lạc Thủy vượt thách thức, tăng sức cạnh tranh cho ngành chăn nuôi: Bài 1 - Phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, quy mô lớn   

(HBĐT) - Chăn nuôi chiếm trên 26,4% tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản của huyện Lạc Thủy, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân 10,5%/năm. Ngành chăn nuôi chuyển dịch từ nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi gia trại, trang trại. Huyện hình thành được các chuỗi giá trị sản xuất từ chăn nuôi ban đầu đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Người dân luôn sáng tạo, đổi mới, áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn dịch bệnh, VietGAP, tăng cường đưa giống vật nuôi mới có chất lượng, năng suất cao vào sản xuất. Phát triển chăn nuôi theo sản phẩm thế mạnh ưu tiên trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp gồm: Gà Lạc Thủy, dê, chăn nuôi gia súc và một số vật nuôi khác.

Lan tỏa chương trình nhân văn “Mẹ đỡ đầu”

(HBĐT) - Thực hiện chương trình "Mẹ đỡ đầu” hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi do dịch Covid-19 của T.Ư Hội LHPN Việt Nam phát động với ý nghĩa nhân văn vừa xoa dịu nỗi đau, vừa trở thành điểm tựa vững chắc để các em mạnh mẽ vượt qua hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện được phát triển toàn diện. Hội LHPN tỉnh đã xây dựng kế hoạch, phát động tới toàn thể cán bộ, hội viên phụ nữ (CB, HVPN) và kết nối tới các tổ chức, cá nhân để có sự tham gia, chung tay của toàn xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục