(HBĐT) - Biển Đông là một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc, có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Vùng biển đảo thiêng liêng chứng kiến, ghi dấu bao thế hệ cha ông đã đổ công sức và máu xương để khai phá, giữ gìn trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước. Đội ngũ những người làm báo trong cả nước luôn có mặt để thực hiện nhiều tác phẩm báo chí, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm cho mỗi người dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Đối với phóng viên được đi biển đảo, viết về cuộc sống người lính và Nhân dân ngoài đảo là vinh dự đối với người làm báo. Bởi những chuyến đi ra đảo là cơ hội hiếm hoi với phóng viên.
Phóng viên Báo Hòa Bình tác nghiệp tại đảo Phú Quốc (Kiên Giang)
Những năm trước, thỉnh thoảng có những chuyến đi biển đảo, tòa soạn cử những phóng viên trẻ, khỏe, nhanh nhẹn để có những bài viết tâm huyết đăng tải trên báo. Là phóng viên đầu tiên của Báo Hòa Bình được đặt chân lên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, phóng viên Hồng Duyên chia sẻ: Sau hàng tuần lênh đênh trên biển ai cũng mệt vì say sóng. Nhưng khi nhìn thấy đảo mọi người đều tỉnh táo. Cảm nhận đầu tiên là sự đón tiếp nồng ấm, gần gũi của cán bộ, chiến sỹ và Nhân dân trên đảo. Mỗi đảo chúng tôi đến, quân và dân đều đón ngay tại cầu cảng, từng người khi chúng tôi hỏi về cuộc sống, họ rất tự hào và hãnh diện khi được sống và công tác tại vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Chúng tôi đều có cảm xúc đặc biệt mà tác nghiệp ở đất liền không ai có. Giữa nơi đảo xa, nơi nghìn trùng sóng vỗ, quân và dân luôn đoàn kết, tạo nên không khí ấm cúng, tình cảm, dù còn nhiều khó khăn về vật chất, tinh thần. Để có những bài viết nhanh, chân thực đặc tả cuộc sống của người lính và nhân dân trên đảo, chúng tôi tận dụng thời gian quý báu ở trên đảo để tìm hiểu, trò chuyện khai thác thông tin. Buổi tối tranh thủ có mạng, anh em gửi ngay tin bài về tòa soạn.
Phóng viên Nguyễn Nam, Đài PT-TH tỉnh chia sẻ: Năm 2015 tôi vinh dự được cơ quan cử đi Trường Sa tác nghiệp. Do điều kiện hạn chế về số lượng người ra đảo, nên chuyến đi đó chỉ mình tôi đi với nhiệm vụ vừa viết, vừa quay phim. Lần đầu lên đảo, tôi cảm nhận được Nhân dân và chiến sỹ ở đảo Trường Sa kiên cường như thế nào. Cuộc sống còn nhiều thiếu thốn, nhất là nước ngọt và rau xanh. Khổ nhất là vào mùa mưa bão. Mỗi trận bão xuất hiện thì rau trồng bị hỏng hết. Chiến sỹ và Nhân dân phải trồng lại từ đầu. Khi lên nhà giàn cảm nhận sâu sắc chủ quyền thiêng liêng của đất nước, sự vất vả của người lính hàng năm trời không được về nhà. Nhiều người đến kỳ nghỉ phép thì biển động cũng không về được. Lần đầu ra đảo có nhiều cảm xúc nên tôi viết luôn trên tàu. Sau những cơn say sóng tranh thủ viết ngay, đến đất liền gửi về cơ quan. Qua chuyến đi tôi thêm tự hào về biển đảo quê hương và qua những trang viết, hình ảnh của mình mong muốn mọi người chung sức, đồng lòng bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
(HBĐT) - Chăn nuôi chiếm trên 26,4% tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản của huyện Lạc Thủy, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân 10,5%/năm. Ngành chăn nuôi chuyển dịch từ nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi gia trại, trang trại. Huyện hình thành được các chuỗi giá trị sản xuất từ chăn nuôi ban đầu đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Người dân luôn sáng tạo, đổi mới, áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn dịch bệnh, VietGAP, tăng cường đưa giống vật nuôi mới có chất lượng, năng suất cao vào sản xuất. Phát triển chăn nuôi theo sản phẩm thế mạnh ưu tiên trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp gồm: Gà Lạc Thủy, dê, chăn nuôi gia súc và một số vật nuôi khác.
(HBĐT) - Thực hiện chương trình "Mẹ đỡ đầu” hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi do dịch Covid-19 của T.Ư Hội LHPN Việt Nam phát động với ý nghĩa nhân văn vừa xoa dịu nỗi đau, vừa trở thành điểm tựa vững chắc để các em mạnh mẽ vượt qua hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện được phát triển toàn diện. Hội LHPN tỉnh đã xây dựng kế hoạch, phát động tới toàn thể cán bộ, hội viên phụ nữ (CB, HVPN) và kết nối tới các tổ chức, cá nhân để có sự tham gia, chung tay của toàn xã hội.
(HBĐT) - Được xem là văn hoá tiêu biểu nhất, người Mường cùng với các dân tộc anh em khác làm nên nền văn hoá Hoà Bình tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Hiện nay, văn hoá truyền thống dân tộc Mường đã và đang trở thành tài nguyên quý giá được khơi dậy, phát huy mạnh mẽ, tạo động lực quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH, mang đến những đổi thay toàn diện trên quê hương Hoà Bình.
(HBĐT) - Những ngày qua, người hâm mộ thể thao được sống trong bầu không khí tràn ngập hứng khởi khi theo dõi SEA Games 31. Là địa phương vinh dự được đăng cai môn xe đạp, Hòa Bình trở thành điểm đến vô cùng hấp dẫn với nhiều hoạt động giàu bản sắc, nhiều nỗ lực "tiếp lửa” cho các vận động viên (VĐV). Đặc biệt, sự cổ vũ cuồng nhiệt, văn minh của đông đảo người dân và du khách trong những ngày thi đấu môn xe đạp đã tạo nên hình ảnh tốt đẹp cho Hòa Bình - một điểm nhấn ấn tượng trong kỳ SEA Games tổ chức tại Việt Nam.
(HBĐT) - Chiếm hơn 63% dân số toàn tỉnh, người Mường sinh sống nhiều trên địa bàn các huyện: Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong, Kim Bôi, Lương Sơn gắn với 4 vùng Mường lớn (Bi, Vang, Thàng, Động). Quá trình hội nhập và phát triển, đồng bào Mường Hoà Bình vẫn giữ được những bản sắc riêng có của dân tộc mình, góp phần bồi tụ, tôn vinh nền "Văn hoá Hoà Bình” nổi tiếng.
(HBĐT) - Việc thực hiện Chỉ thị số 05 gắn với các nghị quyết của T.Ư về xây dựng Đảng ở Đảng bộ tỉnh được triển khai nghiêm túc, có hiệu quả, tác động mạnh mẽ đến cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) và Nhân dân, tạo sức lan tỏa rộng lớn trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, góp phần quan trọng xây dựng quê hương ngày càng phát triển.