(HBĐT) - Trải qua bao thăng trầm lịch sử, giá trị di sản văn hoá (DSVH) các dân tộc không bị mất đi mà được bảo tồn, phát huy tạo nên bức tranh đa màu sắc. Công lao trên trước hết thuộc về những nghệ nhân có vai trò nắm giữ, trao truyền. Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, họ đang thực hiện sứ mệnh lưu truyền tinh hoa văn hoá truyền thống trong dòng chảy văn hóa Việt.


Nghệ nhân ưu tú Bùi Văn Minh, xã Văn Sơn (Lạc Sơn) truyền dạy cho thanh, thiếu niên nhằm gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mường.

Với 6 dân tộc chính (Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông) cùng chung sống, Hoà Bình có nền văn hoá đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Qua kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) của các dân tộc trong tỉnh cho thấy có đầy đủ 7/7 loại hình với tổng số 786 DSVHPVT. Trong đó, tiếng nói có 7 di sản: Mường, Thái, Mông, Tày, Dao, Kinh, Hoa; chữ viết có 3 di sản (Thái, Tày, Dao); ngữ văn dân gian có 154 di sản; nghệ thuật trình diễn dân gian có 171 di sản; tập quán xã hội có 113 di sản; lễ hội truyền thống có 44 di sản; nghề thủ công truyền thống có 26 di sản; tri thức dân gian có 268 di sản.

Tiếp sức để tinh hoa văn hoá vươn cao

Nghị định số 62/2014/NĐ-CP, ngày 25/6/2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân”, "Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực DSVHPVT được ban hành đã đáp ứng mong mỏi cũng như nhu cầu bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá các dân tộc, mang niềm vui lớn đến các nghệ nhân, những người tâm huyết với văn hoá dân gian, đồng thời khích lệ để thế hệ trẻ quan tâm, tham gia gìn giữ, tiếp nối bảo vệ giá trị di sản. Từ năm 2015 đến nay, qua 2 kỳ xét tặng, tỉnh đã có 18 nghệ nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu "Nghệ nhân Ưu tú”. UBND tỉnh tiếp tục thành lập Hội đồng xét tặng "Nghệ nhân Nhân dân”, "Nghệ nhân Ưu tú” lần thứ 3 - năm 2021, lập danh sách 27 hồ sơ đủ tiêu chuẩn, gồm 1 hồ sơ "Nghệ nhân Nhân dân”, 26 hồ sơ "Nghệ nhân Ưu tú” đề nghị Hội đồng cấp Bộ xét tặng danh hiệu và Chủ tịch nước ký quyết định công nhận.

Trên cơ sở Nghị định số 109/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc hỗ trợ đối với nghệ nhân Nhân dân, nghệ nhân Ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn, tỉnh đã trợ cấp sinh hoạt hàng tháng theo mức quy định đối với từng đối tượng. Bên cạnh đó, các nghệ nhân được hưởng chế độ bảo hiểm y tế, hỗ trợ chi phí mai táng. Qua khảo sát và nắm bắt tình hình, phần lớn nghệ nhân có đời sống ổn định. Một số nghệ nhân có mức sống và thu nhập khá từ hành nghề.

Đặc biệt, nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, công tác quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo tồn, phát huy giá trị các DSVH, BTV Tỉnh uỷ ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 11/10/2021 về bảo tồn và phát huy giá trị DSVH các dân tộc tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu chung là thực hiện có hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị DSVH trên cơ sở kế thừa những tinh hoa văn hoá của các thế hệ trước, làm cho giá trị các di sản thấm sâu, lan toả trong đời sống xã hội, giáo dục lịch sử, truyền thống văn hoá tốt đẹp của các dân tộc. Mở rộng giao lưu văn hoá làm giàu thêm bản sắc văn hoá các dân tộc tỉnh trong bối cảnh hội nhập quốc tế, hướng đến mục tiêu xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng nhân cách con người Hoà Bình phát triển toàn diện. Khai thác, phát huy có hiệu quả DSVH các dân tộc gắn với phát triển du lịch bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, phục vụ phát triển KT-XH.

Nghị quyết số 04-NQ/TU đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2025 về DSVHPVT. Theo đó, bên cạnh việc tổ chức lập hồ sơ khoa học DSVHPVT mo Mường trình tổ chức UNESCO ghi danh trong danh sách DSVHPVT cần bảo vệ khẩn cấp; kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hoá DSVHPVT… tiếp tục xét đề nghị phong tặng danh hiệu cho 2 nghệ nhân Nhân dân, 10 nghệ nhân Ưu tú trong các loại hình DSVHPVT các dân tộc tỉnh; 50% nghệ nhân nắm giữ di sản được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị DSVHPVT. Đến năm 2030, tiếp tục xét đề nghị phong tặng danh hiệu cho 5 nghệ nhân Nhân dân, 20 nghệ nhân Ưu tú; 80% nghệ nhân nắm giữ các di sản được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác bảo vệ, gìn giữ, phát huy giá trị DSVHPVT.

Trước đó, ngày 3/1/2021, BTV Tỉnh uỷ ban hành Kết luận số 46-KL/TU tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TU, ngày 20/1/2016 của BTV Tỉnh uỷ khóa XVI về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị DSVH mo Mường trên địa bàn.      

Lan toả tình yêu với di sản

Các nghệ nhân hoạt động trong lĩnh vực di sản đều có chung tình yêu với văn hoá các dân tộc như dân ca, dân vũ, chiêng Mường…, đặc biệt là rất tâm huyết với mo Mường. Minh chứng rõ nét là hiện nay toàn tỉnh đã thành lập được 4 câu lạc bộ (CLB) mo Mường các huyện: Lạc Sơn, Tân Lạc, Cao Phong, Yên Thuỷ và chuẩn bị ra mắt CLB mo Mường huyện Kim Bôi. Bình quân mỗi CLB quy tụ từ 35 - 40 hội viên là các nghệ nhân, người yêu thích, quan tâm đến công tác giữ gìn, bảo tồn và phát triển văn hoá mo Mường. Hình thức sinh hoạt theo nhóm nghệ nhân, CLB phát triển tại các huyện: Lạc Sơn, Tân Lạc, Cao Phong, Kim Bôi.  Nhiều nghệ nhân hoạt động tích cực trong lĩnh vực nắm giữ, tiêu biểu như ông Bùi Tiến Xô, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi); bà Quách Thị Lon, xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn); ông Lường Đức Chôm, xã Trung Thành (Đà Bắc)…

Có thực tế là công tác bảo tồn, phát huy các giá trị DSVH đang gặp phải khó khăn nhất định như tính phổ biến, lan toả loại hình dân ca, dân vũ còn hạn chế, chủ yếu trong lứa tuổi trung niên; điều kiện truyền dạy di sản chưa được quan tâm, hỗ trợ; một số di sản như mo Mường do bị giới hạn về môi trường thực hành, không gian trình diễn nên chỉ đảm bảo các nghi lễ chính, không thực hiện đầy đủ các roóng mo… Hoạt động của các nghệ nhân trong nhóm, CLB cùng sự quy tụ những người tâm huyết với văn hoá truyền thống, văn hoá dân gian đã thu hút được thế hệ trẻ. 

Đồng chí Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL cho rằng: Nghệ nhân chính là "báu vật nhân văn sống”, cơ sở bảo tồn, phát huy giá trị DSVH. Thông qua các chủ trương, chính sách, chế độ đãi ngộ của Đảng, Nhà nước đã tôn vinh, ghi nhận những cống hiến của nghệ nhân, giúp lan toả đam mê với di sản. Cùng với Nghị quyết số 04-NQ/TU, tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, truyền dạy các DSVH; huy động các nguồn lực bảo tồn, phát huy giá trị DSVH các dân tộc. Ngành VH-TT&DL tích cực tham mưu, đề xuất tỉnh có chính sách hỗ trợ cho các nghệ nhân được phong tặng và hỗ trợ việc truyền dạy để nâng cao ý thức bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá tốt đẹp của các dân tộc.      

Cứ 2 năm 1 lần, ngành VH-TT&DL tỉnh tổ chức hội diễn văn nghệ quần chúng, định hướng các đội văn nghệ khai thác chủ yếu chất liệu văn hoá dân gian, văn hoá truyền thống, từ đó góp phần khôi phục giá trị DSVH các dân tộc. Một vài điểm trường trên địa bàn các huyện: Lạc Sơn, Tân Lạc, Kim Bôi đã đưa dân ca, dân vũ, chiêng Mường và nhạc cụ dân tộc vào phổ biến, truyền dạy. Một số huyện tổ chức và mời các nghệ nhân tham gia truyền dạy DSVH các dân tộc.

Bên cạnh 2 di sản là nghệ thuật chiêng Mường và di sản mo Mường được vinh danh DSVHPVT quốc gia, tỉnh đã xây dựng hồ sơ khoa học trình tổ chức UNESCO ghi danh mo Mường trong danh sách là DSVHPVT bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Năm 2021, tiếp tục trình Bộ VH-TT&DL xem xét đưa vào danh mục DSVH quốc gia đối với 3 hồ sơ: Lễ hội Khai hạ, tri thức dân gian lịch tre dân tộc Mường Hoà Bình, sinh hoạt Keng Loóng của dân tộc Thái Mai Châu. Nhiều giá trị văn hoá đặc sắc được khôi phục, phát triển, nhất là các lễ hội truyền thống.

(Còn nữa)

Nhóm pv phòng VH-XH


Các tin khác


Khát vọng vượt khó của thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Bài 2 - Cần những cơ chế, chính sách phù hợp khuyến khích thanh niên dân tộc thiểu số khởi nghiệp

(HBĐT) - Nhiều ý tưởng, dự án khởi nghiệp sáng tạo của thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã được triển khai và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, lan tỏa tinh thần khởi nghiệp và tạo sinh kế cho Nhân dân địa phương. Tuy nhiên, vẫn còn đó những khó khăn, thách thức đặt ra. Chính vì vậy, cấp ủy, chính quyền, các cấp, ngành, đoàn thể cần tiếp tục quan tâm, triển khai những cơ chế, chính sách mang tầm chiến lược để thúc đẩy phong trào khởi nghiệp sáng tạo trong đoàn viên thanh niên (ĐVTN) vùng đồng bào DTTS.  

Khát vọng vượt khó của thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Bài 1 - Khởi nghiệp đối với thanh niên dân tộc thiểu số – cần sự tạo đà, khích lệ

(HBĐT) - Là tỉnh miền núi với 6 dân tộc anh em chung sống, Hòa Bình có tổng số trên 160.000 đoàn viên thanh niên (ĐVTN), trong đó số lượng ĐVTN là người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm đến 70%. Với tư duy đổi mới, nghị lực, ý chí khát vọng vươn lên của tuổi trẻ, nhiều thanh niên là người DTTS đã quyết tâm bứt phá với các dự án khởi nghiệp và đạt được những thành công nhất định. Từ đó thể hiện ước mơ, hoài bão làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, tiếp tục khẳng định sức trẻ, niềm đam mê, lan tỏa tinh thần khởi nghiệp đến thanh niên các vùng đồng bào DTTS.

Vén nhà theo con nước

(HBĐT) - Dưới làn nước hồ sông Đà trong xanh vẫn còn đó vẹn nguyên phần móng và nền nhà trường học, trạm y tế của xã Hiền Lương xưa, một phần tường còn lại nhô lên trên mặt nước gợi lại ký ức đầy cảm xúc về cuộc đại chuyển dân để có dòng điện chiếu sáng khắp mọi miền Tổ quốc và lòng hồ Hòa Bình mênh mông hôm nay.

Nỗ lực vì một kỳ thi an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế

(HBĐT) - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 đã chính thức khởi động theo đúng kế hoạch đề ra. Ghi nhận trong 2 ngày 6 - 7/7, mọi khâu trong công tác tổ chức kỳ thi trên địa bàn tỉnh được triển khai thuận lợi, đạt kết quả tốt, không có tình huống bất ngờ, ngoài tầm kiểm soát của các hội đồng thi và điểm thi. Cùng nỗ lực đồng bộ trong công tác tổ chức, thời tiết cũng như chiều lòng người, khiến thí sinh giảm bớt áp lực khi bước vào 2 môn thi đầu tiên: Ngữ văn (sáng 7/7) và Toán (chiều 7/7).

Khối đoàn kết quân - dân xây dựng từ những “viên gạch nhỏ”: Bài 1 - Mỗi ngày góp một “viên gạch nhỏ”

(HBĐT) - "Góp gió thành bão”, "Tích tiểu thành đại”... đó là những câu tục ngữ xưa chỉ sự kiên trì làm từ việc nhỏ đến việc lớn, sự đoàn kết của một tập thể và đó cũng là phương châm mà bấy lâu nay, những người lính Cụ Hồ của lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh vẫn âm thầm thực hiện, cụ thể hóa qua từng mô hình. Chỉ là những việc làm hàng ngày hay những lần giúp dân bằng sức lao động, nhưng tất cả những hành động được coi là "viên gạch nhỏ” của từng cán bộ, chiến sỹ (CB, CS) lại góp phần xây nên khối đoàn kết quân - dân vững chắc như hiện nay.

Trại gà gây ô nhiễm gần 4 năm vẫn ngang nhiên tồn tại

(HBĐT) - Ăn cơm trong tình trạng mắc màn, trường kỳ với chiếc khẩu trang ngay cả khi ở trong nhà..., đó là thực trạng gần 200 hộ dân xóm Mường Dao và xóm Can 1, xã Độc Lập (TP Hoà Bình) phải gánh chịu trong suốt gần 4 năm qua. Tình trạng này còn kinh khủng hơn trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm đầu hè vừa rồi. Nguyên nhân do trên địa bàn xóm tồn tại một trại gà quy mô 6 chuồng nuôi, diện tích hơn 12.000 m2 gây ô nhiễm nghiêm trọng. Dù đã rất nhiều lần hứa khắc phục, biên bản làm việc cầm đầy tay nhưng tình trạng ô nhiễm vẫn tái diễn, mang lại nỗi thống khổ cho hàng trăm hộ dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục