Bài 3 - Chuẩn mực đạo đức như tấm gương để cán bộ, đảng viên "tự soi, tự sửa”
(HBĐT) - Thực hiện việc sáp nhập, kiện toàn xóm, tổ dân phố, tại xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) có những xóm mới được thành lập từ việc sáp nhập 3 xóm cũ, dân đông như một xã nhỏ. Có xóm thì địa hình trải dài, dân cư thưa thớt. Cộng đồng xóm mới chưa hoàn toàn đoàn kết, hòa nhập, nhà văn hóa cũ chật hẹp, người dân phải ngồi họp ở ngoài gốc cây… Chồng chất khó khăn đặt ra trong việc vận hành chính quyền cấp cơ sở. Song, với tinh thần tận tụy, hết lòng vì Nhân dân, thực hiện đúng theo chuẩn mực đạo đức (CMĐĐ), đội ngũ cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) xã Thượng Cốc đã sát dân, gần dân, kiên trì vận động, từng bước tháo gỡ khó khăn, giải quyết các vấn đề từ cơ sở.
Lãnh đạo xã Thượng Cốc ( Lạc Sơn) thường xuyên đi thực tế, gần dân, sát dân, cùng Nhân dân tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn tại cơ sở.
Xây dựng chuẩn mực sát chức năng, nhiệm vụ, dễ nhớ, dễ thực hiện
Chia sẻ với chúng tôi, đồng chí Bùi Văn Hồng, Phó Bí thư TT Đảng ủy xã Thượng Cốc cho biết: Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có vai trò đặc biệt quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện bộ máy chính quyền cơ sở trong thực thi quyền lực nhà nước. Đây là đội ngũ trực tiếp triển khai thực hiện các đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với Nhân dân. CMĐĐ đối với cán bộ cấp xã được chúng tôi xây dựng là phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân. Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước… Việc thực hiện CMĐĐ đã góp phần hình thành phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực của đội ngũ CB, CC, bảo đảm tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả trong hoạt động thực thi nhiệm vụ, công vụ…
Xác định xây dựng CMĐĐ cho CB, ĐV, CC, VC là nội dung quan trọng, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, BTV Tỉnh ủy đã chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc nội dung này, nhất là từ khi triển khai Nghị quyết T.Ư 4 khoá XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Thực tế đã cho thấy các cấp ủy Đảng, chính quyền căn cứ chức năng, nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị để xây dựng CMĐĐ cho CB, ĐV, CC, VC, người lao động gắn với thực hiện các quy định về trách nhiệm nêu gương, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác. Tập trung xây dựng chuẩn mực theo hướng ngắn gọn, thiết thực, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện, phù hợp với tình hình, đặc điểm, nội quy, quy chế của địa phương, cơ quan, đơn vị. Gắn với xây dựng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, tác phong làm việc và chức trách, nhiệm vụ của CB, ĐV. Thường xuyên rà soát, bổ sung, hoàn thiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ.
Theo số liệu thống kê, trên địa bàn đã có trên 98% cơ quan, đơn vị tiến hành xây dựng, rà soát, sửa đổi, bổ sung, niêm yết CMĐĐ công vụ theo tinh thần Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị. Việc xây dựng, bổ sung các tiêu chí đạo đức theo tấm gương của Bác được triển khai thực hiện đến các chi bộ và từng CB, ĐV. Căn cứ bản cam kết của CB, ĐV, các cấp ủy, tổ chức Đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi CB, ĐV sinh hoạt và công tác thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát thực hiện cam kết và làm cơ sở kiểm điểm, đánh giá, xếp loại cuối năm. 100% các Đảng bộ trực thuộc, các cơ quan, ngành, địa phương, đơn vị đã xây dựng văn bản triển khai thực hiện đảm bảo phù hợp, hiệu quả…
Để chuẩn mực đạo đức thực sự là tấm gương soi chân thực
Tìm hiểu thực tế trên địa bàn tỉnh cho thấy, khi xây dựng CMĐĐ, các địa phương, ban, ngành, đơn vị, tập thể lãnh đạo cơ quan xây dựng dự thảo; tổ chức hội nghị để CB, ĐV, CC, VC, người lao động tham gia góp ý; tổng hợp, bổ sung và quyết định ban hành. Hằng năm, các cơ quan, địa phương, đơn vị thường xuyên rà soát các CMĐĐ để bổ sung, chỉnh sửa phù hợp với đặc điểm, tình hình trong giai đoạn mới. Trên cơ sở rà soát, bổ sung CMĐĐ, một số đơn vị đã lập sổ đăng ký thực hiện, tổ chức cho CB, ĐV, CC, VC xây dựng bản đăng ký tự rèn luyện, đề ra phương hướng phấn đấu; chú trọng xác định những việc làm cụ thể. Một số đơn vị, cơ quan tổ chức lễ phát động và đăng ký thi đua gắn với thực hiện chuyên đề như Đảng bộ huyện Đà Bắc, Đảng bộ thành phố Hòa Bình… Đảng bộ huyện Kim Bôi thì lại có cách làm hay là những CB, ĐV được vinh danh khen thưởng thì được ghi tên vào sổ truyền thống của chi bộ hoặc sổ danh sách đảng viên tiêu biểu hằng năm.
Nhìn chung, phần lớn cơ quan, đơn vị xây dựng chuẩn mực riêng, in thành pa nô, treo ở nơi trang trọng, dễ nhìn của cơ quan, đơn vị để mọi người nắm và thực hiện. Qua thực hiện nhiệm vụ được giao của mỗi cá nhân, chi bộ và thủ trưởng cơ quan, đơn vị theo dõi, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc triển khai thực hiện. Cuối năm, tiến hành tổng kết, đánh giá, xếp loại CB, ĐV theo các tiêu chuẩn đã được xây dựng, cam kết để phân loại, đánh giá theo quy định.
Thẳng thắn nhìn nhận vào những vấn đề phát sinh trong quá trình xây dựng, thực hiện CMĐĐ nghề nghiệp, đạo đức công vụ của CB, ĐV, đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhận định: Trong quá trình xây dựng, thực hiện CMĐĐ nghề nghiệp, đạo đức công vụ của CB, ĐV, CC, VC, người lao động, một số cấp ủy cơ sở còn lúng túng trong chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, cơ sở xây dựng CMĐĐ. Khối lượng văn bản của T.Ư, các nghị quyết, chỉ thị,... ban hành nhiều nhưng chưa có quy định cụ thể nên một số sở, ngành, địa phương chưa xây dựng, ban hành đồng bộ nội dung CMĐĐ của CB, ĐV trong cơ quan, địa phương, đơn vị. Các quy định về một số biểu hiện hành vi và cách thức xử lý đối với CB, CC, VC chưa thật sự đầy đủ, cụ thể, rõ ràng, nhất là về chế tài xử lý, dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng. Nội dung CMĐĐ của một số cơ quan, đơn vị còn chung chung, dàn trải, khó nhớ, có nội dung chưa sát với chức năng, nhiệm vụ. Một số CB, ĐV chưa thực sự nghiêm túc, chưa thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp theo chuẩn mực chung của ngành, còn ngại rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu. Còn hiện tượng CB, ĐV vi phạm pháp luật, kỷ luật Đảng. Tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng CB, ĐV, CC, VC một số ngành, cơ quan, đơn vị chưa có sự thống nhất, còn có nội dung chồng chéo. Việc cụ thể hoá CMĐĐ của CB, ĐV trong từng vị trí, việc làm, chương trình hành động, kế hoạch thực hiện hằng tháng, quý, năm ở từng cấp, từng ngành, địa phương, đơn vị chưa được quan tâm thực hiện. Công tác kiểm tra, giám sát chuyên đề việc xây dựng và thực hiện chuẩn mực theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và đạo đức công vụ còn chưa được chú trọng triển khai thường xuyên, định kỳ.
Trước thực tế đó, tỉnh đã có kiến nghị, đề xuất T.Ư ban hành hướng dẫn để thống nhất về khung nội dung các quy định về CMĐĐ đối với CB, ĐV (như đối với Tổ quốc, nhân dân; đối với công việc; đối với đồng chí, đồng nghiệp; đối với bản thân, gia đình và cộng đồng,… ). Trên cơ sở đó, các ngành, các cấp cụ thể hoá thành tiêu chí, chuẩn mực phù hợp với đặc điểm, tình hình, chức năng, nhiệm vụ của mình. Xây dựng phần mềm quản lý nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc theo dõi, đánh giá CMĐĐ cho CB, ĐV; hạn chế sử dụng văn bản giấy.
Dương Liễu - Hải Yến - Thanh Sơn
(HBĐT) - Khu tái định cư (TĐC) Suối Nhạp, xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) được xây dựng đầu năm 2018. Đây là khu TĐC khẩn cấp cho 25 hộ dân bị ảnh hưởng bởi đợt mưa lũ lịch sử cuối năm 2017. Sau 4 năm về nơi ở mới, có thể thấy cuộc sống của người dân đã dần ổn định.
(HBĐT) - Chẳng biết đó là may mắn hay là một cơ duyên, khi đến thăm "Bến tàu không số” - Bến K 15 hay còn gọi là Bến Nghiêng dưới chân ngọn đồi Nghinh Phong thuộc phường Vạn Hoa, quận Đồ Sơn (Hải Phòng), chúng tôi đã được gặp, trò chuyện và được nghe những nhân chứng sống kể lại những ký ức hào hùng, câu chuyện huyền thoại về tuyến đường vận tải quân sự có một không hai trong lịch sử chiến tranh thế giới: Đường Hồ Chí Minh trên biển....
(HBĐT) - Hưởng ứng phong trào thi đua "Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động, tháng 11/2016, UBND tỉnh đã phát động phong trào thi đua "Tỉnh Hòa Bình chung tay vì người nghèo – Không ai bị bỏ lại phía sau”. Ý nghĩa thiết thực và sự lan tỏa của phong trào đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội chung tay, góp sức vì người nghèo.
(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) như: Mường, Tày, Dao, Mông… cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm 64%. Để có sự đồng tốc trong phát triển KT-XH, từ nhiều thập kỷ qua, tỉnh đã quan tâm chỉ đạo sát sao trong việc ổn định dân cư, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, rút ngắn dần khoảng cách giữa vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào DTTS và vùng thuận lợi trên địa bàn.
(HBĐT) - Năm 1991, tỉnh Hà Sơn Bình được chia tách để tái lập tỉnh Hòa Bình và Hà Tây. Toàn bộ di vật bảo tàng và hồ sơ di tích của tỉnh nào được bàn giao về tỉnh đó. Tỉnh Hòa Bình lúc đó được bàn giao hơn 3.000 hiện vật bảo tàng và 1 bộ hồ sơ di tích khảo cổ, nhưng không phải là di tích khảo cổ của nền Văn hóa Hòa Bình (VHHB).
(HBĐT) - Từng nắm lá thuốc chữa sốt rét, quả trứng gà cho đến bát cháo nấu vội được các bà mẹ Lào băng rừng, lội suối mang đến tận lều lán của bộ đội Việt Nam đóng quân giữa rừng. Rồi điệu múa lăm vông suốt đêm mừng chiến thắng… Những tình cảm, ký ức đẹp đó theo thời gian vẫn sống mãi trong tâm trí mỗi người lính Việt Nam về những năm tháng chiến đấu trên chiến trường Lào. Với tinh thần "giúp bạn chính là giúp mình”, hơn 3.000 thanh niên tỉnh Hòa Bình đã lên đường tham gia chiến đấu giúp nước bạn Lào hoặc làm cố vấn quân sự, chuyên gia về các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên nước bạn.