Bài 2 - Trách nhiệm nêu gương - "chìa khóa vàng” hướng tới chuẩn mực đạo đức cho cán bộ, đảng viên 

(HBĐT) - Việc thực hiện các nội dung chuẩn mực đạo đức (CMĐĐ) của cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) ở Đảng bộ các huyện, thành phố đến nay đã được cụ thể hóa thành việc làm thường xuyên, gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, cá nhân. Đặc biệt, trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu trong thực thi công vụ và phục vụ Nhân dân được thể hiện rõ nét. Từ đó tạo sức lan tỏa rộng rãi đến đội ngũ CB, ĐV ở các chi, đảng bộ cơ sở, cơ quan, đơn vị từ huyện đến cơ sở.


Trụ sở UBND phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) niêm yết công khai chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên tại cơ quan, công sở.

Nhìn từ thực tế cán bộ, đảng viên ở cơ sở

Đảng bộ TP Hòa Bình là một trong những đảng bộ tiêu biểu với 100% cơ quan, đơn vị, cơ sở xây dựng chuẩn mực phù hợp với đặc thù, nhiệm vụ. Trong đó, Đảng bộ phường Đồng Tiến luôn được đánh giá là tổ chức đảng vững mạnh toàn diện với sự tiêu biểu, mẫu mực của tập thể và các cá nhân đảng viên trong thời gian qua. Từ người đứng đầu cấp ủy, chính quyền phường đã thực hiện tốt trách nhiệm nêu gương của CB, ĐV gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Ngay trước cửa của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả phường có gắn bảng CMĐĐ của CB, ĐV với 6 nội dung trọng tâm. Hầu như mỗi CB, ĐV làm việc tại trụ sở UBND phường đều thuộc lòng 6 điều này. Và từ việc nhận thức được đầy đủ "chuẩn mực” dẫn tới những hành động thực tế. Đó là việc tiếp đón, phục vụ, hướng dẫn Nhân dân giải quyết công việc tận tình, chu đáo từ người đứng đầu đến cán bộ tiếp dân; Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường thực hiện đầy đủ hoạt động tiếp công dân định kỳ và và đột xuất mỗi tháng để lắng nghe, nắm bắt tâm tư Nhân dân. Mỗi CB, ĐV xây dựng bản đăng ký và cam kết nội dung nêu gương. Cán bộ lãnh đạo chủ chốt phường báo cáo việc đăng ký nêu gương trước tập thể BCH Đảng bộ và trước chi bộ đang sinh hoạt. Đơn cử như đồng chí Phạm Thị Nam, Bí thư Đảng ủy phường Đồng Tiến đã gương mẫu xây dựng bản cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu năm 2022 về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao… lưu tại Đảng bộ phường và chi bộ tổ dân phố số 4 nơi đang sinh hoạt để các đảng viên khác theo dõi, góp ý. Định kỳ cuối năm, kết quả thực hiện cam kết chính là một trong những căn cứ để đánh giá, xếp loại CB, ĐV.

Trách nhiệm nêu gương còn thể hiện rõ qua tinh thần phê bình và tự phê bình. Một đảng bộ mạnh là không để cho những "con sâu làm rầu nồi canh”, do đó, công tác kiểm tra, giám sát đã góp phần lớn nâng cao sức chiến đấu của các tổ chức đảng, đủ sức răn đe, làm nền tảng để xây dựng CMĐĐ cho CB, ĐV. Ở Đảng bộ huyện Lạc Thủy, trong 9 tháng năm nay, cấp ủy và Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Đảng ủy đã thi hành kỷ luật đối với 10 đảng viên; Huyện ủy thi hành kỷ luật 1 đảng viên, BTV Huyện ủy thi hành kỷ luật 1 tổ chức đảng và 1 đảng viên vi phạm trong lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành, quản lý đất đai, tài chính tại xã Hưng Thi giai đoạn 2010 - 2020. Tại Đảng bộ huyện Lạc Sơn, UBKT các cấp tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 30 đảng viên và 4 tổ chức đảng; thi hành kỷ luật 13 đảng viên. Mỗi CB, ĐV, tổ chức đảng vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật là bài học đắt giá để CB, ĐV nhìn vào "tự soi, tự sửa” trên tinh thần thẳng thắn "phê bình và tự phê bình”.

Khẳng định trách nhiệm người đứng đầu

Việc những CB, ĐV là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương thường xuyên tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với Nhân dân để gần dân, sát dân, hiểu dân đã không trở nên xa lạ đối với Nhân dân trong tỉnh. Đặc biệt khi trách nhiệm của người đứng đầu trong thực thi công vụ là yếu tố quan trọng tạo nên CMĐĐ CB, ĐV thì việc làm ấy càng trở nên cần thiết trong tình hình hiện nay.

Huyện Lương Sơn là vùng động lực kinh tế của tỉnh, kéo theo nhiều vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống Nhân dân. Do đó, huyện chú trọng thực hiện công tác tiếp dân, đối thoại trực tiếp với Nhân dân, các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn, tập trung giải quyết đảm bảo đúng quy định những vấn đề Nhân dân quan tâm, kiến nghị, phản ánh về các lĩnh vực đời sống xã hội. Trong 6 tháng đầu năm nay, đồng chí Bí thư Huyện ủy và Chủ tịch UBND huyện đã thực hiện đầy đủ hoạt động tiếp dân định kỳ vào các ngày mùng 6, 15, 20 hàng tháng cũng như những đợt tiếp công dân đột xuất; UBND huyện đã tiếp nhận, xử lý 165 đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân. Hơn 5 năm qua, từ cấp xã đến huyện đã tổ chức hơn 100 cuộc tiếp xúc, đối thoại trực tiếp.

Gần đây nhất, vào đầu tháng 10/2022, BTV Huyện uỷ Lạc Thuỷ tổ chức hội nghị tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo Huyện ủy, HĐND và UBND huyện với Nhân dân xã Phú Thành, Phú Nghĩa và thị trấn Ba Hàng Đồi. Tại cuộc đối thoại có 15 ý kiến phản ánh, kiến nghị, trao đổi của người dân về các lĩnh vực KT-XH, AN-TT, quản lý đất đai… Lãnh đạo huyện đã nghiêm túc lắng nghe và tiếp thu toàn bộ ý kiến, đồng thời giải trình một số nội dung thuộc thẩm quyền; các ý kiến cần có thời gian xác minh, làm rõ giao cơ quan chuyên môn huyện, xã trả lời theo thẩm quyền một cách cụ thể, xác đáng cho Nhân dân.

Đồng chí Phạm Văn Đức, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Lạc Thuỷ cho biết: "Việc củng cố mối quan hệ công tác với Nhân dân, doanh nghiệp, đồng chí, đồng nghiệp là một CMĐĐ quan trọng, nhất là với CB, ĐV là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền. Do đó, việc tăng cường tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân chính là cách để gia tăng mối quan hệ đó theo hướng mật thiết, nắm rõ tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của từng nhóm đối tượng, tạo thuận lợi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng và giải quyết vấn đề của người đứng đầu địa phương”.

Có thể thấy, trách nhiệm nêu gương, nhất là từ người đứng đầu cấp ủy, chính quyền đóng vai trò then chốt góp phần xây dựng và hoàn thiện CMĐĐ của CB, ĐV. Khi người đứng đầu thực hiện tốt trách nhiệm nêu gương sẽ tạo sức lan tỏa đến CB, ĐV khác trong Đảng bộ cùng thực hiện, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm cho mỗi CB, ĐV thực hiện nhiệm vụ được giao với tinh thần vì nước, vì dân.

Dương Liễu - Hải Yến - Thanh Sơn

Các tin khác


Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục