(HBĐT) - Khu tái định cư (TĐC) Suối Nhạp, xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) được xây dựng đầu năm 2018. Đây là khu TĐC khẩn cấp cho 25 hộ dân bị ảnh hưởng bởi đợt mưa lũ lịch sử cuối năm 2017. Sau 4 năm về nơi ở mới, có thể thấy cuộc sống của người dân đã dần ổn định.
Lớp học bán trú chi xóm Nhạp, trường TH&THCS Đồng Ruộng
(Đà Bắc) được đầu tư xây dựng, tạo điều kiện cho con em hộ dân khu tái
định cư học tập.
Người dân yên tâm tại nơi ở mới
Từ trung tâm xã đi thuyền máy khoảng 30 phút chúng tôi đến
khu TĐC xóm Nhạp. Nằm thoai thoải bên bờ sông Đà, cách mặt nước chừng hơn 300
m, khu TĐC xóm Nhạp giống như một bản du lịch homestay quy mô nhỏ với đường bê
tông thoáng đẹp, những ngôi nhà xây kiên cố bên trong những hàng rào cây được
cắt tỉa gọn gàng.
Đón chúng tôi trong ngôi nhà khang trang, ông Quách Văn
Hung, Bí thư chi bộ xóm Nhạp chia sẻ: Trước đây, xóm Nhạp có hơn 50 hộ sinh
sống quần tụ dọc bên bờ sông Đà. Tuy nhiên, cơn bão lịch sử cuối năm 2017 gây
sạt lở nghiêm trọng tại huyện Đà Bắc, trong đó có khu vực xóm Nhạp. Chỉ trong 1
đêm, 27 ngôi nhà bị đổ sập, trong đó 4 hộ bị cuốn trôi hoàn toàn, 23 hộ thiệt
hại nặng nề về tài sản. Vì vậy, 25 hộ
phải chuyển về khu TĐC này, chia xóm Nhạp thành 2 chòm riêng biệt.
Là khu TĐC khẩn cấp, hoàn thành trong thời gian ngắn, tuy
nhiên hầu hết các hộ đều hài lòng khi về nơi ở mới. "Trung bình mỗi hộ được cấp
hơn 300 m2 đất để dựng nhà. Khu TĐC đã được xây kè kiên cố, có đường giao
thông, hệ thống lưới điện và nước sinh hoạt đảm bảo. So với nơi ở cũ, cuộc sống
ở khu TĐC tốt hơn rất nhiều” - ông Hung chia
sẻ thêm.
Khu TĐC xóm Nhạp được đầu tư xây dựng với tổng kinh phí hơn
19 tỷ đồng, gồm mặt bằng san lấp, đường giao thông, hệ thống lưới điện và công
trình nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh. Ngoài nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà
nước, UBND huyện Đà Bắc đã sử dụng tối đa các nguồn lực xã hội hoá để chăm lo
cho đời sống nhân dân. Đồng chí Hà Văn Tùng, Chủ tịch UBND xã Đồng Ruộng cho
biết: Ngay khi khu TĐC được hình thành, UBMTTQ tỉnh, các sở, ngành đã hỗ trợ,
xây dựng lớp học cho trẻ mầm non và 2 lớp học bán trú cho học sinh khối tiểu
học.
Giải bài toán sinh kế
Yên tâm tại nơi ở mới, tuy vậy 25 hộ dân khu TĐC xóm Nhạp
vẫn đối mặt với nhiều khó khăn. 100% hộ chủ yếu sinh sống bằng nghề nuôi cá
lồng và đánh bắt thuỷ sản trên sông Đà, nhưng mấy năm trở lại đây hiệu quả kinh
tế mang lại không cao. Theo đồng chí Hà Văn Tùng, khi các hộ chuyển về nơi ở
mới, người dân gần như không có đất ruộng. Cuộc sống dựa vào làm nương rẫy và
đánh bắt cá. Nhằm hỗ trợ sinh kế cho các hộ, UBND huyện Đà Bắc phối hợp các
ngành lồng ghép thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia để tạo điều kiện
cho người dân tiếp cận vốn, khoa học kỹ thuật đầu tư phát triển nghề nuôi cá
lồng. Dù vậy, 2 năm trở lại đây cá thương phẩm khó tiêu thụ, cuộc sống của
người dân gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh bài toán về sinh kế, người dân cũng mong muốn sớm
được đầu tư tuyến đường liên xóm để kết nối khu TĐC với các xóm khác trong xã
nhằm phát triển KT-XH, đồng thời tạo thuận lợi cho người dân đi lại. Chia sẻ về
vấn đề này, thầy giáo Lường Văn Sắng, giáo viên lớp bán trú 3+4, chi Nhạp,
trường TH&THCS Đồng Ruộng cho biết: Chỉ có cách duy nhất đi vào khu TĐC là
đường thủy. Vì vậy, hơn 3 năm dạy tại chi xóm Nhạp tôi đều phải dùng thuyền
máy. Thời tiết thuận lợi không sao, vào những ngày mưa bão rất nguy hiểm. Học
sinh khối cấp THCS cũng vậy. Mỗi ngày các em đến trường đều phải đi thuyền trên
sông Đà. Tôi rất mong có một con đường dẫn vào khu TĐC để thầy trò chúng tôi đỡ
vất vả.
Đồng chí Hà Văn Tùng cho biết thêm: Hiện đã có
tuyến đường giao thông liên xã từ Đồng Chum qua trung tâm xã và chỉ cách khu
TĐC 2 km. Vì vậy, các hộ dân mong muốn UBND tỉnh sớm bố trí nguồn vốn để kéo
dài tuyến đường này đến khu TĐC. Tuyến đường không chỉ tạo thuận lợi giao thông
đi lại mà còn góp phần thúc đẩy KT-XH của xã phát triển.
Đinh Hòa
(HBĐT) - Từng nắm lá thuốc chữa sốt rét, quả trứng gà cho đến bát cháo nấu vội được các bà mẹ Lào băng rừng, lội suối mang đến tận lều lán của bộ đội Việt Nam đóng quân giữa rừng. Rồi điệu múa lăm vông suốt đêm mừng chiến thắng… Những tình cảm, ký ức đẹp đó theo thời gian vẫn sống mãi trong tâm trí mỗi người lính Việt Nam về những năm tháng chiến đấu trên chiến trường Lào. Với tinh thần "giúp bạn chính là giúp mình”, hơn 3.000 thanh niên tỉnh Hòa Bình đã lên đường tham gia chiến đấu giúp nước bạn Lào hoặc làm cố vấn quân sự, chuyên gia về các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên nước bạn.
(HBĐT) - Với quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh theo mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra, từ đầu năm đến nay, đặc biệt sau khi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố kết quả thực hiện Bộ Chỉ số PCI năm 2021, UBND tỉnh đã sát sao chỉ đạo với quyết tâm chính trị cao nhất nhằm tiếp tục xây dựng, củng cố niềm tin với cộng đồng doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư (NĐT).
(HBĐT) - "Có thể nói, những năm qua, lãnh đạo tỉnh Hòa Bình, cán bộ, Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp (DN) rất quyết tâm phát triển KT-XH của tỉnh, đặc biệt là trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút, tạo điều kiện cho các DN, nhà đầu tư (NĐT) vào sản xuất - kinh doanh tại tỉnh. Tuy nhiên, trong năm 2021, Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh chưa đạt như mong muốn, điều này phản ánh những điều kiện cũng như nỗ lực của tỉnh chưa đủ để cải thiện. Chính vì vậy cần phải có quyết tâm cao độ hơn nữa của các cấp, các ngành". Đó là nhìn nhận của ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khi đánh giá về dư địa để tỉnh nâng cao năng lực cạnh tranh trong năm 2022 và những năm tiếp theo.
(HBĐT) - Thực hiện Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021, tỉnh Hòa Bình thuộc nhóm điều hành thấp với tổng số 57,16 điểm, thấp hơn 5,64 điểm so với năm 2020, đứng thứ 62 so với cả nước và giảm 18 bậc so với năm trước. Tuy có 2 chỉ số cải thiện về điểm số là Tính năng động và tiên phong của chính quyền cấp tỉnh; Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (DN) nhưng thứ hạng tương ứng đều giảm bậc so với năm 2020. Chỉ số Cạnh tranh bình đẳng ở cuối bảng xếp hạng và 7 chỉ số thành phần khác đều giảm điểm và giảm thứ hạng. Đây là kết quả đáng buồn và gây sốc đối với tỉnh. Do vậy, việc thẳng thắn đối diện để nhận diện yếu kém; không lảng tránh, đùn đẩy trách nhiệm mà cầu thị lắng nghe; cùng đồng thuận tìm giải pháp căn cơ nhằm tạo sức bật mới cho cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh đã và đang được cả hệ thống chính trị dốc sức thực hiện.
(HBĐT) - Mỗi khi có dịp là 2 cô con gái người Lào được gia đình ông Lường Song Toàn ở Chiềng Sại, thị trấn Mai Châu (Mai Châu) nhận nuôi trong những năm tháng đói ăn, thiếu mặc lại trở về vùng đất Mai Châu thăm những người thân như một phần máu thịt của cuộc đời...
(HBĐT) - Mặc những giọt mồ hôi ướt thẫm lưng áo, cả "núi” việc phải khẩn trương giải quyết, trên môi Trung tá Hà Thu Hiền, Trung tá Bùi Thị Như Quỳnh, Trung tá Vũ Thị Hồng Hà hay những cán bộ, chiến sỹ (CBCS) trẻ như Trung úy Lê Tuấn Anh, Trung uý Nguyễn Thị Kiều Hoa, Đại úy Trịnh Thị Thu Hà... vẫn luôn giữ nụ cười thân thiện, niềm nở khi tiếp xúc và giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) cho người dân.