(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra mục tiêu đến năm 2025, diện tích đất các khu, cụm công nghiệp (CCN) chiếm 1% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, tương đương với 4.600 ha. Để thực hiện mục tiêu này, Tỉnh ủy đã ban hành Đề án số 07-ĐA/TU, ngày 1/11/2021 về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, cùng với Đề án số 02 về phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại gắn với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững. Theo đó tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, huy động các nguồn lực phát triển hạ tầng công nghiệp, thu hút đầu tư, tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững.





Công ty dệt kim Hòa Bình hoạt động hiệu quả tại khu công nghiệp bờ trái sông Đà (TP Hòa Bình).

Trong chiến lược phát triển KT-XH tỉnh Hòa Bình, công nghiệp được coi là ngành kinh tế mũi nhọn và chủ lực. Nhiều năm nay, tỉnh đã cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tập trung quy hoạch, thu hút đầu tư phát triển hạ tầng công nghiệp nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành công nghiệp - dịch vụ và có được những kết quả tích cực. 

Tỉnh có 8 khu công nghiệp (KCN) được bổ sung vào quy hoạch phát triển các KCN của cả nước theo Văn bản số 2350/TTg-KTN, ngày 31/12/ 2009 của Thủ tướng Chính phủ, gồm các KCN: Lương Sơn, bờ trái sông Đà, Yên Quang, Mông Hóa, Nam Lương Sơn, Nhuận Trạch, Lạc Thịnh, Thanh Hà. Đến thời điểm này, 5 KCN có nhà đầu tư (NĐT) hạ tầng là: Lương Sơn, bờ trái sông Đà, Yên Quang, Mông Hóa (Bình Phú), Nhuận Trạch. KCN Lương Sơn, bờ trái sông Đà cơ bản đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, đã thu hút đầu tư góp phần giải quyết việc làm, thu ngân sách của tỉnh. Các KCN: Yên Quang, Bình Phú, Nhuận Trạch, nhà đầu tư (NĐT) hạ tầng, Ban Quản lý các KCN tỉnh phối hợp với UBND TP Hòa Bình, huyện Lương Sơn và Trung tâm Phát triển quỹ đất cấp huyện tiến hành giải phóng mặt bằng (GPMB). Các KCN: Thanh Hà, Nam Lương Sơn chưa triển khai công tác GPMB. Tỷ lệ lấp đầy các KCN (đã có quyết định thành lập) là 37,52%. 

KCN Lương Sơn đã đấu nối đồng bộ hệ thống thoát nước mưa, nước thải, hệ thống xử lý nước thải tập trung của toàn KCN với công suất 3.000 m3/ngày đêm. Hiện tại, 100% doanh nghiệp trong KCN đã thực hiện đấu nối và xả thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước tại KCN. KCN bờ trái sông Đà và KCN Yên Quang đang xây dựng, hoàn thiện hệ thống thoát nước mưa, nước thải, hệ thống xử lý nước thải tập trung của toàn KCN. Các KCN còn lại chưa được đầu tư xây dựng hệ thống thu gom nước mưa, nước thải và hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tỷ lệ các KCN có chủ đầu tư hạ tầng đạt 50%. Các KCN đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 60%.

Bên cạnh đó, tỉnh quy hoạch 21 CCN với tổng diện tích đất 866,605 ha. Đến nay, 16/21 CCN đã được UBND tỉnh quyết định thành lập với diện tích 683,225 ha, tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các CCN được phê duyệt 4.862,458 tỷ đồng. Có 11/16 CCN đã, đang triển khai đầu tư hạ tầng tại các huyện: Lạc Sơn, Lạc Thủy, Mai Châu, Tân Lạc, Lương Sơn, Đà Bắc và TP Hòa Bình với tổng diện tích đất 517,915 ha. 

Những năm gần đây, hoạt động thu hút đầu tư tại các khu, CCN có nhiều khởi sắc. Các dự án đầu tư thứ cấp tại các khu, CCN hoạt động hiệu quả, đóng góp tích cực cho phát triển KT-XH. Riêng 5 KCN có NĐT thứ cấp từ năm 2021 đã thu hút  21 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 6,5 triệu USD và 4.953,6 tỷ đồng. Tính đến nay, tổng số dự án đầu tư vào các KCN của tỉnh là 107 dự án, trong đó, 25 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng vốn đăng ký 519,33 triệu USD và 82 dự án đầu tư trong nước, tổng vốn đăng ký 15.795 tỷ đồng. Từ đầu năm đến hết tháng 4/2023, doanh thu của doanh nghiệp KCN ước đạt 7.017 tỷ đồng, đạt 31,9% kế hoạch năm, giá trị xuất khẩu đạt 267,04 triệu USD, đạt 34,68% kế hoạch năm, nộp ngân sách nhà nước 96,3 tỷ đồng, giải quyết việc làm mới cho 507 lao động.

Việc sử dụng đất các KCN khẳng định hiệu quả sử dụng đất với tổng doanh thu đạt 17.989 tỷ đồng, tỷ lệ lấp đầy đạt hơn 37,25%, nộp ngân sách nhà nước 250 tỷ đồng, xuất khẩu đạt 690 triệu USD. Các KCN giải quyết việc làm cho khoảng 2 vạn lao động, trong đó người địa phương chiếm khoảng 80%. Thu nhập bình quân của người lao động đạt 6 triệu đồng/người/ tháng. Giá trị xuất khẩu chiếm 51%, doanh thu (giá trị sản xuất công nghiệp) chiếm 33,72% giá trị của toàn tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm và đóng góp cho ngân sách địa phương.

Tuy nhiên, việc phát triển hạ tầng công nghiệp gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về thu hồi đất, GPMB, tái định cư, các thủ tục đầu tư xây dựng theo quy định. Nghị định số 82/2018/ NĐ-CP của Chính phủ về quản lý KCN, khu kinh tế có quy định về điều kiện xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư phát triển hạ tầng KCN mới là tổng diện tích đất công nghiệp của các KCN đã được thành lập trên địa bàn tỉnh/thành phố đã cho các dự án đăng ký đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thuê đất, thuê lại đất đạt tối thiểu 60%. Đây là rào cản lớn ảnh hưởng đến công tác thu hút đầu tư vào KCN. 

Thu hút đầu tư đã, đang là giải pháp then chốt để tỉnh nâng cao tốc độ phát triển kinh tế; các giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh vẫn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành trong tỉnh. Đồng chí Chu Văn Thắng, Trưởng Ban Quản lý các KCN tỉnh cho biết: Ban đã phối hợp các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố khảo sát, đánh giá, đề xuất, tích hợp phương án quy hoạch các KCN của tỉnh đến năm 2030 vào Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm  2050, theo đó thống nhất đề xuất giữ nguyên 8 KCN đã được phê duyệt quy hoạch, bổ sung mới 8 KCN tại các huyện: Yên Thủy, Lạc Sơn, Lương Sơn, Đà Bắc, Tân Lạc và TP Hòa Bình với tổng diện tích quy hoạch 2.376,7 ha, nâng tổng số quy hoạch các KCN trên địa bàn tỉnh là 16 KCN với tổng diện tích 3.857,06 ha. Trong thời gian tới, Ban Quản lý các KCN tỉnh tập trung xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư và giải pháp xúc tiến đầu tư để thu hút các NĐT nói chung, NĐT hạ tầng KCN có năng lực, kinh nghiệm để đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng các KCN nói riêng. Tham mưu UBND tỉnh lãnh đạo, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tập trung chỉ đạo quyết liệt đối với công tác GPMB tại các KCN. Tập trung thu hút các dự án thân thiện với môi trường, sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, đóng góp nhiều ngân sách, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động. Tổ chức tiếp xúc trực tiếp với các NĐT có tiềm năng đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh.

(Còn nữa)

Lê Chung

Các tin khác


Thu hái “lộc” rừng - đổi thay cuộc sống

(HBĐT) - Nhìn tải măng trước mặt áng chừng đến 30 kg. Mang bán số măng, tính ra chưa đầy 1 tiếng, người nông dân này đã bỏ túi 450.000 đồng. Đây là nguồn thu không nhỏ đối với người miền núi. Không chỉ gia đình anh Pốt mà trên địa bàn tỉnh, nhiều nơi, nhiều gia đình mỗi năm có nguồn thu từ măng lên tới vài chục triệu đồng không còn là hiếm. 

Huyện Yên Thủy giải bài toán phát triển tự phát và đầu ra cho nông sản: Bài 3 - Đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

(HBĐT) - Tháng 2/2023, huyện Yên Thủy phối hợp với Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện. Hội nghị có sự tham gia của 11 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Tại hội nghị, những thực trạng, khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn trong liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm được đưa ra trao đổi, thảo luận. Sau hội nghị, nhiều giải pháp thiết thực đã được triển khai, huyện Yên Thủy đang tích cực vào cuộc để đẩy mạnh liên kết sản xuất, tìm hướng tiêu thụ nông sản hiệu quả.

Huyện Yên Thủy giải bài toán phát triển tự phát và đầu ra cho nông sản: Bài 2 - Tái cơ cấu gắn với khai thác lợi thế phát triển nông nghiệp

(HBĐT) - Huyện Yên Thủy thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt theo phương châm giữ vững cây trồng truyền thống, đẩy mạnh đưa giống cây trồng mới phù hợp với địa phương, ưu tiên cây trồng có giá trị kinh tế cao để tăng năng suất, sản lượng. Còn đối với lĩnh vực chăn nuôi, huyện tập trung phát huy lợi thế sản xuất một số vật nuôi có khả năng cạnh tranh cao; chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi trang trại, gia trại. Phấn đấu xây dựng ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao năng suất, chất lượng và đạt mức tăng trưởng 7 - 8%/năm.

Huyện Yên Thủy giải bài toán phát triển tự phát và đầu ra cho nông sản: Bài 1 - Phát triển tự phát, phá vỡ quy hoạch

(HBĐT) - Huyện Yên Thủy không có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh để phát triển du lịch, cũng không có điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ. Đời sống của người dân chủ yếu trông vào nông nghiệp; tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 30% giá trị nền kinh tế. Tuy nhiên, trên mảnh đất "chưa mưa đã úng, chưa nắng đã hạn” này, ngành nông nghiệp vẫn loay hoay với nhiều khó khăn. Do phát triển tự phát nên diện tích nhiều loại cây trồng như cây ăn quả có múi, sắn, ngô… đang vượt quá quy hoạch, đầu ra gặp khó. Việc xúc tiến tiêu thụ nông sản chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng, giá trị sản phẩm thấp. Do đó, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tìm đầu ra cho nông sản là việc huyện Yên Thủy đang tích cực triển khai.

Nghe dân nói, làm dân tin

(HBĐT) - "Trường học bộ đội" ở xã Sơn Thủy, "Ngô bộ đội" ở xã Vân Sơn, "Giếng nước bộ đội" ở xã Hang Kia, "Đường bộ đội" ở xã Độc Lập... Những cái tên gần gũi mà sâu lắng, mộc mạc mà cao quý được Nhân dân đặt cho những công trình, việc làm bộ đội giúp đỡ dân trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cũng chính điều đó đã nói lên tình cảm cũng như ghi nhận của Nhân dân đối với việc làm của cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh trong những năm qua.

Xây dựng thương hiệu cho du lịch Mường Vang: Bài 2 - Nỗ lực đón "sóng” đầu tư vào du lịch

(HBĐT) - Thu hút đầu tư được huyện Lạc Sơn xác định là yếu tố then chốt, quan trọng hàng đầu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong đó, du lịch là một trong các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư bên cạnh các lĩnh vực công nghiệp sử dụng nhiều lao động, công nghiệp chế biến nông, lâm sản, khai thác lợi thế về đất đai, tài nguyên khoáng sản.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục