Những năm gần đây, du lịch Hòa Bình đạt mức tăng trưởng đáng ghi nhận. 6 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đón gần 2,9 triệu lượt khách, doanh thu từ du lịch ước đạt 2.928 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 33%, đạt 64% kế hoạch năm. Tuy nhiên, những con số này được đánh giá vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Do đó, liên kết du lịch được xác định là hướng đi quan trọng nhằm khai thác triệt để tiềm năng, thế mạnh của địa phương, cụ thể là liên kết phát triển du lịch Hòa Bình – Hà Nội. Không chỉ kết nối các di tích, di sản mà còn đòi hỏi tăng cường kết nối giữa các ngành, các địa phương; giữa cộng đồng dân cư các điểm du lịch với du khách; giữa các hoạt động quản lý, khai thác văn hóa, du lịch để phát triển du lịch chuyên nghiệp.


Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt tại Làng gốm Bát Tràng, huyện Gia Lâm - điểm đến hấp dẫn du khách với các sản phẩm du lịch đặc trưng của thành phố Hà Nội.

Hòa Bình nỗ lực quảng bá, thu hút phát triển du lịch

Những năm qua, Hòa Bình tích cực đổi mới các hoạt động quảng bá, xúc tiến, truyền thông về du lịch của tỉnh. Phát triển các sản phẩm, dịch vụ du lịch có tiềm năng, lợi thế cạnh tranh; đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ. Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số và tăng cường ứng dụng công nghệ trong ngành du lịch. Thực hiện có hiệu quả các nội dung trong Chương trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng liên kết với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, tiếp tục triển khai nội dung chuyển đổi số về du lịch, duy trì và phát triển Cổng du lịch thông minh tỉnh.

Tỉnh Hòa Bình cũng tích cực tổ chức nhiều sự kiện, ngày hội, chương trình kích cầu du lịch… Cụ thể như mời các doanh nghiệp lữ hành quốc tế, nội địa và các cơ quan truyền thông trong, ngoài tỉnh (các đoàn Famtrip, Presstrip) dự các chương trình kích cầu để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm du lịch mới, điểm du lịch hoặc đến các địa phương có du lịch phát triển, nhiều tiềm năng để khảo sát, xây dựng sản phẩm du lịch mới. Xây dựng phim, các video, clip, ấn phẩm du lịch để quảng bá du lịch chung của tỉnh, Khu du lịch hồ Hòa Bình và du lịch các địa phương trên các phương tiện truyền thông cũng như tại các sự kiện, hội nghị, hội thảo, liên hoan du lịch trong khu vực và trên cả nước. Xây dựng các pa nô, biển sơ đồ tuyến điểm, biển quảng bá du lịch... Bên cạnh đó, việc xây dựng và duy trì các trang thông tin của Sở VH,TT&DL, website Khu du lịch hồ Hòa Bình, Cổng du lịch thông minh tỉnh góp phần giới thiệu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, lễ hội độc đáo, dịch vụ lữ hành, gợi ý tour... và đăng tải những hình ảnh đẹp để quảng bá các khu du lịch đặc sắc của tỉnh.

Ông Lê Hồng Thái, Trưởng phòng Đầu tư và Phát triển, Tổng Công ty Du lịch Hà Nội cho biết: "Trong bối cảnh nền tảng công nghệ số phát triển, các địa phương nói chung, tỉnh Hòa Bình nói riêng cần đẩy mạnh việc đăng tải thông tin trên các nền tảng mạng xã hội Facebook, TikTok, Zalo… nhằm kết nối, mở rộng thị trường khác hàng. Đẩy mạnh hoạt động số hóa các tài liệu quảng bá, xúc tiến du lịch giúp du khách có thể tra cứu, thu thập dữ liệu, nắm bắt thông tin về hoạt động du lịch nhanh chóng, chính xác. Tích cực tham gia các hội chợ thương mại và du lịch, du lịch gắn với quảng bá các sản phẩm nông sản đặc trưng của địa phương. Đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung cầu giữa các tỉnh, thành phố trong cả nước để cùng quảng bá, giới thiệu các sản phẩm thế mạnh của địa phương đến người tiêu dùng và khách du lịch trong nước, quốc tế”.

Thúc đẩy liên kết Hòa Bình – Hà Nội

Giáp ranh với Hòa Bình là thành phố Hà Nội với hơn 8,5 triệu dân, đây cũng là trung phân phối khách du lịch. Hà Nội có nhiều sản phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn, đặc sắc thu hút khách quốc tế đến Việt Nam. Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 26/6/2016 của Ban Thường vụ Thành ủy về "Phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo”, thành phố Hà Nội đã tập trung, quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy vai trò, trách nhiệm, huy động sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, ngành từ thành phố tới cơ sở trong triển khai thực hiện các nghị quyết về phát triển du lịch. Năm 2023, tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt 24,72 triệu lượt, trong đó có 20 triệu lượt khách nội địa. Tổng thu từ khách du lịch đạt 93,41 nghìn tỷ đồng, tăng 51,91% so với năm 2022. Thời gian qua, TP Hà Nội đã rất quan tâm đến việc ký kết với các địa phương để đẩy mạnh các chương trình, hoạt động hàng năm nhằm thúc đẩy phát triển du lịch. Thông qua các đơn vị quản lý Nhà nước về du lịch, kết nối doanh nghiệp lữ hành để xây dựng các tour tuyến phục vụ khách trải nghiệm các tỉnh Tây Bắc như: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu…

Đồng chí Trần Trung Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch thành phố Hà Nội cho biết: Hòa Bình có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, giá trị lịch sử và bản sắc văn hóa dân tộc đặc sắc. Tuy nhiên, để phát huy hết tiềm năng, Hòa Bình cần đầu tư có thêm các sản phẩm du lịch gắn với trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa… để kéo dài thời gian lưu trú tại tỉnh. Đồng thời, nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch theo đặc trưng vùng miền nhằm thu hút du khách. Từ đó, hướng đến việc liên kết, phát triển tour du lịch các tỉnh Tây Bắc, trong đó điểm dừng chân đầu tiên tại Hòa Bình sẽ gây được những ấn tượng đặc biệt với du khách.

Khẳng định tầm quan trọng của việc liên kết với Hà Nội, đồng chí Hà Văn Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Hòa Bình cho biết: Việc liên kết chặt chẽ giữa tỉnh Hòa Bình và thành phố Hà Nội trong phát triển du lịch là yêu cầu tất yếu để tạo nền tảng của một hệ sinh thái du lịch hoàn chỉnh, đồng bộ, tích hợp đa giá trị để phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương. Thời gian tới, chúng tôi mong muốn Hòa Bình – Hà Nội sẽ thường xuyên phối hợp để xây dựng phóng sự truyền thông, quảng bá du lịch, chuẩn bị tốt các nội dung, cung cấp thông tin, ấn phẩm, video/clip giới thiệu về du lịch tỉnh tại các chương trình hội nghị, sự kiện du lịch do Hà Nội tổ chức. Phối hợp tổ chức các đoàn Famtrip và Presstrip, mời các đơn vị lữ hành, cơ quan truyền thông của Hà Nội đến khảo sát, xây dựng sản phẩm du lịch liên tuyến, liên vùng; tuyên truyền quảng bá du lịch Hòa Bình. Kết nối với các doanh nghiệp lữ hành của 2 tỉnh để đưa, đón, phục vụ khách du lịch. Phối hợp, liên kết tổ chức các giải thể thao lớn trong khu vực nhằm quảng bá, thu hút khách du lịch như marathon, đua xe đạp… Đặc biệt mong muốn thành phố Hà Nội giúp đỡ tỉnh Hòa Bình trong công tác đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu. Đồng thời, huy động, hỗ trợ các nguồn lực sẵn có để tạo điều kiện thuận lợi giúp 2 địa phương cùng đẩy mạnh phát triển du lịch. 

Với phương châm "Liên kết, hành động, phát triển”, Hòa Bình sẽ tiếp tục liên kết, hợp tác phát triển du lịch với Hà Nội. Thông qua đó giới thiệu, quảng bá điểm đến, tiềm năng, thế mạnh và các sản phẩm du lịch của tỉnh Hòa Bình; mở rộng thị trường khách du lịch. Tỉnh cũng sẽ tăng cường giao lưu hợp tác, trao đổi thông tin, tìm kiếm đối tác, chào bán tour du lịch, giới thiệu các sản phẩm thủ công truyền thống, đồ lưu niệm, sản vật đặc trưng của địa phương tới khách du lịch cả nước nói chung, Hà Nội nói riêng; từng bước phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, bền vững.

 Đức Anh


Các tin khác


Tìm giải pháp cấp nước sạch cho thị trấn Đà Bắc: Bài 2 - Phấn đấu cấp nước cho người dân trước năm 2025

Nghị quyết số 04-NQ/ĐH, ngày 03/10/2020 của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và kế hoạch cụ thể hóa của UBND tỉnh đưa ra chỉ tiêu tỷ lệ dân số đô thị sử dụng nước hợp vệ sinh năm 2025 đạt 100%.

Tìm giải pháp cấp nước sạch cho thị trấn Đà Bắc: Bài 1 - Người dân chờ nước sạch 18 năm

Nhà máy nước thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được xây dựng năm 2006 từ nguồn vốn ngân sách, hoàn thành năm 2007, mới hoạt động khoảng 2 tháng thì giếng khoan bị sụt, chất lượng nước không đảm bảo. Từ đó đến nay, người dân thị trấn Đà Bắc vẫn chưa được dùng nguồn nước từ công trình. Thị trấn Đà Bắc là địa phương duy nhất trong tỉnh người dân chưa được tiếp cận nguồn nước sinh hoạt đảm bảo. 

Cán bộ tỉnh theo dõi xã - chủ trương lớn, đồng thuận cao


Bài 3 - Điều chỉnh, rút kinh nghiệm để tiếp tục phát huy hiệu quả chủ trương đưa cán bộ lãnh đạo sở, ngành theo dõi xã

Trên cơ sở quy định của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, tính đến hết tháng 12/2023 đã có 151/151 Đảng ủy xã, phường, thị trấn gửi phiếu nhận xét đối với 141 đồng chí cán bộ lãnh đạo các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh được phân công theo dõi. Theo đó, năm 2023 có 657 lượt cán bộ lãnh đạo các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh về tham dự các nội dung, chương trình tại địa bàn được theo dõi. Cơ bản các đồng chí được nhận xét, đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ theo quy định của BTV Tỉnh ủy; có 129 đồng chí được Đảng ủy xã, phường, thị trấn đề nghị BTV Tỉnh ủy biểu dương, khen thưởng, chiếm 84,4% tổng số cán bộ được phân công theo dõi. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, chủ trương cán bộ lãnh đạo sở, ngành theo dõi xã cũng bộc lộ một số vấn đề cần lưu tâm.

Cán bộ tỉnh theo dõi xã - chủ trương lớn, đồng thuận cao



Bài 2 - Bước đầu tạo sự chuyển biến tích cực trong chỉ đạo, điều hành

Ngay sau khi nhận quyết định phân công theo dõi địa bàn của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, 142 đồng chí cán bộ lãnh đạo (CBLĐ) được phân công theo dõi xã, phường, thị trấn đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch hoặc liên hệ với đảng ủy địa bàn được phân công theo dõi để kịp thời nắm bắt tình hình thực tế tại địa phương. Các đồng chí CBLĐ đã tích cực tham gia ý kiến với lãnh đạo xã, trực tiếp là Thường trực, BTV Đảng ủy trong triển khai, thực hiện các nhiệm vụ chính trị của huyện và địa phương; đề xuất, kiến nghị những mô hình mới, cách làm sáng tạo để xã nghiên cứu triển khai thực hiện. Từ đó bước đầu tạo sự chuyển biến tích cực trong phát triển KT-XH tại các địa phương.

Cán bộ tỉnh theo dõi xã - chủ trương lớn, đồng thuận cao

Bài 1 - Để cán bộ sát dân, gần dân

Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19/5/2018 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (BCH T.Ư) Đảng (khóa XII) về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp về công tác cán bộ, trong đó có nội dung "Thực hiện việc phân công cán bộ, đảng viên (CB,ĐV) phụ trách hộ gia đình nơi cư trú với các hình thức phù hợp để gắn bó mật thiết với nhân dân; truyền đạt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân và lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; nắm chắc tình hình cơ sở; đồng thời, qua đó để nhân dân thực hiện việc giám sát CB,ĐV, nhất là về đạo đức, lối sống”.

Tình cảm sâu nặng của cán bộ, nhân dân tỉnh Hòa Bình đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Với 80 năm tuổi đời, gần 57 năm tuổi Đảng, giữ trọng trách quan trọng của đất nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, đặc biệt quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, là tấm gương mẫu mực, tận tụy, hết lòng vì công việc song rất gần gũi với quần chúng nhân dân. Cùng với cả nước, cán bộ và nhân dân tỉnh Hòa Bình xúc động bày tỏ sự kính trọng và niềm tiếc thương vô hạn đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo vĩ đại, một nhân cách lớn của dân tộc Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục