Những trận mưa lớn liên tiếp trên địa bàn tỉnh vừa qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Tại các khu vực lân cận đường tỉnh 435 thuộc xóm Ngòi, xã Suối Hoa (Tân Lạc), mưa lớn kéo dài đã xuất hiện tình trạng sạt lở đất, đá và sụt lún, nứt. Nhiều đoạn đường bị hư hỏng nặng phần nền, mặt đường nứt, gãy tạo thành những hố sâu gây nguy hiểm khi lưu thông. Đây là tuyến đường nối trung tâm thành phố Hòa Bình với các xã Thung Nai, Bình Thanh (Cao Phong) và xã Suối Hoa (Tân Lạc).


Do ảnh hưởng mưa lớn kéo dài gây sụt lún, sạt lở khiến khu vực nhà 8 hộ dân ở Khu tái định cư xóm Ngòi, xã Suối Hoa (Tân Lạc) bị hư hỏng và nguy cơ đe dọa tới tính mạng.

Theo UBND huyện Tân Lạc, tại xã Suối Hoa có 8 hộ, 36 nhân khẩu thuộc khu tái định cư xóm Ngòi bị ảnh hưởng do mưa lớn kéo dài gây sụt lún, sạt lở khiến nhu vực nhà của 8 hộ bị hư hỏng và nguy cơ đe dọa tới tính mạng.

Chị Bùi Thị Cúc, xóm Ngòi chia sẻ: Gia đình tôi được hỗ trợ chuyển về sống tại khu tái định cư từ năm 2010. Tính đến nay đã được gần 15 năm nhưng chưa bao giờ xảy ra tình trạng nặng nề như vậy. Mọi năm kể cả mưa to lắm cũng chỉ hơi lún nhẹ, còn năm nay dù đã được hàng xóm cùng các lực lượng của xã hỗ trợ kê gạch phần chân cột nhà nhưng tình hình vẫn không khá hơn là bao.

Ngay sau khi nhận thấy tình trạng sụt lún, chị Cúc cùng gia đình đã được chính quyền địa phương di chuyển đến khu vực sơ tán để đảm bảo an toàn. Chỉ khi trời sáng và khô ráo, chị mới dám quay trở về nhà để dọn dẹp đồ đạc và cho đàn gà, lợn ăn rồi lại đi ngay chứ không dám ở lại lâu.

Cũng thuộc diện tái định cư như gia đình chị Bùi Thị Cúc, gia đình bà Bùi Thị Hậu vừa khởi công xây dựng ngôi nhà mới từ cuối năm 2023 bằng số tiền tích cóp từ lâu với mong muốn an cư, lạc nghiệp. Bà Hậu nghẹn ngào: Gia đình tôi quyết tâm xây nhà mới để ổn định cuộc sống cũng như đảm bảo an toàn hơn so với căn nhà sàn gỗ trước kia. Tổng số tiền xây nhà đến nay đã hơn 1 tỷ đồng nhưng hơn một nửa là đi vay. Nhà chưa kịp hoàn thiện giờ đã phải di tản đi nơi khác.

Nhìn ngôi nhà mới xây được bà Hậu coi như "công trình để đời” bị tàn phá sau trận mưa lớn, nhiều vết nứt kéo dài ở các mảng tường không khỏi xót xa. Khuôn mặt bà Hậu rõ vẻ lo lắng, hoang mang.

Hiện nay, toàn bộ 8 hộ tại khu tái định cư xóm Ngòi đã di dời đến các nơi khác như nhà người quen, họ hàng; chính quyền địa phương đã hỗ trợ những hộ chưa có nơi ở tới khu vực mới cao hơn, nền đất vững hơn. Về sống chung với bà Hậu tại khu tạm là chị Đinh Thị Thi cũng nằm trong 8 hộ của xóm Ngòi thuộc diện di rời. Nơi ở tạm chỉ được dựng lên bởi các khung thép và được che phủ bằng những tấm bạt. Dù đã xiết chặt các tấm bạt quây kín 4 bề nhưng vẫn không thể ngăn những hạt mưa hắt vào bên trong. Mọi sinh hoạt hàng ngày của chị Thi và bà Hậu đều trong chỗ ở tạm vỏn vẹn hơn 10m2.

Chuyển khỏi vùng sạt lở để di chuyển đến khu tái định cư, cứ ngỡ mọi chuyện sẽ yên ổn hơn, thế nhưng khi cuộc sống đang dần ổn định, những nỗi ám ảnh về sạt lở quay trở lại với người dân khu tái định cư xóm Ngòi, xã Suối Hoa (Tân Lạc).

Hoàng Dương


Các tin khác


Tăng cường liên kết, thúc đẩy phát triển du lịch Hòa Bình – Hà Nội: Bài 1: Hòa Bình – điểm đến hấp dẫn với du khách Thủ đô

Nằm giáp ranh với Thủ đô Hà Nội, giao thông thuận tiện, khí hậu trong lành, bản sắc văn hóa các dân tộc phong phú, sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng… Hòa Bình là điểm đến hấp dẫn với người dân Hà Nội. Ở chiều ngược lại, Thủ đô văn hiến với dày đặc các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và nơi văn hóa hội tụ là điểm đến yêu thích của người dân Hòa Bình dịp cuối tuần. Tăng cường liên kết để thúc đẩy du lịch Hòa Bình – Hà Nội cùng tiếp tục phát triển nhanh, bền vững là yêu cầu đặt ra đối với cả 2 địa phương trong thời gian tới. 

 Bài 1: Hòa Bình – điểm đến hấp dẫn với du khách Thủ đô

Người Mường ở Thủ đô - không để “mất gốc” văn hóa: Bài 3 - Khai thác văn hóa thành nguồn lực phát triển Thủ đô

Nhỏ bé nhưng đậm bản sắc, số lượng ít nhưng giàu sức mạnh nội sinh. Cộng đồng người Mường ở Thủ đô đã cùng nhau gìn giữ cái gốc văn hóa bền chặt để tự tin hòa nhập vào nền văn hóa rực rỡ của Hà Nội. Không những thế, các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc đang được khai thác đúng hướng để trở thành nguồn lực phát triển Thủ đô "văn hiến - văn minh - hiện đại”.

Người Mường ở Thủ đô - không để “mất gốc” văn hóa: Bài 2 - Giữ gìn bản sắc, củng cố sức mạnh nội sinh

Vào chiều Chủ nhật hàng tuần, tiếng chiêng Mường lại vang lên trong không gian quen thuộc của nhà văn hóa thôn 5, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất (Hà Nội). Các thành viên Câu lạc bộ (CLB) Văn hóa - văn nghệ - thể dục thể thao người cao tuổi thôn 5 say sưa truyền dạy cho nhau cách đánh chiêng. Từ cách cầm chiêng, đánh dùi thế nào để phát ra thanh âm đẹp, đến cách phân nhịp và cảm thụ âm thanh, cách phân biệt làn điệu chiêng Mường so với loại hình cồng chiêng của dân tộc khác… Gần 14 năm nay, đây là nội dung sinh hoạt đã kết nối các thành viên và tạo bản sắc cho CLB.

Người Mường ở Thủ đô - không để “mất gốc” văn hóa: Bài 1 - Về nơi văn hóa hội tụ

Ngày 01/8/2008 là dấu mốc lịch sử quan trọng của Thủ đô Hà Nội khi Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội khóa XII về điều chỉnh địa giới hành chính TP Hà Nội và một số tỉnh liên quan chính thức có hiệu lực. Đây là lần điều chỉnh quy mô lớn nhất, tính chất và ý nghĩa đặc biệt nhất trong suốt chiều dài nghìn năm lịch sử của Thăng Long - Hà Nội. Như suối nhỏ hòa vào dòng sông, 4 xã: Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình được sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội đến nay đã 16 năm. Tự hào trở thành công dân Hà Nội và góp phần mở rộng cộng đồng dân tộc Mường nơi đây, những người Mường ở Thủ đô đã cùng nhau hiện thực hóa một quyết tâm: Không để "mất gốc” văn hóa.

Tìm giải pháp cấp nước sạch cho thị trấn Đà Bắc: Bài 2 - Phấn đấu cấp nước cho người dân trước năm 2025

Nghị quyết số 04-NQ/ĐH, ngày 03/10/2020 của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và kế hoạch cụ thể hóa của UBND tỉnh đưa ra chỉ tiêu tỷ lệ dân số đô thị sử dụng nước hợp vệ sinh năm 2025 đạt 100%.

Tìm giải pháp cấp nước sạch cho thị trấn Đà Bắc: Bài 1 - Người dân chờ nước sạch 18 năm

Nhà máy nước thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được xây dựng năm 2006 từ nguồn vốn ngân sách, hoàn thành năm 2007, mới hoạt động khoảng 2 tháng thì giếng khoan bị sụt, chất lượng nước không đảm bảo. Từ đó đến nay, người dân thị trấn Đà Bắc vẫn chưa được dùng nguồn nước từ công trình. Thị trấn Đà Bắc là địa phương duy nhất trong tỉnh người dân chưa được tiếp cận nguồn nước sinh hoạt đảm bảo. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục