Sinh sống ở vùng đặc biệt khó khăn và có xuất phát điểm thấp, nhưng bằng sự nỗ lực, học hỏi, dám nghĩ, dám làm, không ít đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã "đánh thức" các đặc sản của địa phương, tài nguyên bản địa để tạo ra những sản phẩm chất lượng. Họ chính là những "bà đỡ” biến nông sản thành hàng hóa, góp phần khai thác lợi thế, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp và tạo việc làm cho lao động địa phương.
Hợp tác xã nông nghiệp Bản Dao - Thống Nhất, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) sản xuất tinh dầu sả chanh, tạo đầu ra ổn định cho cây sả.
"Khởi nghiệp ở tuổi 65 chưa bao giờ là muộn"
"Khi phụ nữ làm chủ” là một chương trình truyền hình thực tế do Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất nhằm phát triển sáng kiến "Phụ nữ Việt tự tin làm kinh tế", mục tiêu truyền cảm hứng cho hàng triệu phụ nữ Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Bình, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp bản Dao - Thống Nhất (phường Thống Nhất, TP Hoà Bình) tham gia chương trình với dòng sản phẩm tinh dầu sả chanh đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Xem chương trình, có lẽ ít người biết người phụ nữ làm chủ ấy nay đã bước qua tuổi 70 và hành trình làm chủ của bà bắt đầu khi đã ở tuổi 65.
Trở về từ chương trình "Khi phụ nữ làm chủ", bà lại tất bật chuẩn bị hàng để tham gia Hội chợ thương mại du lịch quốc tế Việt - Trung (Lạng Sơn 2024) vào đầu tháng 12/2024. Dù đã có tuổi nhưng bà Bình vẫn tự mình đưa hàng và thuyết trình giới thiệu tại các hội chợ xúc tiến đầu tư. Bà tâm sự: "Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cùng già ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ" là câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà tôi thích nhất. Chính câu nói ấy đã truyền cảm hứng cho tôi. Vì vậy tôi chưa bao giờ cho là muộn khi khởi nghiệp ở tuổi 65 và cũng chưa dừng lại dù ở tuổi 70 nếu sức khoẻ còn cho phép.
Nói về cơ duyên khởi nghiệp, bà Bình chia sẻ: Phụ nữ bản Dao là những người chịu khó, hay làm. Nhận thấy cây sả dễ trồng, chịu được đất cằn và có đầu ra tương đối ổn định, chị em đã phát triển khá mạnh diện tích trồng sả. Tuy nhiên, bà con chủ yếu bán sả cho các tư thương để làm gia vị. Vì vậy nhiều thời điểm, người trồng sả điêu đứng do phụ thuộc vào tư thương. Đỉnh điểm năm 2015, giá sả thấp kỷ lục, không ít người trồng sả đắng cay tự tay đốt bỏ cây sả. Là chi hội trưởng chi hội phụ nữ và là giám đốc 1 HTX nông nghiệp quy tụ 20 thành viên đều là phụ nữ DTTS, tôi quyết tâm mày mò học hỏi, quyết định đầu tư máy móc để chiết xuất tinh dầu sả, mong muốn có thể bao tiêu toàn bộ đầu ra cho cây sả tại địa phương với mức giá ổn định.
Năm 2019, bà Bình mạnh dạn tham gia cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo "Phụ nữ và tương lai của nền kinh tế xanh” với ý tưởng "trồng và chế biến tinh dầu sả theo chuỗi giá trị nhằm cung cấp các sản phẩm an toàn cho người sử dụng, thân thiện với môi trường”. Sau khi đoạt giải và tham dự ngày hội khởi nghiệp toàn quốc, ý tưởng của bà được Hội LHPN tỉnh trao hỗ trợ 150 triệu đồng. Từ tiền hỗ trợ cùng vốn góp của các thành viên và vốn vay ngân hàng, HTX đầu tư dây chuyền chưng cất tinh dầu sả hiện đại với tổng chi phí khoảng 500 triệu đồng. Chất lượng tinh dầu nâng lên, HTX cũng được hỗ trợ nhãn mác sản phẩm, bà Bình chính thức khởi nghiệp từ đó với dòng sản phẩm tinh dầu sả chanh. Năm 2021, sản phẩm tinh dầu sả chanh của HTX nông nghiệp bản Dao - Thống Nhất được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Đến nay, HTX mở rộng diện tích trồng sả lên hơn 150ha và phát triển thêm nhiều loại sản phẩm mới. HTX có hơn 80 thành viên, chủ yếu là đồng bào DTTS. Thu nhập bình quân thành viên đạt khoảng 5 - 6 triệu đồng/người/tháng, nhiều hộ nghèo, hộ hoàn cảnh khó khăn đã vươn lên ổn định cuộc sống.
Nông nghiệp luôn là trụ đỡ bền vững nhất
Cũng như bà Bình, chị Bùi Thị Mơ, Giám đốc HTX nông nghiệp hữu cơ Mơ Đức Hoà Bình (thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn) chưa từng có ý định khởi nghiệp. Hai vợ chồng vốn là nhân viên kinh doanh của một doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh với thu nhập ổn định. Tuy nhiên, năm 2020 dịch Covid-19 bùng nổ, chị nhận thấy ảnh hưởng đại dịch, nhiều công ty phá sản hoặc đóng cửa, nhưng những ngành như sản xuất, chế biến nông sản không bị ảnh hưởng nhiều, cho thấy nông nghiệp vẫn là trụ đỡ vững chắc nhất của nền kinh tế. Từ đó chị quyết định chuyển hướng sang lĩnh vực nông nghiệp.
Mô hình nuôi ốc nhồi tự nhiên của Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Mơ Đức Hoà Bình, thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) được nhiều nông dân trong tỉnh tham quan, học tập kinh nghiệm.
"Tìm hiểu về nông sản tôi phát hiện có một loại thực phẩm nhiều người thích nhưng không có ở các chợ đầu mối cũng như siêu thị. Đó là các sản phẩm từ ốc nhồi tươi sống hoặc ốc nhồi sơ chế", chị Mơ cho biết. Tìm ra "khoảng trống thị trường", chị bàn với chồng nuôi ốc thương phẩm hoàn toàn tự nhiên để cung cấp đến khách hàng. "Những ngày đầu không đơn giản vì chúng tôi không có kỹ thuật, ốc chết khá nhiều. Vừa nuôi vừa đi học hỏi kinh nghiệm, tôi dần nắm được kỹ thuật nuôi, từ đó ốc sinh trưởng tốt hơn. Sau nhiều tháng nỗ lực, tôi đã gây dựng thành công 2 ao nuôi ốc thương phẩm, các sản phẩm ốc nhồi được đón nhận tích cực tại thị trường TP Hoà Bình, Hà Nội", chị Mơ chia sẻ.
Nhận thấy nếu tự nuôi trồng thì chỉ có thể đáp ứng các đơn hàng nhỏ lẻ, khó xây dựng thương hiệu, hai vợ chồng chị Mơ quyết định bỏ công việc ở thành phố về quê kết hợp các hộ có ao thành lập trại ốc, cùng nuôi ốc thương phẩm với quy trình nuôi trồng hoàn toàn tự nhiên. Năm 2022, trại ốc mạnh dạn mang trứng ốc lác từ Thái Lan về để ấp, nuôi thử ở môi trường, nguồn nước, khí hậu tại huyện Lạc Sơn và nhân giống ốc lác Thái thành công.
Sau 4 năm nuôi trồng, nhân giống, chị Mơ quyết định xây dựng trại ốc theo mô hình HTX và HTX nông nghiệp hữu cơ Mơ Đức Hòa Bình được thành lập ngày 17/8/2023. HTX có 7 thành viên, diện tích ao nuôi hơn 1,4ha. HTX cũng liên kết với 21 hộ đồng bào DTTS tham gia quy trình nuôi ốc thương phẩm tự nhiên. Thành công với mảng nuôi trồng, chị ấp ủ xây dựng chuỗi sản xuất các sản phẩm từ ốc. Bằng sự nỗ lực, tìm tòi, HTX đã sản xuất thành phẩm chả ốc nhồi, ốc lác và các sản phẩm ốc sơ chế, hiện được UBND huyện Lạc Sơn làm thủ tục công nhận sản phẩm OCOP 3 sao.
Thích ứng để thành công
Toàn tỉnh hiện có gần 600 doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác do người DTTS làm chủ; có 158 sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao trở lên, trong đó nhiều sản phẩm bắt nguồn từ những đặc sản của địa phương và do đồng bào DTTS làm chủ. Bên cạnh các sản phẩm nông sản, nhiều HTX do đồng bào DTTS làm chủ đã khéo léo khai thác tri thức dân gian về dược liệu để tạo ra các sản phẩm cao dược liệu được nhiều người tin dùng.
Xây dựng sản phẩm chất lượng, nhiều hộ đồng bào DTTS cũng tiên phong chuyển đổi số để quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Chị Bùi Thị Ánh Tuyết, Giám đốc HTX Tuyết Nhi, xã Cao Dương (Lương Sơn), chủ thể của 2 sản phẩm OCOP 4 sao (cao xạ đen và cao cà gai leo Tuyết Nhi) cho biết: Nếu như trước đây, việc quảng bá sản phẩm chỉ được thực hiện trực tiếp tại các hội thảo, hội chợ giới thiệu sản phẩm, những năm gần đây, chúng tôi đã tận dụng các nền tảng số như zalo, facebook, youtube, tiktok, shopee... để đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến đông đảo khách hàng. Ban đầu có khó khăn nhưng đây là xu hướng tất yếu mà HTX nào cũng phải thích ứng trong điều kiện hiện nay nếu như muốn phát triển.
Đến nay, tỉnh Hoà Bình đã có 4.195 sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, đứng thứ 4/25 các tỉnh miền Bắc và đứng thứ 5 toàn quốc; có 12.345 giao dịch thành công, đứng thứ 18/25 các tỉnh miền Bắc và đứng thứ 28 toàn quốc. Để tiếp tục mở rộng kiến thức, kỹ năng cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi, các xã vùng đồng bào DTTS đã chủ động tham gia chương trình "hỗ trợ thiết lập các điểm hỗ trợ đồng bào DTTS ứng dụng công nghệ thông tin tại xã để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự”, cùng với đó là mô hình "hỗ trợ xây dựng và duy trì chợ sản phẩm trực tuyến vùng đồng bào DTTS và miền núi”.
(Còn nữa)
Đinh Hoà - Đỗ Hà
Ngay khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, để bảo vệ và củng cố những thành quả cách mạng đã đạt được, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã ban hành hàng loạt sắc lệnh để quản lý, xây dựng đất nước. Đáng lưu ý trong đó có Sắc lệnh số 65, ngày 23/11/1945 - Sắc lệnh đầu tiên về bảo tồn di sản văn hóa. Nói về vấn đề bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, nhiều lần Người nhấn mạnh phải "chú ý phát huy cốt cách dân tộc”. Tư tưởng xuyên suốt của Bác đó là không thể tách rời việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc với phát triển kinh tế - xã hội của nước nhà. Thấm nhuần lời dạy của Người, nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình, đặc biệt là lực lượng nghệ nhân đã tích cực tìm tòi, sưu tầm, truyền dạy để thiết thực bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Đất nước ta từ xưa đến nay có truyền thống tương thân tương
ái, lá lành đùm lá rách. Điều này đã đi vàotiềm thức của mỗi người dân Việt Nam. Dù trong bất cứ bối cảnh lịch sử
nào của đất nước thì nhân dân ta vẫn luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, sẻ chia,
cùng giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, hoạn nạn. Tiếp nối truyền thống tốt đẹp
của dân tộc, trong nạn đói năm 1945, Bác Hồ đã khởi xướng, đề xuất và gương mẫu
thực hiện phong trào "Hũ gạo cứu đói”, với nghĩa cử cao đẹp mỗi tuần nhịn ăn
một bữa. Tấm gương về đạo đức, tình cảm, nhân cách chan chứa yêu thương con
người của Bác đã và đang lan tỏa sâu rộng, được nhân dân tỉnh Hòa Bình tích cực
noi theo.
"Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của Nhân dân”. Lời dạy của Bác trong bản Di chúc đến nay luôn có ý nghĩa, giá trị đặc biệt quan trọng đối với mỗi cán bộ, đảng viên (CBĐV). Học Bác tinh thần "mỗi CBĐV là người đầy tớ trung thành của Nhân dân”, đội ngũ CBĐV, công chức, viên chức (CCVC) tỉnh Hoà Bình tích cực tìm tòi, đổi mới, sáng tạo để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc. Đặc biệt là nghiêm túc, cầu thị sửa đổi lề lối làm việc, nêu cao tinh thần trách nhiệm, xây dựng chính quyền vì nhân dân phục vụ theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là "Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và trách nhiệm với dân”.
Một trong những di sản quý báu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho hậu thế là tác phẩm: "Cần, kiệm, liêm, chính” gồm 4 bài báo với bút danh Lê Quyết Thắng đăng trên Báo Cứu Quốc các số ra ngày 30/5, 31/5, 1/6 và 2/6/1949. Trong đó Người nhấn mạnh: "Việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm. Việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh” và "Mỗi ngày cố làm một việc lợi cho nước (lợi cho nước tức là lợi cho mình), dù là việc nhỏ, thì một năm ta làm được 365 việc. Nhiều lợi nhỏ cộng thành lợi to… thì nước ta nhất định mau giàu, dân ta nhất định nhiều hạnh phúc”. Khắc sâu lời dạy của Người, nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình, từ thanh niên đến người cao tuổi, từ nông dân đến trí thức… đã nỗ lực "mỗi ngày làm một việc tốt” nhỏ bé mà ý nghĩa thiết thực để cùng chung tay xây dựng bản làng, quê hương. Hàng nghìn tấm gương gần gũi, bình dị là điển hình trên tất cả các lĩnh vực, đời sống đã góp phần lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác trên đất Mường Hòa Bình.
Trước những thay đổi mạnh mẽ của các cuộc cách mạng khoa học, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (TP Hòa Bình) đã có bước đột phá trong đổi mới phương pháp giáo dục - vận dụng STEAM và nghiên cứu khoa học định hướng học sinh phát triển tư duy sáng tạo, vận dụng kiến thức đã học tạo ra các sản phẩm hữu ích mang tính ứng dụng cao, tạo chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
Trong thời đại toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ trên các lĩnh vực đời sống, các quốc gia đều đứng trước những thử thách, trong đó có công tác giáo dục. Do vậy cần xây dựng chiến lược giáo dục tổng thể để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nhận thức rõ điều đó, Đảng uỷ Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (TP Hòa Bình) với sự lãnh đạo, chỉ đạo linh hoạt, năng động, sáng tạo đã xây dựng được mô hình đổi mới giáo dục theo hướng hiện đại trong giai đoạn vừa qua, làm tiền đề cho các năm tiếp theo.