Ngày hội tòng quân chống Mỹ ở Lạc Sơn. ảnh: tư liệu.

Ngày hội tòng quân chống Mỹ ở Lạc Sơn. ảnh: tư liệu.

(HBĐT) - Sau hơn 10 năm gặp cụ Nguyễn Văn Hậu, nguyên Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UB Hành chính tỉnh để lấy tư liệu viết về ngày giải phóng miền Nam (30-4), câu chuyện của cụ không còn sôi nổi, tràn ngập ký ức như trước nhưng những năm tháng Hoà Bình cùng cả nước lên đường đánh Mỹ vẫn được nhắc lại với sự trân trọng. Trong đó có hình ảnh một Hoà Bình với tình cảm keo sơn, kết nghĩa Hoà Bình - Gia Định trong những năm 60 của thế kỷ trước được cụ nhắc tới từ hình ảnh của người con miền Nam: bà Hồ Thị Bi, bác Tô Ký... những nhân chứng một thời hào hùng đó.

 

Những năm cả nước lên đường đánh giặc Mỹ xâm lược, phong trào “vì miền Nam ruột thịt” hoà cùng với các phong trào khác như phụ nữ “Ba đảm đang”, thanh niên “Ba sẵn sàng” có một phong trào mang đậm nghĩa tình Bắc- Nam, đó là sự kết nghĩa của các tỉnh, thành miền Bắc với các tỉnh thành miền Nam đang còn trong máu lửa. Trong nhịp chuyển của cả miền Bắc với tinh thần “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, Hoà Bình đã có những hành động hết sức thiết thực vì Gia Định, vì miền Nam thân yêu...Trong ký ức của nhiều CCB ở các huyện Kim Bôi, Lạc Sơn, Lương Sơn, thành phố Hoà Bình…giai đoạn lịch sử sôi sục đó, những thanh niên từ các bản làng Hoà Bình tòng quân hội tụ dưới bóng rừng ở ân Nghĩa, Yên Nghiệp (Lạc Sơn) mang tên Tiểu đoàn Hoà Bình II (phiên hiệu 493), Tiểu đoàn III ( phiên hiệu 494). Họ hăng say tập luyện trên thao trường nhưng tâm tư đang hướng về tiếng súng đang nổ ở miền Nam. Nóng lòng ra trận bởi lời hiệu triệu của Bác Hồ “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” bởi miền Nam đang sống trong ách kìm kẹp của Mỹ - nguỵ. Bởi cũng ở tuyến đầu,  tiểu đoàn I Hoà Bình (phiên hiệu 356, lên đường đầu năm 1968) cũng đã và đang thực hiện nhiệm vụ của mình khiến những chiến sĩ lớp sau không khỏi nóng lòng. Ngày lên đường cũng đến (31/2/1969). Những chiến sĩ vừa vào quân ngũ năm nào, nay chững chạc, vững vàng trong màu áo chiến sĩ. Họ bịn rịn, lưu luyến cầm tay bà con, người thân cùng bước chân mạnh mẽ hướng về phía trước với  quyết tâm đánh giặc, giải phóng miền Nam. Trong buổi chia tay này, cụ Nguyễn Văn Hậu (Chủ tịch Uỷ ban Hành chính tỉnh lúc đó) thay mặt Tỉnh uỷ, Uỷ ban Hành chính tỉnh và các đoàn thể phát biểu, động viên con em Hoà Bình: Các đồng chí lên đường đi chiến đấu vì miền Nam ruột thịt, vì Gia Định thân yêu. Cho nên đi chiến đấu là chiến thắng... Sau lễ ra quân này, Tiểu đoàn II chiến đấu ở B2 miền Đông Nam Bộ, Tiểu đoàn III chiến đấu ở chiến trường B4, B5, suốt một dải đất miền Trung nắng gió, đạn lửa... Những cán bộ cốt cán của Tiểu đoàn Hoà Bình nay vẫn được nhiều chiến sĩ nhắc đến với sự trân trọng như các đồng chí Đinh Văn Bút, Huỳnh Sông Nghệ, Nguyễn Việt Đức, Phan Quang Vấn, Nguyễn Văn Thận, Nguyễn Ngọc Đành...Mỗi dịp 30/4, nghe lại bài hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, nhiều chiến sĩ của tiểu đoàn bồi hồi nhớ lại những năm tháng oanh liệt đó...

Vì miền Nam, vì Gia Định, đồng bào các dân tộc Hoà Bình nơi hậu phương luôn vững “ tay cày, tay súng” hăng say sản xuất và chiến đấu. Các trận địa phòng không kiên cường lập công như sự đáp lời với những chiến công của chiến sĩ nơi tiền phương. Dân quân xã Liên Hoà (Lạc Sơn) dùng súng bộ binh phối hợp với bộ đội chủ lực bắn rơi một máy bay phản lực Mỹ; dân quân xã Trung Thành (Đà Bắc), Thu Phong (Cao Phong) cũng thi đua bắn rơi máy bay giặc. Trong những ngày Hà Nội đánh trận “Điện Biên Phủ trên không”, quân - dân Hợp Hoà (Lương Sơn) cùng lưới lửa của bộ đội bắn rơi trực thăng, bắt sống giặc lái Mỹ... Các miền quê trong tỉnh cũng thi đua lập công, góp phần vào sự thắng lợi của 2 miền. Nhiều điển hình trong lao động - sản xuất xuất hiện trong phong trào “vì Gia Định thân yêu”. HTX Thịnh Lang (TPHB) phát động đợt thi đua đào đắp “mương Củ Chi” dẫn nước về cánh đồng Mộ đạt 5 tấn thóc/năm. Hướng tới những hành động thiết thực vì Gia Định, huyện Mai Châu cũng phát động trồng cây, gây rừng tạo màu xanh cho quê hương...

 

Mỗi miền quê ở Hoà Bình vẫn còn lưu đọng khí thế, nhiệt huyết sôi nổi cùng những hành động vì miền Nam, vì Gia Định kết nghĩa. Hình ảnh bà Hồ Thị Bi, cùng cây đa mà bà đã trồng ở ngã ba Hùng Tiến (Kim Bôi) vẫn còn trong tâm trí bao người. Nữ đại biểu Quốc hội được nhân dân Hoà Bình bầu, mỗi lần về Hoà Bình được coi như người con của Hoà Bình. Cùng với thiếu tướng Tô Ký, Tư lệnh Quân khu 3, cùng nhiều cán bộ, chiến sĩ Gia Định khác, các bác như là sứ giả của đồng bào Gia Định hiện hữu trên đất Hoà Bình mến khách, thủy chung, son sắt... Sau sự kiện ngày 30/4, lần đầu tiên Đoàn nghệ thuật các dân tộc tỉnh Hoà Bình đã có những đêm diễn đáng nhớ tại mảnh đất Sài Gòn - Gia Định…

 

Mỗi sự kiện, dấu mốc, mỗi việc làm của một thời Hòa Bình-Gia Định không thể nào bị quên lãng. Ngày 30/4/1975 được chắp nối từ ngàn vạn đóng góp, mồ hôi, sự hy sinh, mất mát của hàng triệu con người Việt Nam và bạn bè quốc tế. Trong đó có sự đóng góp từ quê hương Hòa Bình.

 

                                                                                   Văn Tưởng

 

 

Các tin khác


Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục