(HBĐT) - Thay cho ánh mắt đờ đẫn, vô hồn là sự tinh nhanh hoạt bát. Lấp đầy những cơn ngáp vặt là nụ cười trẻ trung, mãn nguyện. Quả thực, nếu không được ông Trần Trọng Viên, Chủ tịch Hội CCB, kiêm đội trưởng đội hoạt động xã hội tình nguyện xã Tử Nê (Tân Lạc) nói trước thì chắc chắn chúng tôi không thể biết rằng người đàn ông ngồi trước mặt đã từng là một con nghiện “có số có má” không chỉ ở xóm Chùa mà còn là một trong những con nghiện có thâm niên nhất của huyện Tân Lạc.
(HBĐT) - Trong suốt nhiều năm, người dân xã Mường Chiềng (Đà Bắc) và cả ngành y tế tỉnh không thể đoán bệnh, đặt tên cho căn bệnh bong tróc da mà gần chục người mắc là căn bệnh gì. Và cũng ngần ấy năm cả đông y lẫn tây y đều bó tay. Cứ vậy những đứa trẻ mắc bệnh cứ âm thầm lớn lên trong nỗi đau đớn tột cùng và sự méo mó về nhân dạng và sự bất lực của ngành y tế các cấp.
(HBĐT) - Trong những lần đi thăm viếng những chiến sĩ công an hy sinh trong cuộc chiến với ma túy, hình ảnh người mẹ nhỏ lệ làm chúng tôi cảm động nhất. Đôi mắt họ đờ đẫn khi nhìn thấy đứa con mang nặng đẻ đau đã ngã xuống vì cuộc chiến chưa có hồi kết này.
(HBĐT) - 10 năm gắn bó với Hòa Bình theo chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh. 10 năm kỹ sư Đặng Văn Cương cùng các cộng sự nếm trải vượt qua biết bao chông gai, trắc trở kiên định thực hiện các dự án phát triển công nghiệp trên địa bàn 2 xã Thành Lập, Trung Sơn ( Lương Sơn). Anh quan niệm, may mắn - thành quả sẽ đến với ai biết tìm cách vượt qua khó khăn và nỗ lực không ngừng.
(HBĐT) - Khó kể hết những gian nan mà người dân xóm Rú 4, Rú 5, Rú 6 và xóm Mừng của xã Xuân Phong (Cao Phong) nếm trải khi tuyến đường liên xóm trước đây đơn thuần đường đất, ngày nắng bụi lầm, ngày mưa trơn trượt, lầy lội. Nhiều đoạn dốc đã vậy theo chiều thẳng đứng, đá nhỏ, đá to lổn nhổn, xe đạp, xe máy, ô tô xuôi dốc đã khó, leo ngược càng khó hơn...
(HBĐT) - Anh Đồng Văn Thái ở xóm Trung Thành A, xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) tâm đắc: Các anh cứ nghĩ tới cảnh nông thôn, đi làm đồng về, nắng nóng mệt mỏi phải vào bếp nhóm lửa để nấu nước, cơm, canh... Còn trường hợp ngược lại, vào bếp, bật gas lên cứ thế mà nấu nướng, còn gì hơn nào! Mấy năm nay, nhờ dự án khí sinh học mà mọi việc của gia đình anh nhàn hơn...
(HBĐT) - Nếu lên bản Nước Ruộng, xã Nam Thượng (Kim Bôi) vài năm trước, chẳng mấy ai khỏi chạnh lòng về một “cổng trời” với những thứ không như: không điện, không đường, không trường… Nước Ruộng ngày đó gần như biệt lập với thế giới bên ngoài. Tưởng như cái đói, nghèo cứ đeo bám lấy người dân nhưng hôm nay khi trở lại, chúng tôi được chứng kiến những bước chuyển mình, người dân Nước Ruộng đã biết vươn lên làm kinh tế để thoát nghèo, thoát dần khỏi cuộc sống lam lũ xưa kia .
(HBĐT) - Giữa cuộc sống hối hả với bao sức hút của những luồng văn hóa mới, nơi thung lũng mờ sương Mai Châu vẫn có những con người bình dị ngày đêm miệt mài, say sưa với nét chữ Thái truyền thống. Với họ, nếu mất đi tiếng nói và chữ viết của dân tộc, chẳng khác nào đã đánh mất chính sự tồn tại của dân tộc mình.
(HBĐT) - Thời những năm 90 của thế kỷ trước, Phú Minh như đảo nổi, các xóm tách biệt nhau mỗi khi nước xả lũ sông Đà tràn về. Ngày đó, đứng ở trên triền đê, nhìn những bông lúa cố vươn lên khỏi mặt nước đỏ lừ, còn bà con đang hối hả dầm mình trong nước để mong giành lại những hạt thóc đẫm nước, ai cũng chạnh lòng.
(HBĐT) - Xóm Cóc, xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc) được biết đến bởi nhiều điểm đặc trưng: chưa có điện, con đường độc đạo xuống xã mấp mô, trơn trượt, thường xuyên bị cô lập vào mùa mưa. ốm đau không có cơ sở y tế để chữa trị, trẻ em đi học chữ có khi phải dậy từ sớm tinh mơ để vượt qua 4 km đường rừng ... Thế nhưng, đây lại là nơi tụ hội lòng tin của dân vào Đảng, nơi con người sống với nhau chan chứa tình yêu thương.
(HBĐT) - Chỉ đến khi được nghe ông Khà Phúc Dằng, Bí thư Huyện ủy Mai Châu khẳng định: "Những vụ thảm sát xảy ra liên tiếp ở đồn Đồng Uống (xã Mai Hạ) do giặc Pháp lập trong những năm 1947 - 1949 làm khoảng hơn 100 người dân Mai Châu, Thanh Hóa và các tỉnh lân cận bị giết", chúng tôi mới dám tin đó là sự thật.
(HBĐT) - Hơn một năm nay, những ngày nghỉ cuối tuần luôn có ý nghĩa đặc biệt đối với chị Bùi Thị Lan, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn). Vào những ngày này, tạm gác lại công việc Hội, không bận rộn với mùa màng, chị Lan vượt hơn 20 km đường đèo, dốc để tham gia lớp học đặc biệt nơi vùng cao Ngọc Sơn. Đó là lớp văn hóa - nghề do trường TH Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh tổ chức.
(HBĐT) - Tháng bảy, đất trời Hòa Bình như cô gái đỏng đảnh. Đang nắng chang chang là thế bỗng sập mưa. Người phụ nữ ở tuổi ngoài 40 có khuôn mặt tròn và nhân hậu ngồi bên tôi, nhìn mưa giăng giăng cứ thở dài. Chị Phạm Thị Nhuận, Giám đốc Công ty cổ phần thương mại Định Nhuận thổ lộ nỗi lo lắng:
(HBĐT) - Ông 72 tuổi, “Cái tuổi nó đuổi xuân đi”. Ôm trong mình nỗi đau màu da cam suốt 35 năm qua, người lính pháo binh ấy chưa bao giờ thấy mình là người bất hạnh, càng không cho rằng mình là nạn nhân khốn khổ của chiến tranh. Từ trước đến nay, ông chấp nhận mọi cái giá trong cuộc đời bởi ông luôn sống lạc quan và trái tim lúc nào cũng nghêu ngao những vẫn thơ biết hát…
(HBĐT) - Người ta gọi ông là “ông vua “giảo cổ lam, báo chí ca ngợi ông làm rạng danh xứ Mường, tò mò, tôi đã ngược dốc Tày Măng tìm đến xã Tu Lý – Đà Bắc để được gặp ông. Khác với mỹ từ "ông vua”, Bùi Đắc Quang, Giám đốc công ty TNHH Hoàng Tùng - người làm nên thương hiệu giảo cổ lam Ba Tri nổi tiếng thực tế là một CCB đã cống hiến hết những năm tháng tuổi trẻ cho chiến trường và với ông, tìm được giảo cổ lam đơn giản đó là cơ duyên trời ban và ông làm tất cả cũng chỉ muốn tri ân cuộc đời.