Trong chuyến về nguồn tại tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi có dịp viếng thăm một địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng - Khu di tích lịch sử quốc gia "Địa điểm lưu niệm các thanh niên xung phong (TNXP) Đại đội 915 hy sinh vào tháng 12/1972” (Khu di tích 915) tại ga Lưu Xá, nay thuộc phường Gia Sàng, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Nơi đây lưu giữ những chứng tích tội ác chiến tranh mà đế quốc Mỹ đã gây ra trên đất nước ta, cũng là nơi viết nên bản hùng ca bất tử của 60 TNXP Đại đội 915 thuộc Đội 91 tỉnh Bắc Thái.
Trên cơ sở đánh giá toàn diện kết quả chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại, UBND tỉnh đã đưa ra các giải pháp, mục tiêu phấn đấu nâng chỉ số PAR Index năm 2024 xếp hạng cao hơn năm 2023, từng bước cải thiện vị trí những năm tiếp theo.
Năm 2023, Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh đạt 86,76%, tăng 0,46% so với năm 2022 nhưng giảm 12 bậc theo thứ tự xếp hạng. Xác định CCHC là nhiệm vụ lớn, ngoài sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo (BCĐ) CCHC tỉnh, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Tỉnh chỉ đạo các cấp, ngành, huyện, thành phố tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp để cải thiện, nâng cao chỉ số CCHC năm 2024 và những năm tiếp theo.
Bài 2 - Tiếp tục "Vì nhân dân dân phục vụ”
Từ năm 2019 đến nay, lực lượng Công an chính quy về xã đã nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, bám sát địa bàn, gần dân, trọng dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, dựa vào dân, phát huy tốt vai trò là chỗ dựa cho nhân dân, triển khai nhiều biện pháp đảm bảo và giữ vững an ninh trật tự (ANTT), góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Hơn 4 năm qua, với chủ trương đưa Công an chính quy về xã của Bộ Công an, lực lượng Công an chính quy trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực bám địa bàn, phát huy tốt vai trò là chỗ dựa tin cậy của quần chúng nhân dân, giữ vững ổn định tình hình an ninh trật tự (ANTT); đồng thời triệt phá nhiều vụ việc, cảm hóa nhiều đối tượng lầm lỡ nhằm từng bước chuyển hóa địa bàn trọng điểm và khẳng định được hiệu quả mô hình Công an xã chính quy, tạo dấu ấn tốt đẹp trong lòng nhân dân.
Bài 3 - Động lực cho Mo Mường "cất cánh"
Nhằm lưu giữ, phát triển những giá trị văn hoá đặc sắc của Mo Mường, tỉnh Hoà Bình xác định Mo Mường là di sản văn hoá (DSVH) cần bảo tồn và phát huy (BT&PH) trong đời sống cộng đồng và đưa vào từ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020. Trong đó, nêu rõ nhiệm vụ: ... Xây dựng lộ trình lập hồ sơ khoa học trình Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận Mo Mường là DSVH phi vật thể của nhân loại. Để thực hiện mục tiêu đề ra, vượt qua nhiều khó khăn, tỉnh Hòa Bình phối hợp với các tỉnh bạn đã hoàn thành có chất lượng bộ hồ sơ di sản Mo Mường trình UNESCO.
Bài 2 - Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Mo Mường
Trước thực tế Mo có nguy cơ mai một, các nghệ nhân ngày càng lớn tuổi, không gian diễn xướng dần thu hẹp, tỉnh Hòa Bình đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy (BT&PH) giá trị di sản văn hóa (DSVH) Mo Mường. Ở từng địa phương, tùy theo điều kiện đã có những việc làm cụ thể để "giải cứu” những áng Mo Mường.
Hòa Bình là vùng đất có cư dân bản địa dân tộc Mường chiếm trên 63% dân số. Theo dòng chảy thời gian, dân tộc Mường đã sáng tạo và lưu giữ được nền văn hóa phong phú, đa dạng. Trong nền văn hóa đó có một loại hình nổi bật, độc đáo, có giá trị nhân văn sâu sắc đó là Mo Mường. Những năm qua, tỉnh đã có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Mo Mường. Hiện nay, Chính phủ đã gửi hồ sơ Mo Mường để trình, xét ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO cần bảo vệ khẩn cấp. Đưa di sản Mo Mường vươn tầm thế giới.
Đất nước thống nhất, sứ mệnh của đường mòn Trường Sơn đã hoàn thành. Nhưng một ước muốn lại cháy bỏng, đó là phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử này trong phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Ước vọng đó thành hiện thực khi ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh.
Trong số hơn 10 vạn bộ đội và hơn 1 vạn thanh niên xung phong ở đường Trường Sơn huyền thoại, nữ chiến sỹ chiếm số lượng trên 10%, lúc cao nhất có gần 2 vạn nữ chiến sỹ. Nhiều cô gái ra trận đã hy sinh ở tuổi mười tám đôi mươi, với những ước mơ, dự định còn dang dở.
65 năm trước, Đường Trường Sơn kết nối hai miền Bắc, Nam đi vào lịch sử như một kỳ tích của dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Đến Hà Giang mà chưa đi cao nguyên đá Đồng Văn, chưa ăn miếng thịt to, chưa uống bát rượu đầy, chưa ăn bát cháo độc dược... thì coi như chưa đến. Anh bạn đồng nghiệp đã khẳng định chắc nịch ngay khi chúng tôi vừa đặt chân lên mảnh đất này.
Những ngày tháng 5 lịch sử, trong không khí hào hùng kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn mở đường (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tá Nguyễn Tài Ba, Chủ tịch Hội truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh tỉnh Hòa Bình lại cùng đồng đội ôn lại quãng thời gian được cống hiến, hy sinh, những ngày hành quân mở đường, giữ đường, đánh địch, bảo vệ huyết mạch giao thông để bộ đội ta chi viện cho tiền tuyến, giải phóng miền Nam.
Di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La - nơi được ví như "địa ngục trần gian” do thực dân Pháp xây dựng đã từng giam cầm, đày ải những người yêu nước và chiến sỹ cộng sản. Ngày nay, di tích này là "địa chỉ đỏ” trong công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ trong cả nước.
Các cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ nay đều ở tuổi xưa nay hiếm. Nhưng với họ, thanh xuân hào hùng của một thời hoa lửa và ký ức về những ngày tháng gian khổ mà rất đỗi tự hào năm xưa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí.