(HBĐT) - Gần 40 năm trôi qua nhưng lịch sử vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức ông Hoàng Văn Chung, Chủ tịch Hội CCB xã Hợp Hoà (Lương Sơn). Đó là một ngày mùa đông, giá rét, sương mù dày đặc, cả vùng đất Hợp Hoà đang chìm trong đêm yên tĩnh. Lúc đó khoảng hơn 23h, bỗng có một tiếng nổ lớn vang lên. Chiếc máy bay F111 của không quân Mỹ đã bị tự vệ thủ đô bắn và rơi xuống xóm Suối Cỏ thuộc địa bàn xã Hợp Hoà.
(HBĐT) - Những trận đánh máy bay Mỹ của dân quân xã Mỹ Hòa không chỉ được ghi lại trong những trang sử hào hùng mà cho đến tận bây giờ, trận đánh đó vẫn luôn là một phần trong ký ức thuở trai trẻ hào hùng của những chiến sỹ dân quân xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) khi xưa. Càng đặc biệt hơn, vào ngày 18/5/1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng ba cho nhân dân, cán bộ và dân quân xã Mỹ Hòa vì “Đã lập nhiều thành tích xuất sắc trong các trận chiến đấu với máy bay Mỹ”.
(HBĐT) - Sau hơn 10 năm gặp cụ Nguyễn Văn Hậu, nguyên Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UB Hành chính tỉnh để lấy tư liệu viết về ngày giải phóng miền Nam (30-4), câu chuyện của cụ không còn sôi nổi, tràn ngập ký ức như trước nhưng những năm tháng Hoà Bình cùng cả nước lên đường đánh Mỹ vẫn được nhắc lại với sự trân trọng. Trong đó có hình ảnh một Hoà Bình với tình cảm keo sơn, kết nghĩa Hoà Bình - Gia Định trong những năm 60 của thế kỷ trước được cụ nhắc tới từ hình ảnh của người con miền Nam: bà Hồ Thị Bi, bác Tô Ký... những nhân chứng một thời hào hùng đó.
(HBĐT) - Cách UBND xã khoảng 10 km, thôn Lộng, xã Thanh Nông (Lạc Thủy) vẫn ngày đêm khắc khoải mong ước có điện thắp sáng thế nhưng cho đến nay, cả thôn vẫn chìm trong bóng đen của núi rừng. Trong “cái khó ló cái khôn”, để đối phó với tình trạng này, bà con đã giải quyết bằng cách làm các thủy điện mi-ni. Lợi ích của những công trình này đem lại là không phải bàn, tuy nhiên, trong khát khao có được chút ánh sáng ấy, bà con luôn phải đối mặt với những hiểm nguy rình rập.
(HBĐT) - “...Tôi chỉ muốn làm ra để cảnh cáo những người không thật thà. Đừng vì mối lợi nhỏ mà làm tổn hại tới lòng tin và hại tới người khác. Hơn nữa, qua việc này sẽ cảnh cáo với những kẻ trộm cắp đừng tưởng việc gì cũng qua được bàn tay pháp luật và cũng để bảo vệ sản xuất cho người dân”.
(HBĐT) - Trong khi nguồn dược liệu quý ở nhiều khu rừng tự nhiên đang ngày càng bị khai thác cạn kiện thì từ nhiều năm qua, bằng tình yêu với các loại cây rừng, cây thuốc, ông Bùi Việt Hùng ở phường Chăm Mát, TP.Hòa Bình đang âm thầm nhân giống, gìn giữ nhiều loại cây thuốc quý hiếm.
(HBĐT- Sau đợt nghỉ Tết đến trường, nhiều sinh viên phải đối mặt với cuộc sống bởi nhiều mặt hàng tăng giá nên chuyện chi tiêu cho bữa ăn hàng ngày, nhất là chi cho các khoản sinh hoạt phí của nhiều sinh viên bị thắt chặt. Đặc biệt, từ ngày 1/3, giá điện tăng và gần đây nhất hai đợt tăng giá xăng, dầu cao đột biến khiến cho sinh viên càng thêm khó khăn.
(HBĐT) - Những phụ nữ, trẻ em vẫn kề vai vác những khúc keo nặng trịch, trơn để tập kết ra bãi. Phía trên đỉnh đồi, lẫn trong đám khói đen kịt và tiếng máy nổ ầm ầm của cưa xăng, một nhóm hơn chục người cả nam, nữ, người đang khẩn trương bóc vỏ keo, người đưa những khúc keo còn thơm mùi gỗ lên xe. Sau mỗi tiếng hô, Nào! Chuẩn bị nào! Cẩn thận nhé! Một, hai, ba… những tiếng thở phì phò, mệt nhọc lại vang lên.
(HBĐT) - Xã Toàn Sơn (Đà Bắc) chủ yếu là người Dao sinh sống. Từ bao đời nay, những người Dao ở đây đã có tục nhận con nuôi, trong đó có cả những người Kinh ở miền xuôi. Điều đặc biệt, những người con nuôi ở đây đều ăn đời, ở kiếp với người Dao.
Bài 2: Tháo gỡ nút thắt trong xã hội hóa hoạt động du lịch
Bài 1: Thực tế phát triển chưa xứng tầm với tiềm năng
(HBĐT) - Xác định những tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch của tỉnh, ngày 21/8/2007, Tỉnh uỷ Hoà Bình đã ban hành Nghị quyết 11-NQ/TU về phát triển du lịch. Trong đó chú trọng thu hút nguồn nhân lực và các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho du lịch, đẩy mạnh hoạt động xã hội hoá du lịch.
(HBĐT)- Giá rẻ, mẫu mã khá đẹp, bắt mắt nên những mặt hàng, từ quần áo, giày dép đến bánh, kẹo... thuộc diện “hàng gia công” được người tiêu dùng ở nông thôn ưa chuộng. Phần lớn người tiêu dùng mua vì hợp túi tiền, mua cho có chứ không nhiều người để ý đến việc sử dụng mặt hàng đó có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay gây hại đến sức khoẻ hay không.
(HBĐT) - Nạn khai thác vàng trái phép ở thôn Lộng, xã Thanh Nông (Lạc Thuỷ) sau một thời gian tạm lắng bởi sự truy quét quyết liệt của các ngành chức năng, nay bùng phát trở lại. Mức độ khai thác có phần quy mô, tinh vi hơn nhờ sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị hiện đại. Để tận mắt chứng kiến “công trường” khai thác vàng này, chúng tôi đã có một cuộc hành trình đầy mạo hiểm vào bãi vàng Thung Voi.
(HBĐT) - Vầy Nưa đã thay đổi quá nhiều so với thời điểm tôi đến cách đây hơn 1 năm trước. Khi ấy, chặng đường từ thị trấn Đà Bắc vào trung tâm xã chỉ khoảng hơn chục km nhưng lại là một thử thách đầy ái ngại cho những người mới đặt chân đến và cả những người bản địa dù đã thuộc lòng con đường cheo leo dốc núi. Chúng tôi, những người làm báo Hoà Bình vẫn thường xuyên có mặt ở miền đá núi ấy để xây đắp nghĩa tình từ Hiền Lương cho đến Vầy Nưa.
(HBĐT) - Con sông Bôi hiền hòa, mùa này nước xanh đưa chúng tôi đến với Khu di tích Nhà máy in tiền đầu tiên của chính quyền cách mạng Việt Nam tại xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy). Trải qua những năm tháng chiến tranh, nhưng dấu tích của Nhà máy in tiền ngày xưa vẫn còn đó như chứng nhân của lịch sử.