(HBĐT) - Những biểu hiện làm sai đã được chấn chỉnh, khắc phục kịp thời. Cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) vi phạm phải chịu hình thức kỷ luật. Niềm tin của Nhân dân vào Đảng được củng cố, nhân lên cùng những hành động, việc làm có ý nghĩa thiết thực trong CB, ĐV và quần chúng Nhân dân, góp phần nhân lên cái tốt đẹp, đẩy lùi cái xấu.
(HBĐT) - Tháng 5/2020, cùng với việc triển khai chính sách hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19, trên địa bàn huyện Lạc Sơn xảy ra một sự việc nghiêm trọng liên quan đến sai phạm về đối tượng chi trả ở một số xã, xóm. Sự việc làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, chính quyền địa phương, trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, gây dư luận không tốt trong xã hội.
(HBĐT) - Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình mở rộng (NMTĐHBMR) hiện đang trong giai đoạn chạy đua với thời gian. Trên công trường mỗi ngày có khoảng 400 kỹ sư, công nhân cùng nhiều phương tiện ngày đêm rền vang tiếng máy, thực hiện mục tiêu bắt buộc hoàn thành một số hạng mục theo đúng kế hoạch đề ra.
(HBĐT) - Năm 1979, nghe theo tiếng gọi sông Đà, sau tiếng mìn nổ khởi công xây dựng thủy điện Hòa Bình (TĐHB), hàng nghìn kỹ sư, chuyên gia Liên Xô (cũ) cùng hàng vạn công nhân thay nhau khoan, cắt, đào, đắp ròng rã hơn 5.000 ngày đêm với một mục tiêu, quyết tâm cao độ, đồng lòng đã làm nên những kỳ tích chinh phục dòng sông Đà.
(HBĐT)
- Không chỉ còn xuất hiện đơn thuần trong lao động, đời sống mà ngày nay, dân ca Mường đang sống lại với nhiều sự sáng tạo "hợp thời” hơn trên nền tảng mạng internet. Nhờ đó, dân ca Mường trở thành món ăn tinh thần của người dân ở các bản Mường. Giờ đây, muốn nghe hát, xem hát Mường thì cứ bật ti vi lên là có!
Cuộc thi viết về chủ đề "Hòa Bình - Hành trình 30 năm phát triển":
(HBĐT) - Có một vùng đất sơn kỳ thủy tú ven dòng Đà giang từng đi vào thi ca:"Đường lên Mường Tuổng bao xa/ Trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh/ Nánh Nghê, Tú Lý, Tân Minh/ Nước non ngàn dặm ân tình xiết bao”. Đó là huyện vùng cao Đà Bắc, miền quê sinh sống của đồng bào các dân tộc Mường, Dao, Tày, Thái. Nằm trong lưu vực sông Đà với địa hình chủ yếu là núi, đồi có độ dốc lớn, nhiều sông, suối xen kẽ và là địa điểm tiếp giáp giữa các vùng Tây Bắc và Đông Bắc nên huyện có sự giao thoa của nhiều luồng văn hoá khác nhau, tạo nên sự đặc sắc, quyến rũ cho mảnh đất ven dòng Đà giang. Bên cạnh đó, Đà Bắc sở hữu vẻ đẹp cùng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, bản sắc văn hóa, có nhiều tiềm năng trong phát triển du lịch, đẩy mạnh KT-XH tại địa phương.
(HBĐT) - Sau vài thập kỷ với nhiều nỗi lo về sự mai một, những năm trở lại đây, ở khắp các bản Mường trong tỉnh đâu cũng du dương những câu thường rang, bộ mẹng (hát ví, hát đối) ở trên ti vi và ngay trong đời sống thường nhật. Dân ca Mường đã và đang được sống lại, thậm chí hòa nhập mạnh mẽ trong thời đại số nhờ những con người có tâm, có tầm đã lăn lộn đi "khơi” lại dòng chảy dân ca Mường.
(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh tiếp giáp Thủ đô Hà Nội, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế. Chính vì vậy, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong tỉnh xác định phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, kết nối vùng nhanh hơn, gần hơn, tạo tiền đề quan trọng để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế là yếu tố cấp thiết, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và Nhân dân.
(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ (NQĐHĐB) tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 xác định phát triển kết cấu hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông (HTGT) là 1 trong 5 đột phá chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh. Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tiếp tục xác định giao thông kết nối vùng là động lực thúc đẩy KT-XH. Với phương châm giao thông đi trước một bước tạo động lực cho phát triển, trong những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền đã ban hành nhiều nghị quyết, triển khai nhiều đề án phát triển HTGT, tạo nền tảng và là đòn bẩy quan trọng phát triển kinh tế.
Cuộc thi viết về chủ đề "Hòa Bình - Hành trình 30 năm phát triển"
(HBĐT) - Tưởng như mưa lũ đã xóa nhòa đi tất cả mầm xanh, cuốn đi những hy vọng và nỗ lực của bà con nhân dân tại các xã bị ảnh hưởng bởi lũ bão trên địa bàn huyện Đà Bắc. Thế nhưng họ đã vươn lên giành lại những gì đã mất. Sau gần 5 năm đợt mưa lũ lịch sử đi qua, những mái nhà mới khang trang, kiên cố được dựng lên giữa ngổn ngang gạch ngói. Mầm xanh đã bắt đầu nhú trên những luống rau quanh nhà. Những em nhỏ ê a đọc chữ. Cuộc sống của bà con nhân dân vùng lũ ở các khu tái định cư (TĐC) xóm Lau Bai, xóm Túp, xóm Kế, xóm Bưa Cốc và xóm Nà Tèn (nay là xóm Nghê) dần ổn định, từng ngày khởi sắc.
(HBĐT) - "Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động”, thứ tự sắp xếp của 4 vùng Mường cổ nay chỉ là tương đối. Mường Động - Kim Bôi đang dần đổi thay. Với những chương trình, đề án, chiến lược đúng đắn, Kim Bôi được biết đến là miền đất của các mô hình canh tác thông minh, mang lợi ích kép về kinh tế và môi trường. Nơi đây cũng trở thành điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư. Nguồn nước khoáng chảy trong lòng Mường Động đang trở thành "vàng trắng”, định danh Kim Bôi trên bản đồ du lịch.
(HBĐT) - Được chia tách từ huyện Kỳ Sơn (cũ), sau 19 năm xây dựng và phát triển, huyện Cao Phong - Mường Thàng đã bứt phá ngoạn mục, ghi dấu ấn đậm nét trong phát triển KT-XH, kết cấu hạ tầng có nhiều chuyển biến tích cực, bộ mặt nông thôn đổi mới, đời sống Nhân dân không ngừng được nâng lên.
Cuộc thi viết về chủ đề "Hòa Bình - Hành trình 30 năm phát triển"
(HBĐT) - Đến Hoà Bình là đến với khám phá văn hoá và ẩm thực, trong đó cá sông Đà, lợn bản địa là món không thể thiếu. Từ một người đang làm doanh nghiệp xây dựng, anh Lường Văn Sương, xã Đồng Chum (Đà Bắc) chuyển sang nuôi bò và lợn bản địa. Anh là người đứng lên gây dựng Hợp tác xã (HTX) đa ngành nghề Đồng Chum với mục tiêu bảo tồn giống lợn bản địa, đưa hương vị lợn bản đến những thị trường lớn.
(HBĐT) - Đến vùng Mường Vang - Lạc Sơn, những ai đã lâu mới có dịp quay trở lại sẽ không khỏi ngạc nhiên trước những đổi thay ở quê hương xứ Mường. Đó là diện mạo của những miền quê nông thôn mới (NTM), những dự án đầu tư vào địa phương, nền văn hóa truyền thống được bảo tồn, gìn giữ, du lịch phát triển… tất cả tạo nên một Mường Vang đang từng ngày khởi sắc.
(HBĐT) - Ngay sau Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, Tân Lạc là huyện đầu tiên của tỉnh tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư, thu hút tổng mức đầu tư của các dự án lên tới trên 4.239 tỷ đồng. Đặc biệt, tại hội nghị xúc tiến đầu tư này, huyện đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác với các nhà đầu tư xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, văn hóa cộng đồng tại xã Vân Sơn, xã Suối Hoa... Phát triển du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng (DLCĐ), du lịch nghỉ dưỡng tại các xã vùng cao được Tân Lạc xác định là hướng đi mũi nhọn, mục tiêu hàng đầu giúp địa phương tạo nên bứt phá trong nhiệm kỳ mới.