(HBĐT) - Đến Hoà Bình là đến với khám phá văn hoá và ẩm thực, trong đó cá sông Đà, lợn bản địa là món không thể thiếu. Từ một người đang làm doanh nghiệp xây dựng, anh Lường Văn Sương, xã Đồng Chum (Đà Bắc) chuyển sang nuôi bò và lợn bản địa. Anh là người đứng lên gây dựng Hợp tác xã (HTX) đa ngành nghề Đồng Chum với mục tiêu bảo tồn giống lợn bản địa, đưa hương vị lợn bản đến những thị trường lớn.
(HBĐT) - Đến vùng Mường Vang - Lạc Sơn, những ai đã lâu mới có dịp quay trở lại sẽ không khỏi ngạc nhiên trước những đổi thay ở quê hương xứ Mường. Đó là diện mạo của những miền quê nông thôn mới (NTM), những dự án đầu tư vào địa phương, nền văn hóa truyền thống được bảo tồn, gìn giữ, du lịch phát triển… tất cả tạo nên một Mường Vang đang từng ngày khởi sắc.
(HBĐT) - Ngay sau Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, Tân Lạc là huyện đầu tiên của tỉnh tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư, thu hút tổng mức đầu tư của các dự án lên tới trên 4.239 tỷ đồng. Đặc biệt, tại hội nghị xúc tiến đầu tư này, huyện đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác với các nhà đầu tư xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, văn hóa cộng đồng tại xã Vân Sơn, xã Suối Hoa... Phát triển du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng (DLCĐ), du lịch nghỉ dưỡng tại các xã vùng cao được Tân Lạc xác định là hướng đi mũi nhọn, mục tiêu hàng đầu giúp địa phương tạo nên bứt phá trong nhiệm kỳ mới.
(HBĐT) -Hòa Bình có 4 vùng Mường lớn "Bi, Vang, Thàng, Động”. Mỗi vùng có những nét văn hóa chung, riêng hòa quyện, tạo nên nền văn hóa Mường Hòa Bình đặc sắc. Trong bối cảnh mới, cán bộ, Nhân dân các vùng Mường đang thay đổi tư duy, nhận thức, cách làm, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp, giữ gìn cảnh quan môi trường, khai thác tiềm năng lao động, có những hành động cụ thể giải quyết khó khăn, vướng mắc để các vùng Mường bứt phá vươn lên phát triển mạnh mẽ, hòa nhịp đổi mới.
(HBĐT) - Những năm qua, đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TW, ngày 16/7/1998 của BCH T.Ư Đảng khóa V về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của BCH T.Ư Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước, cấp ủy, chính quyền địa phương và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã triển khai đồng bộ giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa (DSVH).
(HBĐT) - Trải qua hàng chục nghìn năm xây dựng, nền "Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng với kho tàng di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đồ sộ mà ít nền văn hóa nào có thể sánh bì. Nhân dân các dân tộc trong tỉnh tự hào là miền đất sử thi với những áng mo Mường mang khúc thức và ngôn ngữ cổ như tìm về thuở hồng hoang, với âm vang tiếng cồng, tiếng chiêng, những lễ hội giàu bản sắc, vốn văn nghệ dân gian phong phú và những làn điệu dân ca, dân vũ ngọt ngào.
(HBĐT)- Nhìn lại 10 năm thực hiện Đề án số 03-ĐA/TU về củng cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, phát triển KT-XH và bảo đảm QP-AN 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu), nhiều kết quả tích cực trên "mảnh đất dữ” đã mang lại ấm no và hạnh phúc cho Nhân dân.
Bài 2 - Qua gian khó càng sáng tỏ lòng dân, ý Đảng
(HBĐT) - "10 năm trước, tôi nhận nhiệm vụ lên xã Pà Cò để làm việc, thời điểm đó, chỉ cần nghe tên hai địa danh Hang Kia, Pà Cò là nhiều người lại lắc đầu với nỗi khiếp sợ, bởi trong tiềm thức nhiều người, đây được coi là "lãnh địa” của thuốc phiện và của những hủ tục lạc hậu, tuy là người địa phương được cấp trên tin tưởng giao nhiệm vụ về "cắm bản” cùng Nhân dân từng bước thực hiện Đề án số 03, nhưng giờ nhớ lại trong tôi đó thật sự là những ngày tháng không thể quên". Đó là những tâm sự của anh Hàng A Phứ, nguyên Phó Chủ tịch UBND xã Pà Cò trong suốt 10 năm thực hiện nhiệm vụ trên quê hương của mình.
Bài 1 - Một thập kỷ phục hồi "miền đất dữ” Hang Kia - Pà Cò
Chung tay phòng, chống đại dịch Covid-19:
(HBĐT) - Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) ảnh hưởng lớn đến phát triển KT-XH, tác động trực tiếp đến đời sống Nhân dân, nhất là nhóm đối tượng yếu thế, lao động tự do. Hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và sự chỉ đạo khẩn trương, quyết liệt của Thường trực Tỉnh ủy; phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, ngày 6/8, UB MTTQ tỉnh ra Lời kêu gọi ủng hộ hàng hóa, nhu yếu phẩm hỗ trợ phòng, chống dịch (PCD) Covid-19 tại TPHCM. Thời gian ủng hộ đến ngày 10/8 tại trụ sở cơ quan UB MTTQ tỉnh.
(HBĐT) - Khu 7, thị trấn Mường Khến cũ - nay là khu An Thịnh, thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) thành lập tháng 7/1989. Khi mới thành lập khu có 76 hộ với hơn 300 nhân khẩu, chi bộ có 5 đảng viên.
(HBĐT) - Thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn vào 18h ngày 27/7, trên các tuyến đường ra vào huyện Lương Sơn luôn có hàng trăm cán bộ, chiến sỹ công an, nhân viên y tế túc trực tại các điểm chốt. Dưới ánh nắng chói chang, nhiều cán bộ, chiến sỹ áo ướt đẫm mồ hôi, nhân viên y tế trùm kín bảo hộ bằng ni lông cả ngày lẫn đêm vì sự an toàn cho Nhân dân, tăng cường phòng, chống dịch (PCD) Covid-19 ở mức cao nhất.
(HBĐT) - Thực tế trong quá trình thực hiện các chủ trương, chỉ thị, kết luận của T.Ư, của tỉnh về quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở, vai trò người đứng đầu rất quan trọng. Nơi nào người đứng đầu nhận thức thấu đáo, quyết liệt vào cuộc chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các quy định, hướng dẫn về QCDC ở cơ sở, nơi đó tạo được chuyển biến rõ rệt trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhất là giải quyết những vấn đề bức thiết của thực tế, tạo được sự đồng thuận của người dân hưởng ứng, tham gia chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước - đồng chí Đinh Thị Thủy, Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy cho biết.
Bài 2 - Đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
(HBĐT) - Từ việc quán triệt và thực hiện nghiêm túc các nội dung quy chế dân chủ (QCDC) theo phương châm dân biết, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi đã góp phần quan trọng tạo sự đồng thuận cao trong tư tưởng, hành động của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương.
Bài 1: Phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi
(HBĐT) - Vẫn còn nguyên nỗi xúc động không nói thành lời khi lần đầu tiên đến cầu Hiền Lương, sông Bến Hải (Quảng Trị) sau những ngày đất nước thống nhất. Chiến tranh đã lùi xa, nhưng dấu vết của những năm tháng khốc liệt với nhiều hy sinh mất mát vẫn còn đó.
(HBĐT) - Đó là câu kết trong bài minh bất hủ của Giáo sư, Anh hùng lao động Vũ Khiêu được trân trọng đúc chữ nổi trên thân quả chuông "Đại hồng chung” đặt tại Đền thờ Côn Đảo (thuộc huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Đền thờ là nơi dành để tưởng nhớ công lao các bậc tiền nhân, các anh hùng liệt sĩ, đồng bào, đồng chí đã hy sinh cho độc lập, tự do của dân tộc tại hệ thống nhà tù Côn Đảo.