(HBĐT) - Với lợi thế tiếp giáp Thủ đô Hà Nội cùng hệ thống giao thông kết nối thuận lợi, khu công nghiệp (KCN) Nhuận Trạch đang được tỉnh cũng như huyện Lương Sơn tập trung giải phóng mặt bằng (GPMB) tiến tới đầu tư hạ tầng đồng bộ, hiện đại, dự kiến sẽ phát huy được vai trò, vị trí để thúc đẩy thu hút đầu tư trong thời gian tới.
(HBĐT) - Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, huyện Lương Sơn đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành chức năng và chủ đầu tư (CĐT) tập trung giải phóng mặt bằng (GPMB) khu công nghiệp (KCN) Nhuận Trạch. Mục tiêu phấn đấu là khởi công KCN trong quý III/2023 nhằm kịp thời đón làn sóng đầu tư trong và ngoài nước.
(HBĐT) - Thực hiện phương châm "giao thông đi trước, tạo động lực cho sự phát triển của huyện”, trong những năm qua, huyện Mai Châu đã tập trung mọi nguồn lực thực hiện mục tiêu xây dựng hạ tầng giao thông đảm bảo, đồng bộ nhằm tạo nền tảng cho sự phát triển của huyện.
(HBĐT) - Với một huyện còn nhiều khó khăn như Mai Châu thì phát triển hạ tầng giao thông là một trong những giải pháp quan trọng để mở đường cho hành trình thoát nghèo. Thời gian qua, cùng với sự hỗ trợ của tỉnh và bằng nội lực của địa phương, huyện Mai Châu đã triển khai, đưa vào hoạt động một số dự án giao thông kết nối quan trọng - những con đường mang ý nghĩa then chốt để huyện vùng cao này hiện thực hoá khát vọng đổi mới.
(HBĐT) - Hiện nay, khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng; khách nội địa có nhu cầu đi nghỉ tại các khu, điểm du lịch nhiều. Mô hình nông dân làm du lịch cộng đồng (DLCĐ) trong tỉnh trên đà phát triển. Số lượng, quy mô, chất lượng, phương thức hoạt động của các nhà nghỉ DLCĐ theo đó cũng tăng nhanh. Toàn tỉnh hiện có 170 nhà nghỉ DLCĐ, tập trung nhiều nhất ở huyện Mai Châu và một số huyện Đà Bắc, Cao Phong, Lạc Sơn, Tân Lạc.
(HBĐT) - Họ là những người quanh năm chỉ quen cầm liềm, cầm cuốc, cần mẫn canh tác trên thửa ruộng, mảnh nương. Khi Đảng, Nhà nước khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ), những nông dân thuần tuý, chất phác này đã trực tiếp tham gia vào hoạt động, tạo nên sự hấp dẫn, phong phú của sản phẩm du lịch, đồng thời mang đến những trải nghiệm văn hóa độc đáo.
(HBĐT) - Tuần đi làm đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, đến Hạt Kiểm lâm huyện Đà Bắc đã vắng tanh "không một bóng người". Điện thoại được biết, toàn bộ 15 cán bộ từ lãnh đạo đến nhân viên đều đã "vào rừng". Theo sự chỉ dẫn, vượt hơn 50 km đường dốc quanh co đến xã vùng cao Trung Thành, chúng tôi có chuyến tuần rừng đầu tiên của năm Quý Mão 2023 cùng những người lính "gác rừng" bảo vệ màu xanh cho đại ngàn Đà Bắc.
(HBĐT) - So với mọi năm, năm nay, nhà Hàng A Bô ở xóm Pà Cò Con, xã Pà Cò có cái Tết no ấm, đủ đầy hơn, bởi nhà Bô xuất bán hơn chục con lợn, lại được giá. Nhờ vậy, người già và bọn trẻ trong nhà có thêm bộ quần áo mới, bánh dầy cũng được làm nhiều hơn so với mọi năm... Trò chuyện, Hàng A Bô phấn khởi: Được Nhà nước hỗ trợ nguồn vốn, con giống, kỹ thuật, sau một thời gian triển khai mô hình chăn nuôi lợn bản địa, đàn lợn của gia đình đã phát triển lên hơn chục con. Tết vừa rồi bán đàn lợn đã mang về nguồn thu hàng chục triệu đồng.
(HBĐT) - "Đi về nhà tao ăn cái Tết, uống chén rượu ngô núi...”. Lời mời chân thành của Hờ A Sự ở xóm Thung Mặn, xã Hang Kia làm chúng tôi ái ngại, nửa muốn đi, nửa lại không. Muốn đi là bởi chỉ có những người bạn thật sự thân thiết người Mông mới mời về nhà uống chén rượu, ăn miếng bánh dày trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc Mông. Nhưng đường từ trung tâm xã về nhà Sự ở Thung Mặn bao năm qua vẫn luôn là nỗi ám ảnh với bất kỳ ai chứ chẳng riêng gì chúng tôi... Như đọc được suy nghĩ, sau tràng cười sảng khoái, Hờ A Sự bảo: Chúng mày không phải sợ. Giờ đường về nhà tao gần lắm, không còn cheo leo ngược núi như mấy năm trước. Được Nhà nước làm cho con đường, giờ đi lại dễ dàng rồi, có đường cuộc sống của người dân trong bản cũng khá lên nhiều lắm...
(HBĐT) - Năm 2023, lần đầu tiên Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình được tổ chức quy mô cấp tỉnh quy tụ 4 Mường: Bi, Vang, Thàng, Động cùng hội tụ tại huyện Tân Lạc. Ba ngày diễn ra lễ hội, thời tiết ủng hộ, nắng xuân trải khắp vùng đất cổ Mường Bi, thu hút đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh tham gia. Các chương trình lễ hội được đầu tư, dàn dựng công phu đã trở thành niềm tự hào của người dân Mường nói riêng và Nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh nói chung. Lễ hội Khai hạ chính là nơi văn hóa dân tộc Mường được tỏa sáng.
(HBĐT) - Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình hay còn gọi là lễ xuống đồng, lễ mở cửa rừng, là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất của người Mường Hòa Bình. Lễ hội gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước, mang nhiều dấu ấn của văn minh Việt cổ. Đây là hoạt động văn hóa - tín ngưỡng không thể thiếu của đồng bào người Mường ở Hòa Bình, đặc biệt là ở bốn vùng Mường lớn: Bi, Vang, Thàng, Động.
(HBĐT) - Trở lại xã Thung Nai, tôi cứ nấn ná muốn tìm điều gì đó nơi đây của vài chục năm về trước và kéo dài cho đến hiện nay. Theo truyền thuyết người xưa kể rằng, vùng rừng núi này trước đây có thung rộng và nhiều nai nên gọi là Thung Nai (?). Chưa thể tìm hiểu ngọn ngành điều trên, nhưng tôi biết, chỉ trong mấy chục năm, xã Thung Nai đã 3 lần thuộc các đơn vị hành chính cấp huyện khác nhau. Trước năm 1985, xã Thung Nai thuộc huyện Đà Bắc; từ năm 1985 - 2002, thuộc huyện Kỳ Sơn (cũ) và từ năm 2002 đến nay, Thung Nai thuộc huyện Cao Phong.
(HBĐT) - Hòa chung không khí phấn khởi đầu xuân, cùng với cả nước, đúng 8h ngày 6/2, tất cả 10 huyện, thành phố trong tỉnh đồng loạt tổ chức lễ giao, nhận quân năm 2023. Đây thực sự là ngày hội của các địa phương và cán bộ, Nhân dân trong tỉnh. Thời tiết xuân giao hòa. Lòng người rộn ràng khí thế. Có bịn rịn chia tay nhưng mang theo niềm lạc quan, tin tưởng vào ngày mai tươi sáng, trưởng thành và cống hiến. Trên khắp các nẻo đường từ nông thôn, miền núi xa xôi đến thành thị đều mang không khí náo nức khi lớp thanh niên ưu tú lên đường nhập ngũ, thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(HBĐT) - Xưa, Côn Đảo từng là nơi nuôi dưỡng tinh thần cách mạng quật cường của hàng vạn chiến sỹ yêu nước Việt Nam. Còn ngày nay, nơi đây được biết đến là địa điểm có nhiều trải nghiệm tốt đẹp, mang tới cảm giác bình yên, khiến bất cứ ai cũng muốn tìm về để cảm nhận.
(HBĐT) - "Anh đến quê em đất biển Cà Mau
Cỏ thấy xanh tươi đước rừng bát ngát
Dòng sông Tam Giang nắng trải đưa người
Về thăm quê hương Đất Mũi xa xôi”...
(trích lời bài hát Đất Mũi Cà Mau – nhạc sĩ Hoàng Hiệp).