Với sự tận tâm, cống hiến hết mình, lực lượng CS113 đã góp phần xây dựng hình ảnh tốt đẹp của người chiến sỹ công an trong lòng nhân dân.

(HBĐT) - Với phương châm “Nhanh nhất, mạnh nhất, hiệu quả nhất”, những năm qua, Đội Cảnh sát 113 (Công an tỉnh) đã trở thành điểm tựa của lòng dân trong đảm bảo sự bình yên của cuộc sống.

Chuyện về những người nông dân ở chốn thành thị

(HBĐT) - Họ là những người nông dân sống ở chốn thành thị nên không thể bám mãi lấy cái cày, con trâu bên những thửa bờ xôi, ruộng mật mà phải tích cực cày đường nhựa để sinh nhai. Theo khả năng, họ chọn cho mình một hay vài nghề phù hợp vừa kết hợp SX -KD dịch vụ và họ đã thành công. Năm 2014, TPHB có 3.285 hộ nông dân đăng ký SX -KD giỏi, tăng 875 hộ so với năm 2013, đó thực sự là điều đáng mừng.

Nghịch lý ở một xã vùng đệm khu công nghiệp

(HBĐT) - Từ năm 2006 đến nay, xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) đã tiếp nhận gần 20 dự án đầu tư tại xã, trong đó, 16 dự án chính thức đi vào hoạt động hứa hẹn sẽ mang lại cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương. Thực hiện các dự án này, nhân dân trong xã đã nhường 196 ha đất để các DN xây dựng nhà máy, xí nghiệp. Dân Hòa cũng đã được xếp vào vùng đệm của KCN Mông Hóa. Tuy nhiên, hiện nay, Dân Hòa là xã có người đi làm ăn xa đông nhất trong huyện. Nghịch lý này đang gây nhiều tác động trái chiều, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an sinh xã hội trên địa bàn.

Nam Phong - đất chuyển mình sinh sôi

(HBĐT) - Đi trên con đường từ QL6 vào trung tâm xã Nam Phong (Cao Phong) ngập tràn hương hoa trái. Trường học, nhà dân, các công trình hạ tầng ẩn mình trong màu xanh cây lá. Thiên nhiên, khí hậu ưu ái cho đất và người Nam Phong. Người dân đang nắm lấy cơ hội để thoát nghèo và làm giàu.

Công trình Thủy điện Hòa Bình - những mốc son lịch sử mang dấu ấn thời đại

(HBĐT) - Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, năm 1960, Đảng ta xác định, cùng một lúc, cách mạng Việt Nam phải tiến hành song song hai nhiệm vụ chiến lược: giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và xây dựng CNXH ở miền Bắc. Đối với sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc, Đảng ta ý thức rõ: Muốn xây dựng CNXH thì “Điện khí hóa” phải đi trước một bước. Để tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của đất nước, kinh nghiệm KH -KT của Liên Xô thì xây dựng thủy điện là phương án kinh tế có khả thi nhất. Chính vì lẽ đó Đảng, Nhà nước đã quan tâm tiến hành điều tra, khảo sát, lập luận chứng kinh tế kỹ thuật tạo tiền để xây dựng công trình.

Những năm tháng hào hùng trên công trường Thanh niên cộng sản

(HBĐT) - Thủy điện Hòa Bình vẫn ngày đêm bền bỉ, cần mẫn phát sản lượng điện cao, an toàn và thực hiện các chức năng tổng hợp khác phục vụ sự nghiệp CNH -HĐH đất nước. Công trình này đã đi vào lịch sử của đất nước, là biểu tượng cao đẹp về tình hữu nghị Việt Nam - Liên Xô, nơi ghi dấu ấn của công trường Thanh niên Cộng sản sôi nổi, hào hùng, biểu tượng của những nỗ lực vượt khó, không quản ngày đêm của cán bộ, chiến sỹ, chuyên gia và công nhân, lao động vì dòng điện của Tổ quốc.

Những cái chết hóa thành bất tử

(HBĐT) - Khi công trình thế kỷ biến dòng nước sông Đà thành dòng điện quốc gia cũng là khi Đài tưởng niệm được dựng lên để tưởng nhớ 168 con người đã ngã xuống. Nơi đây được thiết kế thi công như một hình tháp có 6 cánh vươn rộng, bên trong lòng tháp đặt vừa vặn 168 tấm bia nhỏ quây đúng thành một vòng tròn. Tấm bia chính trang trọng khắc 6 chữ “Tổ quốc ghi công các anh”. Họ - những “người lính” sông Đà đã hòa dòng máu của mình để góp phần làm nên dòng diện cho Tổ quốc. Họ đã trở thành bất tử với những hy sinh mãi mãi được lưu danh.

Kỷ niệm 20 năm hoàn thành công trình thủy điện Hòa Bình (1994 - 2014):
Tự hào được rèn luyện và cống hiến cho công trình Thủy điện Hòa Bình

(HBĐT) - Anh hùng Lao động Trần Văn Cường năm nào, giờ đã lên chức ông và là Trưởng Ban đại diện Hội Người cao tuổi TP Hòa Bình. Nhắc lại thời kỳ xây dựng thủy điện Hòa Bình, những kỷ niệm gian khó nhưng đầy vinh quang khi được tham gia thi công công trình thủy điện tràn về ngập lòng, ông chia sẻ: Những người lính Đoàn 565 mang theo truyền thống bộ đội Trường Sơn chắc tay súng năm nào luôn tự hào được hy sinh, cống hiến xây dựng công trình Thủy điện Hòa Bình, công trình mang dấu ấn, tầm vóc thời đại.

Ký ức về công trình thủy điện thế kỷ

(HBĐT) - Nhưng những năm tháng lăn lộn trên công trường thanh niên cộng sản thủy điện Hòa Bình vẫn hiện hữu trong ký ức của tôi. Đó là những ký ức không thể nào quên về một công trình mang tầm vóc thế kỷ, một bản hùng ca của tinh thần lao động sáng tạo, sự hợp tác quốc tế cao cả và là mốc son sáng chói trên lộ trình CNH – HĐH đất nước. Công trình vĩ đại này mãi mãi gắn liền với tên tuổi và sự cống hiến của những người thợ sông Đà.

Ngăn chặn tình trạng các phòng khám răng không có giấy phép, hoạt động “chui”

(HBĐT) - Những năm gần đây, nhu cầu chăm sóc răng, miệng của người dân tăng. Các phòng khám răng, nha khoa thẩm mỹ trên địa bàn tỉnh cũng vì thế mà tăng đáng kể. Bên cạnh những phòng khám răng được cấp giấy chứng nhận hoạt động vẫn còn nhiều phòng khám hoạt động “chui”. Đằng sau những biển hiệu bắt mắt, lời quảng cáo hoa mỹ là hàng loạt những vấn đề cần chấn chỉnh.

Gặp những người “lính” trên công trường thủy điện Hòa Bình

(HBĐT) - 15 năm xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, trong chừng ấy thời gian, “Công trường thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh” luôn ầm vang tiếng thi công chạy đua không ngừng với tiến độ. Một khối lượng công việc khổng lồ đã được hàng chục ngàn người “lính” công trường hoàn thành xuất sắc sau hơn 4.400 ngày đêm quên ăn, quên ngủ. Họ - những công nhân sông Đà khi xưa đã làm việc hết mình giống như những người lính đã quên mình chiến đấu vì màu cờ của Tổ quốc. Gặp lại họ ngày hôm nay vẫn thấy rạo rực trong trái tim họ niềm tự hào khi nhớ về quãng thời gian đã cống hiến tuổi thanh xuân cho một đại công trình mang tầm vóc thế kỷ: công trình thủy điện Hòa Bình.

Nhiều cơ hội mở ra cho sản phẩm Cam Cao Phong

(HBĐT) - Trong hành trình xây dựng và phát triển thương hiệu, sản phẩm cam Cao Phong ngày càng khẳng định được lợi thế nổi bật so với các loại đặc sản khác của địa phương. Đến nay, cam Cao Phong là sản phẩm đầu tiên và duy nhất của tỉnh đã đăng ký bảo hộ thành công chỉ dẫn địa lý (CDĐL). Kết quả này mở ra nhiều cơ hội để cam Cao Phong trở thành một thương hiệu mạnh, có sức vươn bền bỉ ra thị trường trong và ngoài nước.

Cam Cao Phong - Hành trình xây thương hiệu

(HBĐT) - Cùng với thời gian, cây cam đã thể hiện được sức sống mãnh liệt trên mảnh đất Cao Phong ngọt lành. Sự gắn kết giữa cây và đất, giờ đây đã mật thiết đến độ khi nhắc đến mảnh đất Cao Phong không thể không nhắc đến sản vật đặc trưng nhất của nơi này: cây cam với vị ngọt thơm đặc biệt được kết tinh từ đất - nước - nắng - gió Cao Phong.

Chuyện kể từ rừng Phu Canh

(HBĐT) - Lâu rồi chúng tôi mới lên thăm lại Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên (BQL KBTTN) Phu Canh. Trong cái nắng hanh hao cuối thu, những cánh rừng vẫn xanh thẫm, ôm ấp các bản làng của đồng bào Dao, Tày, Mường, che chở cho những ruộng bậc thang đang vào vụ thu hoạch. Anh Đào Hữu Lợi, Trưởng BQL đón chúng tôi với nụ cười rất tươi: Các anh lên thật đúng dịp. Những cánh rừng Phu Canh đang hồi sinh.

Tiếng vọng từ quần thể di tích Thác Bờ 

Bài 2: Cần sớm được nâng tầm để phát huy giá trị

Tiếng vọng từ quần thể di tích Thác Bờ

(HBĐT) - Từ nhiều năm nay, quần thể di tích Thác Bờ đã thực sự trở thành điểm nhấn sắc nét cho tuyến du lịch vùng lòng hồ sông Đà (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xác định là điểm du lịch quốc gia trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030). Nhưng đến thời điểm hiện tại, cụm di tích Thác Bờ vẫn chưa được quản lý một cách chặt chẽ, có hệ thống. Từ đó đã nảy sinh tình trạng lộn xộn, mất ANTT trong từng di tích mà nếu không trấn an kịp thời sẽ có sự tác động ngược trở lại với những giá trị lịch sử văn hóa vốn có.

Xây dựng nông thôn mới – trăn trở từ xã Tân Dân

(HBĐT) - Đến xã vùng hồ Tân Dân (Mai Châu) mới thấy những gian nan trong cuộc sống mưu sinh của bà con. Giao thông cách trở, thu nhập vừa thấp, vừa phập phù kéo theo những khó khăn khác khiến công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) ở đây như một cuộc “leo núi” mà đích đến còn xa vời vợi.

Hướng mở trong phát triển nghề, làng nghề truyền thống

(HBĐT) - Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có trên 1.000 nghề truyền thống, làng có nghề với 3 nhóm nghề truyền thống: dệt thổ cẩm, mây, tre đan và sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Với mục tiêu bảo tồn, xây dựng và phát triển được các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống có tiềm năng lợi thế, tạo thành các sản phẩm bản sắc, có giá trị văn hóa lâu đời của đồng bào dân tộc trong tỉnh, mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 11 về phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020. Đây được xác định là hướng mở để tỉnh phát triển các ngành nghề nông thôn.

Mái ấm gia đình

(HBĐT) - Nơi đây, không thiếu những trẻ có hoàn cảnh éo le, nghiệt ngã. Em mồ côi cha, em không còn mẹ, em bị bỏ rơi... Mỗi em một số phận, một cuộc đời bất hạnh trước khi đến với Trung tâm Công tác xã hội. Để bù đắp những mất mát, thiệt thòi, cán bộ Trung tâm đã tận tình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục các em bằng tình thương, trách nhiệm của người cha, người mẹ với mong muốn các em luôn cảm nhận nơi đây là “mái ấm gia đình”.

Miền Trung - nơi “gánh” 2 đầu đất nước (Tiếp theo và hết) 

Bài II: Vũng Chùa - yên bình với điệu hò khoan 

Miền Trung - nơi “gánh” 2 đầu đất nước

(HBĐT) - Giọng nói trúc trắc, sự chân tình nồng ấm của con người miền Trung - nơi cong mình “gánh” 2 đầu đất nước chẳng dễ để quên. Và càng không thể quên những huyền thoại bất tử của những người con miền “nắng lửa”...

Mùa vàng Thung Mây

(HBĐT) - Mường Bi là vùng mường lớn nhất, cái nôi của sử thi huyền thoại Đẻ đất, đẻ nước nổi tiếng của đồng bào Mường Hòa Bình. Nơi đây không chỉ chứa đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống độc đáo mà còn được thiên nhiên ưu đãi, đất đai mầu mỡ, phong cảnh hữu tình. Một ngày cuối thu, chúng tôi lên với các xã vùng cao của huyện Tân Lạc để cảm nhận cảnh sắc kỳ thú và gặp những con người chất phác.

Người dân tổ 1 + 2, phường Thái Bình bức xúc vì Nhà văn hóa đưa vào sử dụng gần 2 năm đã xuống cấp

(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 3298 của UBND TP Hòa Bình về việc phê duyệt hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà văn hóa (NVH) tổ dân phố số 1+ 2, phường Thái Bình, vừa qua, nhân dân nơi đây đã đóng góp mỗi hộ 1 triệu đồng để xây dựng NVH chung của hai tổ. Tuy nhiên, theo phản ánh của nhân dân, NVH được bàn giao đưa vào sử dụng chưa được bao lâu đã xuống cấp, nước tràn vào nhà sau mỗi trận mưa, phải đục lỗ gạch để thoát nước, trần xệ phải đóng lại và không minh bạch trong thu - chi tài chính.

Những người “thợ mỏ” trên mặt đất

(HBĐT) - Đó là cách gọi vui của nhiều người dành cho những người thợ làm than tổ ong. Họ được gọi là những “thợ mỏ” trên mặt đất khi hàng ngày phải tiếp xúc với lớp than đen đúa, làm việc trong không gian đen ngòm, nóng bức.

Thông tin tiếp bài báo “Chưa phát hiện có hiện tượng xe CSGT dẫn xe quá tải quay đầu trốn trạm cận trên tuyến QL 6”

(HBĐT) - Như Báo Hòa Bình điện tử đưa thông tin trong bài “Chưa phát hiện có hiện tượng xe CSGT dẫn xe quá tải quay đầu trốn trạm cân trên tuyến Quốc lộ 6” đăng ngày 24/9 trong mục Ký – Phóng sự. Cụ thể: Ngay sau khi nhận được những thông tin của Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) về lực lượng CSGT làm nhiệm vụ tại trạm KTTTX trên QL6 của Tổng cục ĐBVN, đồng chí Giám đốc CAT đã có công văn số 398/CAT-PC64-PV11 ngày 22/9/2014 đề nghị lãnh đạo Tổng cục ĐBVN làm rõ một số nội dung nêu trong báo cáo số 4893/TCĐBVN-ATGT và cung cấp những tài liệu, chứng cứ, hình ảnh (nếu có) về dấu hiệu sai phạm của lực lượng CSGT để lực lượng chức năng CAT điều tra, làm rõ, xử lý nghiêm theo quy định.