(HBĐT) - Cùng đoàn công tác số 2, Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng 2 Hải quân, chúng tôi đến Trạm radar 590. Trạm thuộc Trung đoàn 251, nằm trên đỉnh núi Thánh Giá, huyện Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), ở độ cao khoảng 600 m so với mặt nước biển. Trên đỉnh cao lộng gió, những người lính hải quân ngày đêm không ngủ để thắp sáng đôi mắt thần canh giữ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.
Giữa trùng khơi, các đảo thuộc quần đảo Trường Sa như lá chắn không chỉ giữ bình yên cho Tổ quốc, mà còn là những cột mốc chủ quyền trên biển, điểm tựa vững chắc cho ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển.
(HBĐT) - Côn Đảo là quần đảo tiền tiêu gồm 16 hòn đảo lớn, nhỏ với tổng diện tích 76 km2 nằm ở phía Đông Nam của Tổ quốc, thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tổng dân số chỉ có hơn 7.000 người nhưng bình quân mỗi ngày hòn đảo xinh đẹp này đón gần 3.000 du khách. Thế mới biết giá trị lịch sử của Côn Đảo sống mãi với thời gian, miền đất thiêng liêng với sức sống quật cường, biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.
Dự thi phóng sự-ký sự về chủ đề "Hòa Bình-dấu ấn đổi mới"
Bài 2 - Bảo vệ, nâng tầm thương hiệu cam Cao Phong
(HBĐT) - Mặc dù xây dựng được thương hiệu, nhưng cam Cao Phong gặp những thách thức về tăng trưởng nóng, giá cả, nạn hàng nhái, kiểm soát chất lượng... Song huyện quyết tâm bảo vệ và từng bước nâng tầm thương hiệu.
Bài dự thi phóng sự-ký sự về chủ đề "Hòa Bình-dấu ấn đổi mới"
Bài 1- Xác lập thương hiệu nông sản đặc trưng, nổi bật
(HBĐT) - Từng long đong, lép vế khi chưa xây dựng được thương hiệu, với quyết tâm và sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền, người dân, cam Cao Phong đã trở thành thương hiệu nông sản mạnh nhất của tỉnh, một trong những "thương hiệu vàng" của nông nghiệp Việt Nam.
(HBĐT) - Ở đảo Hòn Chuối thuộc xã Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau), có một lớp học đặc biệt mang tên "Lớp học tình thương” do thầy giáo, binh nhất Lê Hon Đa, Đồn Biên phòng Hòn Chuối (Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau) đứng lớp. Trong căn phòng nhỏ vài chục m2 nhưng có đến 3 tấm bảng của 3 khối lớp khác nhau. Lớp học thực sự trở thành "mái nhà tình thương” thứ hai của 23 học sinh trên đảo.
(HBĐT) - Trong chuyến tham gia đoàn công tác tặng quà, chúc Tết và thay thu quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa nhân dịp đón xuân Canh Tý 2020, chúng tôi được gặp gỡ, trò chuyện với những y, bác sỹ đang công tác tại các bệnh xá trên các đảo tiền tiêu của Tổ quốc. Vượt lên những khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu và những thử thách ở nơi hải đảo đầy nắng gió, những người lính mặc áo bluose trắng đã trở thành điểm tựa vững chắc cho quân dân nơi trùng khơi.
(HBĐT) - Đảo Đá Tây được mệnh danh là "thành phố” của những đảo chìm trên quần đảo Trường Sa. Đảo có âu tàu rộng mênh mông, là nơi tránh trú bão an toàn trong những chuyến ra khơi của ngư dân suốt dọc vùng duyên hải từ Thanh Hóa đến cực Nam của Tổ quốc. Đặc biệt, trên đảo còn có một điểm để mua sắm mà ngư dân vẫn ví von là "siêu thị” giữa trùng khơi.
Ở các đảo trên quần đảo Trường Sa, thời tiết khắc nghiệt, với nhiều nắng gió, mưa bão, sỏi đá, san hô và cát. Vậy mà, với tất cả tâm sức, tình yêu và tinh thần cống hiến, những công dân trên đảo vẫn hàng ngày ươm những "mầm xanh", vun bồi sức sống giữa trập trùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Tàu 561 là con tàu lớn của Hải quân nhân dân Việt Nam. Không biết bao nhiêu lần con tàu này vượt sóng ra Trường Sa. Mỗi chuyến đi là cả một hành trình dài, có khi cả tháng, với những nhiệm vụ hết sức cao cả, thiêng liêng.
(HBĐT) - Đà Bắc là huyện vùng cao có điều kiện tự nhiên tương đối đặc thù, nhiều đồi, núi, sông, suối xen kẽ tạo thành nhiều dải hẹp bị cắt phá mạnh mẽ nên đất có độ dốc lớn, bình quân 350. Địa hình bị chia cắt mạnh không chỉ gây trở ngại đặc biệt cho giao thông mà còn tạo nhiều thách thức cho nỗ lực khai thác tài nguyên và phát triển kinh tế của địa phương. Hiện, Đà Bắc là huyện duy nhất của tỉnh còn thuộc danh sách huyện nghèo giai đoạn 2018 - 2020 theo Quyết định số 275 của Thủ tướng Chính phủ, tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2019 khoảng 32%, cao nhất so với các huyện, cao hơn nhiều so với mức bình quân chung của toàn tỉnh là 11,64%.
(HBĐT) - Trên quần đảo Trường Sa có 9 ngọn hải đăng. Đây được coi là những "mắt thần” đặc biệt, dù có giông bão thì hải đăng vẫn không bao giờ tắt. Giữa muôn trùng khơi, những người giữ hải đăng ngày đêm âm thầm làm nhiệm vụ hoa tiêu soi đường cho ngư dân và các phương tiện giao thông trên biển. Họ được gọi thân mật là "người giữ đèn”.
(HBĐT) - Biển, đảo là một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc. Ở nơi đó có những chiến sỹ, đồng bào ta vẫn ngày đêm âm thầm bám biển, giữ đất, giữ chủ quyền trên biển của đất nước. Cùng với cả nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hòa Bình đã có nhiều hoạt động tuyên truyền về biển, đảo, đồng thời, thực hiện nhiều việc làm ý nghĩa gửi hơi ấm, tình cảm đến chiến sỹ và nhân dân những vùng đảo xa xôi.
Tết cổ truyền dân tộc, cả nước đã hướng về Trường Sa với tình cảm, trách nhiệm, sự sẻ chia sâu sắc. Nhưng có lẽ những ai có dịp đến tận Trường Sa mới cảm nhận được một cách đầy đủ nhất sự thiêng liêng của một vùng biển đảo quê hương nơi đầu sóng, ngọn gió.
(HBĐT) - Sau 2 ngày lênh đênh trên biển, tàu thả neo khi màn đêm đã buông xuống mù mịt, xa xa là những ánh đèn rọi lại cách tàu chúng tôi chừng 2 hải lý. Chỉ huy trưởng cho biết, đó chính là đảo Đá Lát, đảo tiền tiêu nằm gần đất liền nhất trong số các đảo thuộc quần đảo Trường Sa thân yêu.