(HBĐT) - Dù đã hơn 2 tuần nay được sống trong niềm vui đoàn tụ sau những ngày chạy loạn ở xứ người nhưng trong tâm trí anh Hoàng Ngọc Thanh ở xóm Gò Chè, xã Hợp Kim vẫn luôn đau đáu gánh lo nợ nần cho chuyến xuất ngoại không may mắn. Đó cũng là tâm trạng chung của hầu hết số lao động trên địa bàn tỉnh và gần 20 lao động của huyện Kim Bôi vừa trở về từ Libi nói riêng.
(HBĐT) - Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Hang Kia - Pà Cò (Mai Châu) nằm ở phía tây bắc của tỉnh, trên địa bàn 6 xã Pà Cò, Hang Kia, Tân Sơn, Cun Pheo, Piềng Vế và Bao La với tổng diện tích 5.258 ha, trên độ cao từ 800 - 1.500 m. Hiện nay, khu BTTN còn lưu giữ nhiều loại gỗ quý hiếm, đặc biệt là rừng nghiến quý hiếm hàng trăm năm tuổi. Tuy nhiên, rừng đang bị “sẻ thịt” từng ngày bởi chính những người dân nơi đây.
(HBĐT) - Trải qua bao thay đổi của thời gian và mưa nắng, chiếc cổng thành với màu gạch đỏ au vẫn đứng sừng sừng, hiên ngang như bất chấp mưa dập, gió vùi. Những đoạn thành đá ong lẫn trong cỏ dại dù không còn nguyên vẹn cũng đủ nói lên một thành trì vững chãi nằm án ngữ bên quốc lộ 21. Ngôi thành cổ đang rất cần sự quan tâm của các ngành chức năng để sớm có phương án bảo tồn nhằm giữ gìn một thành cổ vào loại độc nhất của tỉnh.
(HBĐT) - Theo thống kê từ Sở LĐTB&XH, tỉnh ta có 44 lao động đang làm việc tại Li-bi theo hợp đồng với các Công ty xuất khẩu lao động. Theo Trưởng phòng Việc làm - ATLĐ Nguyễn Đức Tuyên, tính đến chiều ngày 2/3, Sở LĐTB&XH vẫn chưa nhận được thông báo có lao động là người địa phương từ Li-bi về.
(HBĐT) - Theo thống kê của lực lượng chức năng, tính đến hết năm 2010, toàn tỉnh có 932 người nghiện có hồ sơ quản lý ở 105/210 xã, phường, thị trấn. Bên cạnh đó, công tác đấu tranh với loại tội phạm buôn bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma tuý trên địa bàn tỉnh vẫn còn có những diễn biến hết sức phức tạp.
(HBĐT) - Với lợi thế nhiều mặt trong phát triển KT-XH, được sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, đời sống của bà con huyện vùng cao Đà Bắc đang từng ngày đổi thay . Nhưng còn một góc khác có giá trị về văn hóa, về tập quán truyền thống vẫn không hề mai một mà ngày đêm đang song hành cùng người dân nơi đây tạo nên bản sắc rất riêng của Tây Bắc, đó là những cọn nước đang rì rầm bên suối, miệt mài mang dòng nước mát cho đồng ruộng. Không chỉ là nông cụ sản xuất tiện ích, những cọn nước còn là hình ảnh vô cùng quen thuộc của bản làng, nét đặc trưng của đồng bào Dao, Tày, Mường nơi đây.
(HBĐT) - Ân cần trong từng lời nói; nhẹ nhàng, cẩn trọng và chính xác trong từng động tác; tỉ mỉ chăm chút tới từng người bệnh... Đó chính là những điều mà người ta thường thấy ở những người thầy thuốc mặc áo lính giữa đời thường.
(HBĐT) - Những ngày đầu xuân Tân Mão chúng tôi đến thăm Bệnh viện Đa khoa huyện Lạc Thủy khi đâu đó không khí Tết vẫn còn núi kéo lòng người thì nơi đây vẫn là không khí làm việc bận rộn của đội ngũ y, bác sỹ hết lòng chăm sóc sức khỏe nhân dân.
(HBĐT) - Ở một huyện miền núi như Mai Châu, súng săn tự chế là vật phổ biến. Trước đây, khẩu súng không chỉ mang ý nghĩa là thứ vũ khí trong bảo vệ con người trước các loại thú dữ mà còn giúp người dân săn bắn hàng ngày. Không chỉ vậy, khẩu súng còn là tài sản có giá trị. Nhưng cũng chính những khẩu súng khi được sử dụng bừa bãi đã gieo nỗi đau cho nhiều gia đình... Nhưng điều đó giờ đã chấm dứt nhờ một cuộc vận động mang đậm chất nhân văn.
(HBĐT - Thời gian qua với tinh thần luôn gần dân, sát dân, cùng chia sẻ, giúp đỡ nhân dân, những người lính LLVT tỉnh đã phát huy vai trò xung kích, trở thành một trong những lực lượng đi đầu tích cực tham gia giúp đỡ người dân ở những vùng khó khăn phát triển kinh tế, từng bước xoá đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hoá mới. Họ đã đẻ lại những ấn tượng sâu đậm và rõ nét trong lòng dân.
(HBĐT) - Ở xã Tự Do, huyện Lạc Sơn hôm nay lại là một ngày nắng ấm áp lạ thường. Nắng vàng như mật ong đổ tràn xuống thung lũng mùa xuân. Những bóng lá bên sườn non kia xanh óng ả màu ngọc bích. ở xóm Kháy (trung tâm xã), đội văn nghệ đang tập đi, tập lại bài xắc bùa rộn ràng chuẩn bị tham gia liên hoan nghệ thuật quần chúng dân tộc Mường khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông. Tiếng hát của các nam thanh, nữ tú hoà cùng tiếng cồng chiêng vang vọng bài ca ngày mới nơi vùng cao.
(HBĐT) - Đến bây giờ, chúng tôi cũng chẳng hiểu và cũng chẳng thể nhớ nổi điều gì đã thôi thúc hơn chục thanh niên choai choai ở cái thời ngồi trên ghế nhà trường bậc PTTH đạp xe 80 km từ Hoà Bình lên Mai Châu trong tiết trời chớm bước vào xuân. Giờ ngẫm lại thấy mình thật ngây thơ khi cứ nghĩ lên Mai Châu mùa xuân ấy rồi về Mường.
(HBĐT) - Mỗi khi có dịp đi qua Kỳ Sơn, chúng tôi đều ghé thăm Trung tâm Bảo trợ xã hội. Mùa xuân đang đến trong từng nhà, mùa xuân hiển hiện ở những nhịp phách của đời sống và mùa xuân rạng ngời trên nét mặt của những em thơ ở Trung tâm BTXH tỉnh.
(HBĐT) - Một buổi tối tràn ngập trăng, sao (năm 2007), tôi được một người bạn trong giới hoạ sỹ mời đến Vũ Gia Sử Quán - một quán cà phê nằm sâu trong ngõ nhỏ thuộc phường Đồng Tiến (TPHB) với lời giới thiệu: Đây là quán cà phê của Hiếu “Mường”, tên thật là Vũ Đức Hiếu, dân tộc Kinh, một hoạ sỹ có những đam mê cháy bỏng đối với nền văn hoá Mường.
(HBĐT) - “Tôi nghĩ, xứ Mường Hoà Bình đã từng có một không gian văn hoá cồng chiêng đậm đà bản sắc. Dù không phải là người Mường nhưng tôi sẽ cảm thấy xót xa nếu đến lúc nào đó, chúng ta tự đánh mất đi cái gọi là không gian văn hoá cồng chiêng Hoà Bình” - Tâm sự của nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Bùi Chí Thanh dường như đã “chạm” vào trái tim của những người đang hướng về nguồn cội với một khát vọng lớn lao và chính đáng: “Đánh thức” cồng chiêng để thứ âm thanh linh thiêng của dân tộc có thể ngân vang giữa cuộc sống đương đại của người Mường Hoà Bình.